English: Food foolish: Waste, hunger and climate change
Một phần ba hoặc hơn 1/3 lượng thực phẩm chúng ta sản xuất mỗi năm không bao giờ được tiêu thụ.
Hơn 1 tỷ tấn thực phẩm bị mất mát hoặc lãng phí, chưa bao giờ được đưa từ trang trại tới bàn ăn của chúng ta.
Thông thường ở các nước đang phát triển lượng thực phẩm trên bị phân rã trên các cánh đồng trước khi thu hoạch hoặc bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Một số thì bị mất mát ở các thị trường bán lẻ trước khi người tiêu dùng có thể mua. Trong khi đó, ở các nước phát triển, con người thường mua quá nhiều và sau đó vứt đi. Họ từ chối loại thực phẩm hoản hảo về dinh dưỡng mà không nhìn hoàn hảo về thẩm mỹ.
Chúng ta thường xuyên được phục vụ những bữa ăn quá khổ, phần lớn trong số đó lại bị bỏ đi. Mặc dù có nhiều lý do khác nhau, chúng ta lãng phí thực phẩm ở khắp mọi nơi, thường theo những cách mà không lường trước được nhưng có vẻ lại dại dột cho nhu cầu cơ bản của chúng ta đối với tài nguyên quý giá này.
Trong thực tế, chúng ta sản xuất đủ thực phẩm để nuôi sống 10 tỷ người – cho mọi người của ngày hôm nay và cả những người dự kiến đến năm 2050. Nhưng con người thì vẫn đói. Thật khó có thể tưởng tượng được là sự lãng phí quá nhiều của một cái gì đó rất có giá trị trong thế giới hiện đại của chúng ta, một thế giới liên kết . Trên 800 triệu người – bằng với dân số của nước Mỹ và Cộng đồng Châu Âu cộng lại – hiện vẫn đang đói thường kỳ kinh niên. Hai tỷ người, trong đó rất nhiều là trẻ em dưới 5 tuổi, bị suy dinh dưỡng.
Lãng phí thức ăn gây ra nỗi khốn khổ rất lớn và cướp đi tiềm lực đầy đủ của hàng tỷ người. Nhưng các vấn đề còn vượt xa cả đói.
Trong năm 2007 và 2008, sự leo thang bất ngờ của giá thực phẩm trên toàn cầu đã đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói và đã gây ra sự hoảng loạn tại các thị trường trên toàn thế giới. Các cuộc bạo động đã làm rung chuyển các thành phố ở 20 quốc gia.
Dân cư đô thị trên toàn cầu – tăng trưởng ở mức 180,000 người mỗi ngày – đã nhận thấy họ đã trở nên xa cách nguồn thực phẩm của họ như thế nào. Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đặt câu hỏi về vấn đề an ninh lương thực của quốc gia mình.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thành phố cũng có nghĩa là một sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Điều này dẫn đến nhu cầu cải thiện chế độ ăn, chuyển từ các loại ngũ cốc đơn giản sang các loại thịt, rau củ và trái cây bổ dưỡng hơn. Những loại thực phẩm mà có nhu cầu ngày càng tăng cũng chính là những thực phẩm giúp giảm suy dinh dưỡng.
Đây cũng là những loại thực phẩm dễ bị hỏng và lãng phí và đòi hỏi sự quan tâm ở mức cao nhất vì chúng di chuyển thông qua chuỗi cung ứng thực phẩm.
Lãng phí thực phẩm cũng gây ra tác động nghiêm trọng tới môi trường. Lượng nước được sử dụng chỉ để làm tăng lượng thực phẩm mà chúng ta bỏ đi lớn hơn cả lượng nước được sử dụng bởi bất kỳ một quốc gia nào.
Phát thải khí nhà kính cũng không kém phần quan trọng. Chỉ riêng việc phát thải khí CO2 khi lãng phí thức ăn cũng đã là 3.3 tỷ tấn. Đó cũng là tất cả năng lượng được dùng để sản xuất lượng thực phẩm mà chúng ta không bao giờ ăn, bao gồm cả nhiên liệu cho những chiếc máy kéo được sử dụng cho việc trồng trọt và thu hoạch, năng lượng dùng cho các thiết bị chế biến và đóng gói và nhiều hơn nữa.
Tổng cộng, lượng phát thải đó nhiều hơn 2 lần so với lượng phát thải từ tất cả các loại ô tô và xe tải ở Hoa Kỳ. Nhìn theo một cách khác, nếu coi bản thân lãng phí thực phẩm là một quốc gia thì đó sẽ là nước phát thải khí nhà kính lớn thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tuy vậy mối liên hệ giữa lãng phí thực phẩm và biến đổi khí hậu lại không được nhắc đến trong các cuộc thảo luận chính sách và diễn thuyết công cộng.
Bảo tồn thực phẩm cũng quan trọng như bảo tồn năng lượng. Các chính sách công đã khuyến khích hiệu quả sử dụng năng lượng lâu dài và thành công để lan truyền năng lượng nhiều hơn thông qua nền kinh tế của chúng ta mà không cần phải xây dựng những cơ sở sản xuất năng lượng tốn kém cũng là nguyên nhân gây khí phát thải ra môi trường nhiều hơn.
Sự khắt khe tương tự như vậy bây giờ cũng phải được áp dụng để ngăn chặn lãng phí thực phẩm.
Mức độ lãng phí thực phẩm thực sự gây sốc. Hãy tưởng tượng việc mua 3 túi đồ từ các cửa hàng tạp hóa. Trong khi lái xe về nhà, quẳng đi một nửa của một túi thức ăn trên đường. Việc đó giống như sự mất mát xảy ra trong quá trình thu hoạch, chế biến và phân phối.
Khi về đến nhà và ngay lập tức ném một nửa khác của túi đó vào thùng rác. Đó chính là sự lãng phí mà những nhà bán lẻ và người tiêu dùng phải trải qua. Mua 3, được 2: Chào mừng tới hệ thống thực phẩm của chúng ta.
Một vài ước tính chỉ ra rằng chúng ta sẽ cần phải tăng sản xuất thực phẩm khoảng 70% để đáp ứng nhu cầu của dân số đang tăng lên. Nhưng chúng ta đã sản xuất đủ thực phẩm để nuôi sống mọi người, bao gồm cho cả những người được kỳ vọng sẽ tham gia hành tinh của chúng ta vào khoảng giữa thế kỷ 21.
Tất cả những gì chúng ta cần làm là mang túi thực phẩm thứ 3 về nhà an toàn và bày lên đĩa thức ăn của chúng ta. Khi chúng ta lãng phí ít hơn, chúng ta ăn được nhiều hơn. Thậm chí tiết kiệm được một phần của những gì bị lãng phí có thể có một tác động đáng kể tới việc giảm đói, suy dinh dưỡng, nghèo, bất ổn chính trị, thiếu unước và khí thải carbon.
Có một cách tốt hơn. Nếu chúng ta không làm gì cả, những mục tiêu và nhiệm vụ dễ đạt được vẫn tiếp tục thối rữa theo nghĩa đen như những trái chín dễ hái ở trên cây trước mắt chúng ta mà thôi.
Cám ơn Hà đã dịch bài này.
Liên hợp quốc có clip về lãng phí thức ăn, mình gửi ở đây:
VTC14_Choáng với video về chống lãng phí lương thực của UN
VN hiện có một số tổ chức từ thiện hoạt động theo hướng sử dụng thức ăn một cách thông minh và hiệu quả hơn. Đó là chuyển thực phẩm đã qua chế biến nhưng chưa sử dụng tại các nhà hàng đến những người nghèo (xem bài báo ví dụ ở bên dưới).
Mong mọi người đều được no đủ.
***
Dự án chống lãng phí thức ăn ở Việt Nam
DT – Tình trạng thức ăn bị lãng phí, bị bỏ thừa tại các bữa ăn, bữa tiệc là hình ảnh dễ bắt gặp tại ngay các gia đình, háng quán… ở Việt Nam.
Ngày 10/7, dự án “Ngừng lãng phí thức ăn” (Tên tiếng Anh: Stop Wasting Food) được phát động tại TPHCM với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về tính nghiêm trọng của việc lãng phí thức ăn.
Dự án do Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển cùng Phong trào toàn cầu về Biến đổi khí hậu 350.org Việt Nam thực hiện. Đây là một chương trình dài hạn kéo dài khoảng 3 năm với nhiều giai đoạn, kêu gọi cộng đồng giảm lãng phí thực phẩm và các nguồn tài nguyên.
Sự lãng phí thực phẩm có thể dễ dàng nhìn thấy khắp các bàn ăn ở Việt Nam
Nhiều hoạt động thuộc dự án như truyền thông cộng đồng trên mạng xã hội, vận động các nhà hàng khách sạn cùng tham gia khuyến khích thực khách cùng thay đổi hành vi, kêu gọi các nghệ sĩ nổi tiếng trở thành các đại sứ thiện chí, áp dụng các mô hình hạn chế lãng phí thức ăn hiệu quả, cung cấp các bữa ăn cho trẻ em đói nghèo và từ đó hỗ trợ cho nhà nước có những chính sách thiết thực hạn chế vấn nạn lãng phí này
Dự án được động bằng chiến dịch trên mạng xã hội mang tên “Ăn hết rồi” – chiến dịch về chủ đề lãng phí thức ăn quy mô đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam với hai đại sức là ca sĩ Hà Okio và Thảo Trang.
Ngoài ra, dự kiến chương trình sẽ kết hợp với 30 nhà hàng trên địa bàn TPHCM để xây dựng quỹ “2000 bữa ăn cho trẻ em nghèo” tại các mái ấm, các tổ chức từ thiện hoặc bệnh viên tại địa bàn thành phố. Đồng thời tạo ra một trào lưu thay đổi hành vi lãng phí thức ăn, chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa bởi cộng đồng mạng xã hội.
Ca sĩ Hà Okio và Thảo Trang trong bộ ảnh chiến dịch kêu gọi ngừng lãng phí thức ăn
Theo báo cáo “Global Food: Waste not, want not” của Viện nghiên cứu Cơ khí Luân Đôn, lãng phí thực phẩm là vấn nạn mà cả thế giới đang quan tâm. Bởi vì thức ăn thừa không chỉ là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính, gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu mà còn là sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gián tiếp ảnh hưởng đển da dạng sinh học.
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ở bất cứ nhà hàng, quán ăn, một buổi tiệc lớn hay một bữa ăn nhỏ ngay tại gia đình, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng thức ăn thừa bị bỏ đi. Trong khi thực trạng là nguồn lương thực thực phẩm vẫn đang mất mát bắt nguồn từ tình trạng yếu kém của hạ tầng, kỹ thuật trong sản xuất và đóng gói.
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) công bố báo cáo “Tổn thất và lãng phí thực phẩm toàn cầu”, trong đó cho biết hằng năm khoảng 30% lượng thực phẩm toàn cầu, tương đương 1,3 tỉ tấn, đã bị ném vào thùng rác. Số thực phẩm bị lãng phí này đủ để nuôi sống ước khoảng 830 triệu người nghèo trên toàn thế giới.
Hoài Nam
***
Các gương mặt 9X của quỹ thức ăn dành cho người nghèo
BDV – Đó là dự án của các bạn trẻ Hà thành, nhằm kêu gọi mọi người không lãng phí thức ăn và giúp người nghèo có thêm những bữa ăn ngon.
Qua một số lần đi khảo sát thực tế, các bạn sinh viên tình nguyện đã được chứng kiến những mảnh đời bất hạnh. Những con người không đủ tiền để mua đồ ăn duy trì sự sống cho chính bản thân mình. Đó là những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, cụ già neo đơn, bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện… Vì không có tiền, nên nhiều người trong số đó phải nhịn đói rất nhiều ngày.
Những 9X với dự án về quỹ thức ăn dành cho người nghèo
Dự án thức ăn cho người nghèo
Thấu hiểu được sự khốn khó của những con người đó, nhóm sinh viên trẻ đã lập nên dự án “Hà Nội đủ”. Bạn Thùy Dung – Trưởng dự án chia sẻ: “Ở đâu đó quanh ta vẫn có một số người chết vì đói. Trong khi đó, một số khách sạn, nhà hàng sang trọng ở Hà Nội hàng ngày lại thải ra một lượng thức ăn dư thừa, không ai dùng. Nguồn thức ăn thừa đó không chỉ làm nhà hàng tốn thêm lượng nhân công để xử lý nó và hơn nữa chúng ta đang lãng phí một nguồn thức ăn vô cùng to lớn”.
Đặc biệt trong thời điểm này, không chỉ riêng những người nghèo ở Hà Nội, mà còn là hàng nghìn người ở thế giới đang sống trong cảnh thiếu thức ăn, chính điều đó càng thôi thúc các thành viên phải thực hiện ngay dự án mới lạ này.
Để hạn chế tình trạng dư thừa, nhóm đã liên hệ với các nhà hàng, khách sạn, làm cầu nối giữa người cần và người thừa, hạn chế sự lãng phí thức ăn. Rất may mắn chủ các nhà hàng, khách sạn này hưởng ứng và đánh giá dự án khá tốt, nên yêu cầu nhân viên của mình phải phân loại đồ ăn có thể sử dụng lại, gom cho các thành viên trong “Hà Nội đủ”.
Và đó chính là những suất cơm, hộp bánh, gói mỳ… hàng tuần được các thành viên của nhóm mang tới cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Chuẩn bị những phần ăn
Và đóng hộp…
Trao tặng lại cho người nghèo
Kể về một kỷ niệm vui trong quá trình thực hiện dự án, Thùy Dung chia sẻ: “Giai đoạn mới thành lập nhóm, buổi họp nhóm là những cuộc tranh cãi nảy lửa kèm theo những bế tắc trong việc tìm ra cách thực hiện dự án. Sau thời gian căng thẳng đó, các thành viên đã trở lại tâm thế tốt hơn. Cả nhóm đã cùng thảo luận và định hướng cho dự án đi theo mô hình quỹ thức ăn cho đến bây giờ”.
Dự án của nhóm hiện đang được thực hiện tại quận Đống Đa, quận Thanh Xuân, quận Long Biên cùng một số vùng lân cận khác.
Tuy nhiên, điều khó khăn nhất với nhóm không phải là việc tặng thức ăn miễn phí cho những người nghèo, mà đó là việc giúp họ biết cách vươn lên trong cuộc sống. Chính suy nghĩ đó đã khiến các bạn trẻ là “cầu nối việc làm”, giới thiệu những người khó khăn tới làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, giúp người nghèo có thêm thu nhập.
Với những thành viên của “Hà Nội đủ”, bấy nhiêu thành tích dường như không đủ, nhóm còn muốn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Và hơn nữa, muốn kêu gọi người dân thành phố nâng cao nhận thức, tích cực giúp đỡ người có hoàn cảnh kém may mắn.
Nguyễn Hoa
ThíchThích
Hi Hà và cả nhà,
Mình gửi Hà và cả nhà một tin tốt về sử dụng thực phẩm.
***
Công chúa khởi xướng siêu thị ‘hàng dạt’
TƯỜNG NGUYỄN (Theo ConsoGlobe và Le Vif) – Chủ Nhật, ngày 28/2/2016 – 05:11
(PL) – Mỗi năm trên thế giới, chúng ta đã vứt bỏ đi 1/3 tổng lượng thực phẩm sản xuất được, tức khoảng 1,3 tỉ tấn lương thực bị hoang phí. Đã có hai quốc gia tìm ra giải pháp.
Tháng 3 tới đây, một siêu thị tại TP La Pocatière thuộc tỉnh Québec của Canada sẽ khai trương các quầy hàng “rau xanh tự hái” nhằm mục đích bảo đảm tối đa chất lượng sản phẩm, hạn chế rác thải do bao bì và hao hụt trong quá trình đóng gói, vận chuyển. Theo đó, các mặt hàng rau tươi sẽ được bày bán trực tiếp trên khay trồng và khách mua cứ việc tự tay hái như trong vườn rau vậy, rồi mang đến quầy tính tiền. Đây là ý tưởng kinh doanh mới mang tên “Grow to go”. Hái rau trong siêu thị há chăng cũng là một thú vui giải trí dành cho khách mua hàng.
Công chúa Marie của Đan Mạch đến dự khai trương siêu thị “hàng dạt”.
Độc đáo hơn, tại Đan Mạch, công chúa Marie của nước này đã khởi xướng mô hình siêu thị “hàng dạt” mang tên “We Food” vừa mới khai trương ngày 22-2 tại Copenhagen. Nơi đây chỉ bày bán những thực phẩm “đáng lẽ ra sẽ bị vứt vào sọt rác” như các loại hoa quả, rau tươi, thịt đông lạnh, thực phẩm khô… vừa bị loại thải do bao bì hỏng rách trong quá trình vận chuyển nhưng chất lượng vẫn còn nguyên. Với giá bán hạ 30%-50%, siêu thị này chủ yếu phục vụ các đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình thấp.
TƯỜNG NGUYỄN (Theo ConsoGlobe và Le Vif)
ThíchĐã thích bởi 1 người