English: 6 tips to debunk fake news stories by yourself
“Dưới đây là danh sách các cách để bạn có thể tự phát hiện những tin giả mạo mà dành cho người nghiệp dư hay các nhà báo chưa được đào tạo về kỹ năng kiểm tra xác minh hay kiểm tra sự thực.”
Việc tìm kiếm sự thật bắt đầu vào thời điểm khi ngày càng có nhiều vụ nổi lên từ việc các kênh truyền thông lâu năm bị đánh lừa về vụ tấn công tại Paris.
Ví dụ kỳ quái nhất có lẽ là bức ảnh với nụ cười lớn của Veerender Jubbal, một người đàn ông theo đạo Sikh sống ở Canada, gắn trong bộ trang phục trong một bức ảnh của một kẻ cầm đầu các cuộc tấn công. Ảnh chụp trên trang nhất của La Razón ở Tây Ban Nha, được thực hiện tại Ý bởi hãng tin ANSA và Sky TG24. Vào thời điểm viết bài này, chín ngày sau đó, bức ảnh giả mạo vẫn còn ở trên tài khoản Twitter của Sky TG24, mà có gần 2 triệu người theo dõi và 2 triệu người chuyển đi
Trong bài Bản thảo đầu tiên cho tin tức, Claire Wardle, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Báo chí điện tử, đã đặt ra thách thức rõ ràng: “Nếu các tổ chức đưa tin không bắt đầu chống lại thông tin giả mạo như hiện nay thì chúng ta có nguy cơ mất khán giả vì những lời dối trá.” Wardle kết luận bài viết đầy suy ngẫm của mình với một lời kêu gọi hành động khẩn cấp: “Yêu cầu tất cả mọi người chạy một chương trình tìm hình ảnh trước khi họ chia sẻ nó ở trên phương tiện truyền thông xã hội là không hiệu quả. Đã đến lúc chúng ta nhìn lại các giải pháp khả thi. ”
Tôi lạc quan hơn một chút về tình hình này, ngay cả khi thách thức chắc chắn là rất lớn. Với mức độ đưa tin của các cuộc tấn công ở Paris, chúng ta đã thấy một số lượng lớn tin giả mạo nhưng cũng có sự tăng lớn trong việc tích cực phá tin giả mạo, với những người kiểm tra thực tế ở Pháp trên hàng tiền tuyến. Tiếo theo các tờ báo Le Monde’s Décodeurs, Libération’s Désintox, Buzzfeed France’s Vérifié, France 24’s Observateurs or Hoaxbuster.com, bạn có thể tự tìm cách thoát ra khỏi đống tin tức rác lộn xộn.
Dưới đây là danh sách các cách để bạn có thể tự phát hiện những tin giả mạo mà dành cho những người nghiệp dư hay các nhà báo chưa được đào tạo về kỹ năng kiểm tra xác minh hay kiểm tra sự thực.
1. Đầu tiên, đừng làm gì gây hại
Trước khi bạn bắt đầu kiểm tra tin tức, hãy đảm bảo bạn không chuyển đi tin đồn giả mạo. Để tránh trở thành một trong hàng ngàn người tin vào một tin giả bằng cách chuyển tin đó đi. Décodeurs xuất bản một hướng dẫn cơ bản sau cuộc tấn công Paris với những gợi ý về cách tiêu thụ tin tức trên các phương tiện truyền thông xã hội một cách có trách nhiệm hơn.
2. Sử dụng chức năng tìm kiếm
Nếu bạn muốn chắc chắn liệu tin này là đúng hay sai, bạn nên bắt đầu bằng một tìm kiếm trên Google mà chỉ mang lại kết quả từ các trang web phát hiện tin giả và các nguồn khác mà bạn tin tưởng. Lọc bớt rác lộn xộn bằng một tìm kiếm đơn giản sẽ giúp bạn biết được sự thật nhanh hơn. Để thực hiện việc này, cấu trúc tìm kiếm trên Google của bạn nên theo cách sau:
Từ/cụm từ cần tìm kiếm
Trang web: debunking1.org
hoặc
trang web: debunking2.com
3. Biết cách kiểm tra cơ bản cho hình ảnh giả mạo
Thực sự là. Nếu bạn sử dụng Chrome, bạn chỉ cần nhấp chuột phải để xem liệu hình ảnh đã được lưu hành trong quá khứ hay không. Ngay cả trên các trình duyệt khác, chỉ cần kéo và thả ảnh vào chức năng tìm kiếm hình ảnh của Google. Nếu hình ảnh đã được khoảng hơn một năm, sau đó bạn có thể chắc chắn nó không phải được chụp vào “tối nay ở Paris”. Bạn cũng có thể sử dụng Tineye.
4. Đừng tự phỉnh nịnh mình với suy nghĩ bạn là một người học nhanh
Hiện tượng đó gọi nó là “sindrome dell’apprendimento facile” (hội chứng dễ học). Đây có thể là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với những người sử dụng gây tranh cãi ở các mạng xã hội. Tôi đã tự làm điều này nhiều lần: một khi bạn đã nhìn qua một số nguồn tin cậy và có những điểm đảm bảo cơ bản, bạn đánh lừa chịnh mình với suy nghĩ bạn đã nắm bắt với chủ đề. Bạn rất có thể là không. Một bước tiếp theo, có một “công cụ tìm kiếm con người”, là hỏi những người mà bạn có thể tham khảo để kiểm tra lại các phát hiện của bạn. Các chuyên gia thường rất quan tâm đến các hồ sơ một cách trực tiếp; Bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng phản hồi của họ đối với một tweet nhằm mục đích phát hiện thông tin sai lệch trên mạng trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
5. Tìm ai đó ở tại nơi xảy ra vụ việc
Một ai đó ở vị trí bạn quan tâm sẽ không thực hiện việc phát hiện tin giả cho bạn, nhưng họ có thể giúp bạn với với những bối cảnh quyết định. Bạn không cần phải làm ở một phòng tin tức với một phóng viên tại chỗ để có thể làm điều này. Twitter không chỉ lây lan tin giả mạo; Nó cũng là nơi để tạo ra một mạng lưới những người mà bạn đáng tin cậy có thể đánh giá. Bạn có một người bạn ở Paris? Một nhà báo có nền tảng mà bạn biết rõ? Nếu câu trả lời là không cho cả hai câu hỏi trên, bạn vẫn có thể sử dụng lựa chọn vị trí địa lý của Twitter để tìm ra các nhân chứng, ngay cả khi điều này có thể rõ ràng là ít tin cậy. Thông qua các kênh này, bạn có thể xác nhận các chi tiết đơn giản nhưng rất quan trọng như thời tiết hay Tháp Eiffel tắt đèn mỗi đêm sau 1 giờ sáng. Điều này giúp khẳng định bất kỳ bằng chứng nào mà bạn đã tìm thấy.
6. Đừng mong đợi là bạn tiếp cận được tất cả mọi người
Đối lập với PicPedant, người đã nói rằng việc phát hiện tin tức giả mạo trên mạng xã hội là “một nỗ lực vô vọng giống như đập đầu vào tường gạch”. Chúng ta có nhiều hi vọng hơn. Việc phổ biến thông tin giả mạo là một công việc làm ăn thực sự đối với một số người, và rằng người phát hiện thông tin giả đang chống lại một cuộc chiến không cân sức. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân thất bại. “Trên mạng internet, điều quan trọng là thông tin chính xác có thể ở một nơi nào đó ngoài kia. Điều quan trọng là ai muốn tìm ra sự thật thì có thể tìm thấy nó “.
Điều này đưa chúng ta trở lại điểm mấu chốt. Thật vậy, các cơ quan truyền thông cần phải làm nhiều hơn nữa để phát hiện tin tức giả mạo – nhưng ở mức độ khác người sử dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông cũng phải có trách nhiệm như vậy.
Bài liên quan: 5 cách kiểm chứng sự thật về các tuyên bố liên quan đến sức khỏe
Tác giả Alexios Mantzarlis gia nhập Poynter để dẫn đầu Mạng lưới kiểm chứng sự thực quốc tế – Fact-Checking Network vào tháng 9 năm 2015. Với tư cách này, ông viết và ủng hộ việc kiểm chứng sự thực. Ông cũng đào tạo và triệu tập kiểm chứng sự thực trên toàn cầu. Mantzarlis trước đây từng là Quản lý biên tập của Pagella Politica và FactCheckEU, tương ứng trang web kiểm chứng chính trị lớn của Ý và dự án kiểm chứng đám đông đa ngôn ngữ đầu tiên của EU. Ông đã trình bày các phân đoạn kiểm chứng sự thực trên truyền hình Ý và dẫn dắt các cuộc hội thảo về kiểm tra thực tế trên khắp thế giới. Trước khi trở thành một nhân viên kiểm chứng sự thực, ông làm việc cho Liên hiệp quốc và Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế của Ý.