5 cách kiểm chứng sự thật của các tuyên bố về sức khỏe/y tế

English: 5 tips for fact-checking claims about health

“Bạn có thể đưa ra sự thật chính xác 100% nhưng có thể vẫn gần như vô nghĩa đối với độc giả”

Câu nói thứ hai của Gary Schwitzer trong cuộc nói chuyện qua điện thoại của chúng tôi nghe có vẻ như không thực là một sự chấp nhận cho việc kiểm chứng sự thật.

Thực tế, điều này chỉ ra một thách thức mà những người phải kiểm chứng sự thật phải đối mặt hàng ngày.  Những tuyên bố mà các viên chức được đắc cử hoặc các phương tiện truyền thông đưa ra có thể chính xác nhưng lại gây hiểu nhầm do việc bỏ sót hoặc thiếu bối cảnh.  Những tuyên bố này đôi khi thật khó để phát hiện theo mọt cách rõ ràng cho người đọc, nhưng cũng không kém phần quan trọng hơn là những đó là ở đâu đó số liệu bị can thiệp một cách trắng trợn.

Schwitzer là ông chủ của trang HealthNewsReview.org và là trợ giảng của  Khoa Y tế cộng đồng thuộc đại học Minnesota.

Trang HealthNewsReview.org xếp hạng các  bài báo về sức khỏe là chủ đề đứng đầu trong các ẩn phẩm truyền thông Mỹ và năm ngoái  và cũng đứng đầu trong các thông cáo báo chí.  Trang  web này được giới thiệu lần đầu tiên khoảng 1 thập kỷ trước đây và đã hoạt động trở lại với kinh phí cấp mới  sau một thời gian gián đoạn ngắn vào năm 2015. Những trang web tương tự khác cũng đang hoạt động ở Úc, Canada, Đức và nhiều nơi khác.

Các bài báo này được đánh giá dựa trên 10 tiêu chí, bao gồm câu chuyện ở mức độ nào mà chi phí và rủi ro của việc can thiệp và chất lượng của bằng chứng.

Những diễn biến liên quan đến sức khỏe chắc chắn khơi dậy những hy vọng lớn lao hoặc nỗi lo lắng không cần thiết hơn là những lĩnh vực khác. Khi cuộc sống của bạn hay của những người thân yêu của bạn đang trên bờ vực, bạn chắc chắn sẽ tìm đến một đức tin và tin tưởng một  sự khẳng định ít căn cứ về những lợi ích một loại thuốc mới hay những rủi ro của một căn bệnh ít được biết đến.

(Cụm từ “sự mạnh khoẻ”, thường được hợp nhất với  vấn đề sức khỏe trên khía cạnh truyền thông, cũng đủ để tạo ra suy nghĩ viển vông  và nghiên cứu không có hệ thống, như là tin vịt về socola năm ngoái (tuyên bố rằng socola với hàm lượng coca cao là nhân tố thúc đẩy việc giảm cân!) là một minh chứng đau đớn .

Những năm qua, HealthNewsReview.org  đã khẳng định một số chiến tích trong việc chỉnh lại các tuyên bố.

“Gary thực sự thẳng thắn”, Mary Shedden, giám đốc mới của WUSF và là  biên tập viên  trước đây của Health News Florida, đã nói với tôi như vậy trên điện thoại.  Bà ấy cho rằng trang web này là công cụ thật sự hữu hiệu cho các nhà báo, những người  còn mới trong lĩnh vực này, để nắm vững quy tắc/cách thức làm việc.

Các phóng viên trong lĩnh vực sức khỏe mà tôi đã nói chuyện tại Philadelphia Inquirer đã nói với tôi rằng vì như thế nên họ đôi khi tham khảo trang web này và có ý thức (hiểu rõ) hơn việc bổ sung thêm những chi tiết về  các loại chi phí thủ tục vào các bài viếtcủa họ.

Tuy nhiên, các nhà kiểm chứng sự thật không thể chỉ dựa vào một quyến sổ điện thoại chứa đầy những số liên lạc của các chuyên gia về sức khỏe, mà họ phải tự hình dung để phát triển chuyên môn của mình.  Tôi đã hỏi Switzer về một số dấu hiệu gian lận có thể sử dụng cho các nhà kiểm chứng sự thật, những người muốn làm rõ một tuyên bố về sức khỏe được đưa ra bởi một  nhà chính trị hay một nhân vật của công chúng.

Cũng giống  như các bài viết khác trong loạt bài về những  lời khuyên cho các nhà kiểm chứng sự thật, danh sách này không đầy đủ nhưng là một điểm khởi đầu.

1.     Thí nghiệm trên chuột và người.

Rất nhiều những câu chuyện về các loại thuốc mới đã bỏ qua điểm là các thí nghệm chỉ được tiến hành trên cơ thể chuột. Và do vậy cũng nhiều tuyên bố  lặp lại những câu chuyện đó cũng không được đưa ra. Việc phát hiện một tác động lên loài chuột không có nghĩa là tác động tương tự như thế sẽ được thấy trên loài người, và có thể sẽ  phải mất nhiều nắm trước khi những thí nghiệm đó được tiến hành. Schwitzer cho rằng nếu chỉ đơn giản là tham khảo một cách ngẫu nhiên mà bỏ qua việc thí nghiệm trên con người là một thực hành tồi: Đây là một yếu tố rất quan trọng và cần được nhấn mạnh cùng với sự chú ý đặc biệt tương tự đến các kết quả nghiên cứu.

2.     Để mắt đến xung đột về lợi ích (lợi ích nhóm)

Điều này đúng về chuyên môn ở mọi lĩnh vực. Một giải pháp cục bộ là phương pháp tiếp cận Đối thoại công khai đầy đủ chi tiết về quan hệ tài chính của các tác giả. Tuy nhiên, Schwitzer cảnh báo tằng “các xung đột lơi ích có ở mọi ngóc ngách” trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.  Một nơi hữu ích để cho các chuyên gia y tế độc lập bắt đầu chính là danh sách của HealthNewsReview.org về các chuyên gia  độc lập trong ngành, và danh sách này sẽ được cập nhập trong tương lại gần.

3.     Đừng bị cám dỗ bởi thông cáo báo chí và hãy đọc nhiều hơn phần tóm tắt

Chuyên mục của HealthNewsReview.org chỉ ra, các thông cáo báo chí có thể rất dễ gây hiểu lầm – thậm chí khi các thông tin này bắt nguồn từ các tổ chức học thuật có uy tín cao. Trong khi bạn có thể mong đợi rằng chờ thông cáo báo chí cho một nghiên cứu về những lợi ích của khoai tây tới sức khỏe được hỗ trợ bởi ngành công nghiệp khoai tây để đưa ra kết quả nghèo nàn, có thể bạn sẽ sẵn sàng tin tưởng hơn thông cáo báo chí từ đại học Oxford. Nhưng trang HealthNewsReview.org lại đánh giá thông tin từ dại học Oxford cũng nghèo nàn như thông tin từ ngành công nghiệp khoai tây. Như Schwitzer gần đây đã viết “ ở mỗi khâu trong chuỗi thực phẩm của việc đưa ra các kết quả nghiên cứu tới công chúng, những nhân tố khác nhau trong chuỗi thực phẩm đó (khiến cho) thông điệp bị đóng khung theo chiều hướng tích cực hơn là những gì bằng chứng thực sự chỉ ra.”  Nếu bạn đang kiểm chức sự thật của một tuyên bố, hãy đi càng xa trong chuỗi thực phẩm thì càng tốt : hãy bỏ qua thông cáo báo chí và đọc nhiều hơn là phần tóm tắt để có bức tranh tổng thể.

4.      Cẩn trọng về ngôn ngữ liên hệ nguyên nhân-hệ quả trong các nghiên cứu quan sát.

Điều này sẽ quen thuộc hơn đối với người kiểm chứng sự thật ở các lĩnh vực khác. Sự kết hợp của 2 hiện tượng không ám chỉ một mô hình nguyên nhân – hệ quả, Tyler Vigen kết luận một cách hóm hỉnh trên blog của mình.  Schwitzer ghi lại một vài câu chuyện về lỗi này đã được xuất bản giữa năm 2010 và 2013 về ảnh hưởng của cà phê, từ “cà phê có thể giết chết bạn” đến “cà phê chống lại ung thư da”.

5.     Biết sự khác biệt giữa giảm thiểu rủi ro tương đối và tuyệt đối.

Một giảm thiểu tương đối nguy cơ mắc 1 căn bệnh nào đó ở mức 50% nghe có vẻ khá ấn tượng. Nhưng nếu sự giảm thiểu đó có nghĩa là cứ 2 trong 100 bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị có kiểm soát là có khả năng mắc bệnh trong khi có 1 trong 100 bênh nhân đang được nghiên cứu có khả năng như thế, và giảm thiểu rủi ro tuyệt đối là 1%. Đây là một sự tiến bộ, nhưng lại kém ấn tượng hơn so với dữ liệu đầu tiên khi đứng một mình và có thể kém hợp lý hơn trong việc đối phó với những phản ứng phụ của một phương pháp điều trị. (tìm hiểu them về nguy cơ tương đối và tuyệt đối ở đây)

Bài liên quan: 6 cách phát hiện tin tức giả mạo

Tác giả Alexios Mantzarlis gia nhập Poynter để dẫn đầu  Mạng lưới kiểm chứng sự thực quốc tế – Fact-Checking Network  vào  tháng 9 năm 2015. Với tư cách này, ông viết và ủng hộ việc kiểm chứng sự thực. Ông cũng đào tạo và triệu tập kiểm chứng sự thực trên toàn cầu. Mantzarlis trước đây từng là Quản lý biên tập của Pagella Politica và FactCheckEU, tương ứng trang web kiểm chứng chính trị lớn của Ý và dự án kiểm chứng đám đông đa ngôn ngữ đầu tiên của EU. Ông đã trình bày các phân đoạn kiểm chứng sự thực trên truyền hình Ý và dẫn dắt các cuộc hội thảo về kiểm tra thực tế trên khắp thế giới. Trước khi trở thành một nhân viên kiểm chứng sự thực, ông làm việc cho Liên hiệp quốc và Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế của Ý.

1 bình luận về “5 cách kiểm chứng sự thật của các tuyên bố về sức khỏe/y tế

  1. “Việc phát hiện một tác động lên loài chuột không có nghĩa là tác động tương tự như thế sẽ được thấy trên loài người” – Câu này làm mình nhớ đến những con chuột sau khi ăn bắp ngô biến đổi gen trong phòng thí nghiệm.

    Cám ơn Hà dịch bài này. Đây là những lời khuyên tốt cho việc kiểm chứng sự thật.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s