TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ

Tóm tắt báo cáo: TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận thương mại tự do cấp khu vực (FTA) được đề xuất và đàm phán giữa các quốc gia gồm Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các nhà đàm phán của Mỹ và các nước khác mô tả và hình dung TPP như một FTA “tiêu chuẩn cao và toàn diện” hướng đến mục tiêu tự do hóa thương mại ở hầu hết các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và chứa đựng cả các cam kết dựa trên nguyên tắc vượt ra ngoài phạm vi đã được xác định bởi Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Phác thảo chung về hiệp định được công bố bên lề hội nghị bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 11 năm 2011 tại Honolulu, HI. Nếu được thông qua theo dự kiến ban đầu, thì TPP có thể loại bỏ những rào cản mậu dịch và phi mậu dịch đối với thương mại và đầu tư giữa các bên tham gia và có thể là một khuôn mẫu cho các hiệp ước thương mại trong tương lai giữa các thành viên của APEC và các quốc gia tiềm năng khác. Quốc hội Mỹ quan tâm sâu sắc đến các vòng đàm phán này, thể hiện bằng việc gây tác động tới vị thế đàm phán của Mỹ thông qua cơ quan chính phủ[1], cũng như cân nhắc việc xây dựng các quy định pháp luật để thực thi bất kỳ thỏa thuận nào đạt được. Tiếp tục đọc “TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ”

Ethiopia đã trải qua cuộc khủng hoảng nghèo đói đến “Cách mạng xanh” như thế nào

Tác giả: Chris Reij, đăng ngày 28/7/2015

WRI – Khi tổng thống Brack Obama đến Ethiopia vào tuần này để tham gia các cuộc họp về an ninh, nhân quyền, và thăm trụ sở chính của Ủy ban Châu Phi ở Addis Ababa, hầu hết mọi người đều nhớ lại hình ảnh của đất nước này từ những năm 1980 – một mảnh đất bị tàn phá bởi hạn hán và nghèo đói. Ngày 13/07/2015 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 30 của buổi hòa nhạc “Viện trợ sống” cho Ethiopia được tổ chức bởi Bob Geldof với mục đích tạo quỹ nhằm giảm nhẹ nạn đói.

Hầu hết mọi người có lẽ không biết rằng Ethiopia đã có những bước tiến tột bậc trong suốt 20 năm qua trong việc khôi phục lại các vùng đất thoái hoá và cải thiện an ninh lương thực và nước. Theo các nhà nghiên cứu của Bỉ và Ethiopia, “bắc Ethiopia hiện giờ đã xanh tươi hơn so với nó đã từng trong suốt 145 năm qua,” và “sự đầu tư của con người đã loại bỏ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.” Tiếp tục đọc “Ethiopia đã trải qua cuộc khủng hoảng nghèo đói đến “Cách mạng xanh” như thế nào”

Chấm dứt buôn bán người: Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người Việt Nam – UNIAP

UNIAP Vietnam

Ai đang bị buôn bán ở Việt Nam?

Nạn buôn người ở Việt Nam tác động đến tất cả phụ nữ, nam giới và trẻ em . Những người bị buôn bán phải trải qua rẩt nhiều khó khăn từ những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần, cho đến các vấn đề về kinh tế và tái hòa nhập xã hội.

Có rất nhiều các nhân tố dễ bị tổn thương do nạn buôn bán người gây ra và thông thường không có nhân tố duy nhất nào gây ra sự tổn thương của một con người. Phụ nữ và trẻ em gái được cho là dễ bị tổn thương bởi nạn buôn bán người hơn là nam giới do sự bất bình đẳng về giới, về khả năng kinh tế và quyền lực xã hội, nhưng điều quan trong là nhận ra kênh trung gian trong đó có cả phụ nữ và nam giới gây ra trong quá trình di cư, và những sự cần thiết đặc biệt về trẻ em trong việc đưa ra quyết định.

Nhu cầu về phụ nữ còn trinh và trẻ em để bán dâm cũng gia tăng, do những yếu tố đe dọa như là HIV/AIDS.

https://i0.wp.com/www.no-trafficking.org/images/vietnam_large.jpg

Tiếp tục đọc “Chấm dứt buôn bán người: Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người Việt Nam – UNIAP”

Các công ty cung ứng dịch vụ công cộng muốn thấy gì từ những doanh nhân ngành năng lượng

Tweet: Hầu hết những ý tưởng mới này đều không hề có động cơ lợi nhuận cho công ty cung ứng dịch vụ công cộng. Chúng tôi chỉ làm bởi vì nhà làm luật hoặc những chính trị gia muốn vậy. Đối với chúng tôi, làm điều này chỉ là để cho các Thượng Đế không nổi giận. (Chú thích: công ty cung ứng dịch vụ công cộng có thể hiểu như ở Việt Nam là Công ty cung cấp nước sạch, hay công ty cung cấp điện EVN cho ngành năng lượng)

Forbes – Các công ty mới khởi nghiệp trong ngành năng lượng có thể gia tăng cơ hội thành công của mình bằng cách đảm bảo rằng sẽ đưa ra được động cơ lợi nhuận đối với các công ty cung ứng dịch vụ công cộng, John Rowe, nguyên CEO và chủ tich danh dự của Exelon, đã phát biểu như vậy vào hôm thứ 4 tại Chicago. “Các công ty cung ứng dịch vụ công cộng là những thành phần rất cứng đầu, khó thay đổi” , Rowe đã nói như vậy vào Hội nghị thượng đỉnh năng lượng ở Nhà hát Chicago. “Chúng ta biết cách làm thế nào để nói không, để nói có, và sau đó thì không làm gì cả”. Chúng ta đã quá trì trệ. Và nguyên nhân cũng không phải do chúng ta đã quen với sự trì trệ kéo dài. Một số những người mà tôi quý mến đều đang điều hành các công ty cung ứng dịch vụ công cộng. Tiếp tục đọc “Các công ty cung ứng dịch vụ công cộng muốn thấy gì từ những doanh nhân ngành năng lượng”

Tăng trưởng mạnh xuất khẩu đang che đậy những thách thức tiềm ẩn của Việt Nam

14/7/2015, tác giả: Suiwah Leung, ANU

Eastasiaforum– Không giống các quốc gia ở Châu Á, và thực tế trên thế giới, kinh tế Việt Nam thời điểm này may mắn khi nhận được hàng loạt những thông tin tích cực. Tuy nhiên đây chỉ là bề nổi, những vấn đề về cơ cấu và phát triển công nghiệp thiếu chiều sâu vẫn còn tồn tại.

Xuất khẩu tăng ở mức 18% so với cùng kỳ năm ngoái và ở mức 10% từ đầu năm đến nay. Vốn giải ngân từ đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9.6% so với cùng kỳ năm ngoái, mà cụ thể là Sam Sung, doanh nghiệp sản xuất không chỉ điện thoại thông minh mà gồm cả tivi và màn hình máy tính tại Việt Nam.

Chỉ số PMI (purchasing managers’ index – chỉ số Nhà quản trị mua hàng) được coi đạt trên 50 trong tháng 6 cho thấy sự mở rộng liên tục ở lĩnh vực sản xuất. Hơn nữa, chỉ số hàng đầu – lượng đơn hàng mới trừ đi tồn kho- đã tăng mạnh, cho thấy sẽ có sự tăng mạnh về sản xuất trong nửa cuối năm 2015. Tiếp tục đọc “Tăng trưởng mạnh xuất khẩu đang che đậy những thách thức tiềm ẩn của Việt Nam”