ENGLISH: Free Trade for Green Trade – To Support Clean Power, Open Up Trade In Green Technology
Foreignaffair – Chuẩn bị cho các cuộc đàm phán tại Paris vào cuối năm nay, chính phủ các nước đang chuẩn bị chiến lược của mình để thương lượng các mục tiêu quốc gia về giảm thiểu phát thải. Nhưng ở đâu đó, một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra khi các doanh nghiệp và chính phủ đang cạnh tranh để cố gắng giành được những lợi ích từ sự trỗi dậy của nền kinh tế xanh. Điều này dẫn đến kết quả là một làn sóng tranh chấp thương mại trong các ngành công nghiệp năng lượng sạch. Kể từ năm 2010, có ít nhất 11 vụ việc như vậy đã được khởi xướng. Cụ thể, những vụ việc thương mại trong ngành solar photovoltaics [quang điện trực tiếp – tế bào quang điện trực tiếp chuyển ánh sáng thành điện] đã nổi lên như một vài vụ việc có tính chính trị dữ dội nhất trong lịch sử gần đây.
Các tranh chấp thương mại về trợ cấp và bán phá giá có khả năng sẽ cản trở sự phát triển của các công nghệ năng lượng với hàm lượng các bon thấp, bằng cách tăng giá của những công nghệ này so với giá của nhiên liệu hóa thạch. Và những tranh chấp này thật sự là không cần thiết; hầu hết phát sinh từ giả định rằng cuộc đua trong ngành năng lượng sạch là một trò chơi có tổng bằng 0 giữa các nền kinh tế quốc gia và khu vực đang cạnh tranh với nhau. Nhưng đó không phải cách mà các ngành công nghiệp xanh vận hành, và chính sách của chính phủ cần phải theo kịp thực tế rằng các doanh nghiệp trong nước (và những nỗ lực để bảo vệ môi trường) sẽ được hưởng lợi từ tự do thương mại trong ngành công nghiệp năng lượng sạch.
THẾ GIỚI XANH
Khi các công nghệ năng lượng sạch, chẳng hạn như quang điện trực tiếp và điện gió, xuất hiện trên thị trường đại chúng một thập kỷ trước đây, các nhà sản xuất hầu hết sản xuất tại địa phương cho những người tiêu dùng ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Thương mại toàn cầu, đặc biệt đối với những mặt hàng không phải là sản phẩm cuối cùng, bị hạn chế. Trong thế giới của nền sản xuất quốc gia hay nội địa hóa như vậy, bảo hộ thương mai có thể thực sự phục vụ như một công cụ hữu hiệu cho việc đảm bạo chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên, ngày nay, các công ty thường chuyên về một vài phân khúc cụ thể trong chuỗi sản xuất, và các chuỗi này có thể vươn ra toàn cầu. Các hãng bán dụng cụ và các sản phẩm khác cho các công ty ở Trung Quốc và ở những nơi khác, và các quốc gia khác lại mua các sản phẩm cuối cùng từ Trung Quốc để bán tại thị trường trong nước và ở những nơi khác. Trường hợp của điện năng lượng mặt trời, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo lớn nhất toàn cầu, là một ví dụ điển hình. Dữ liệu cho thấy các công ty ở Mỹ và Châu Âu thường bán dụng cụ, thiết bị và polysilicon (silic đa tinh thể) cho các nhà sản xuất mô đun ở Trung Quốc, là những người phù hợp nhất để sản xuất các mô đun với giá rẻ. Hệ thống này làm giảm chi phí cho những công ty phát triển dự án và nhữngcông ty cài đặt trên toàn cầu.
Các ngành công nghiệp xanh rất có thể là những ứng cử viên cho các chương trình bảo hộ bởi vì những ngành này luôn đứng trước mắt công chúng
Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng phần lớn những công ty công nghiệp năng lượng mặt trời ở Mỹ và Châu Âu thích mở cửa thương mại với Trung Quốc, cũng như các công ty ở Nhật Bản đã tích hợp nhiều cơ sở hoạt động ở Trung Quốc đại lục. Nhưng các tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và Liên Minh Châu Âu lại tiếp tục vang vọng và mở rộng sang các thị trường khác.
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Ngành năng lượng sạch toàn cầu có thể có nhiều tranh chấp vì nhiều lý do. Nghiên cứu của chúng tôi về sự xuất hiện của những tranh chấp thương mại trong ngành quang điện trực tiếp cho thấy một khả năng rằng Các ngành công nghiệp xanh rất có thể là những ứng cử viên cho các chương trình bảo hộ bởi vì những ngành này luôn đứng trước mắt công chúng. Người tiêu dùng đã quen thuộc với các sản phẩm này, và những ngành công nghiệp này đang ở trung tâm của cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu.
Ngành quang điện trực tiếp là một minh chứng tốt của động lực này. Cả Liên minh Châu Âu và Mỹ đều tuyên bố quan điểm chống lại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, còn Nhật Bản thì đứng ngoài cuộc. Cuối cùng, Liên minh Châu Âu đã giải quyết trang chấp với Trung Quốc về trợ cấp và bán phá giá bằng cách thỏa thuận một mức giá tối thiểu và những hạn chế về nhập khẩu. Mỹ vẫn duy trì và thậm chí đơn phương tăng thuế nhập khẩu.
Ở cả thị trường Châu Âu và Mỹ, nhiều hãng được hưởng lợi từ thương mại với Trung Quốc lại chống, ví dụ, Liên minh Năng lượng Mặt trời Với Giá cả Phải chăng – một liên minh của hầu hết những công ty phát triển dự án và lắp ráp – đã phản đối các loại thuế quan. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, điều này không ngăn cản được các nhà hoạch định chính sách thực hiện các cuộc điều tra về các hành vi cạnh tranh của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Trong trường hợp của Liên minh Châu Âu, hành động này có thể là kết quả của việc Ủy Ban Châu Âu nhìn thấy cơ hội đạt được lợi thế trong việc thương thảo giá cả ở các cuộc đàm phán thương mại lớn hơn với Trung Quốc. Năng lượng mặt trời có tất cả các tính năng của một trường hợp nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, điều này có ý nghĩa rằng bức tranh chính trị lớn đã chiến thắng những tính toán chi li của ngành công nghiệp.
Cuộc chiến thương mại giữa các công ty năng lượng mặt trời của Mỹ và Trung Quốc, một cuộc chiến liên quan đến hai cuộc điều tra riêng biệt từ năm 2011 và hiện vẫn đang tiếp tục, rất giống các vụ việc thương mại cổ điển khác ở nhiều khía cạnh. Nó khiến cho những nhà sản xuất nội địa phải tranh đấu với những nhà phát triển ở hạ lưu là những người chuộng các yếu tố đầu vào rẻ hơn, và những người khác được lợi ích từ việc thương mại đang mở rộng liên tục. Không giống như Liên minh Châu Âu, Mỹ không bị yêu cầu pháp lý phải xem xét lợi ích của những người sử dụng hàng nhập khẩu, điều này làm giảm động lực để đạt thỏa thuận.
Trong năm 2014, tranh chấp trong ngành năng lượng mặt trời đã leo thang khi mà chính phủ Mỹ nới rộng thuế quan đối với nhập khẩu các mô đun năng lượng mặt trời từ Trung Quốc mà có các thành phần được sản xuất tại Đài Loan và các quốc gia khác. Vụ việc về năng lượng mặt trời giữa Mỹ và Trung Quốc thật sự đã trở thành một vấn đề chính trị cũng như kinh tế, điều này là tin xấu cho ngành công nghiệp xanh và khí hậu.
NHỮNG THỬ NGHIỆM THƯƠNG MẠI
Tất cả các bên liên quan trong cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc nên làm việc chăm chỉ để đạt được một thỏa thuận, như trường hợp của Liên minh Châu Âu. Sự sống còn của các bộ phận lớn trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ – và sự sụt giảm liên tục của chi phí của một công nghệ sạch để cho phép công nghệ đó bắt đầu cạnh tranh với các nhiên liệu hóa thạch – phụ thuộc vào giảm dần những tranh cãi thương mại.
Trong dài hạn, để giúp sự toàn cầu hóa có hiệu lực cho ngành năng lượng sạch, và nhờ đó, hiệu lực cho môi trường, các chính phủ sẽ phải đứng sau các tổ chức có thể bảo vệ lợi ích của sự phụ thuộc lẫn nhau, vừa mới vừa phức tạp, trong sản xuất. Có một số phương pháp khả thi. Vào mùa hè năm ngoái, 14 thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới – bao gồm cả Mỹ, Liên minh Châu Âu, và Trung Quốc – đã tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại về hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Geneva. Đây là một bước tiến theo đúng định hướng. Cho đến nay, các cuộc đàm phán đang tập trung vào thuế quan, nhưng các cuộc đàm phán này cũng cần thiết phải bao gồm các hàng rào phi thuế quan, chẳng hạn như hạn ngạch nhập khẩu hoặc các quy tắc về tỷ lệ nội đia hóa, cũng là rào cản lớn hơn nhiều đối với ngành công nghiệp năng lượng sạch. Ngoài ra, các chính phủ cũng cần xem xét làm thế nào để lấy lại cân bằng của pháp luật trong nước, như các chuyên gia tại trường đại học Harvard và đại học Duke, và các chuyên gia khác, đã đề xuất, để đưa đến nhận thức cao hơn về các nhóm lợi ích môi trường trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
Làm cho toàn cầu hóa có hiệu lực cho ngành năng lượng sạch là mặt kia của việc cắt giảm phát thải quốc tế. Sẽ không có (hội nghị) Paris nếu không có (hội nghị) Geneva. Cuối cùng, chúng ta sẽ chỉ đạt được các mục tiêu quốc tế về khí hậu với công nghệ sạch rẻ và dồi dào.