Ai đang bị buôn bán ở Việt Nam?
Nạn buôn người ở Việt Nam tác động đến tất cả phụ nữ, nam giới và trẻ em . Những người bị buôn bán phải trải qua rẩt nhiều khó khăn từ những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần, cho đến các vấn đề về kinh tế và tái hòa nhập xã hội.
Có rất nhiều các nhân tố dễ bị tổn thương do nạn buôn bán người gây ra và thông thường không có nhân tố duy nhất nào gây ra sự tổn thương của một con người. Phụ nữ và trẻ em gái được cho là dễ bị tổn thương bởi nạn buôn bán người hơn là nam giới do sự bất bình đẳng về giới, về khả năng kinh tế và quyền lực xã hội, nhưng điều quan trong là nhận ra kênh trung gian trong đó có cả phụ nữ và nam giới gây ra trong quá trình di cư, và những sự cần thiết đặc biệt về trẻ em trong việc đưa ra quyết định.
Nhu cầu về phụ nữ còn trinh và trẻ em để bán dâm cũng gia tăng, do những yếu tố đe dọa như là HIV/AIDS.
Việt Nam đang là điểm đến của nạn du lịch tình dục trẻ em với thủ phạm đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau.
Buôn bán trẻ sơ sinh, bào thai, nội tạng và giả mạo giấy tờ nhận con nuôi để buôn bán trẻ em cũng đã bị phát hiện.
Những con đường chính của buôn bán người tại Việt Nam
Việt Nam là nguồn của phụ nữ, nam giới và trẻ em bị buôn bán nhằm phục vụ cho mục đích bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động, cũng như là hôn nhân cưỡng bức. Các điểm đến chính là Trung Quốc và Campuchia, nhưng cũng có những điểm đến khác ở các quốc gia nằm trong và ngoài khối Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS). Việt Nam cũng là nước nhận người bị buôn bán từ Campuchia và là nơi trung chuyển trẻ em Trung Quốc sang Campuchia. Ngoài ra, buôn bán trẻ em và phụ nữ trong nước cũng ngày càng rõ ràng, chủ yếu từ các vùng nông thôn ra thành thị.
Từ Việt Nam sang Trung Quốc
Phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh bị buôn bán phục vụ cho việc kết hôn, bóc lột lao động, lạm dụng tình dục và nhận con nuôi. Nhu cầu về phụ nữ đã có gia đình ở Việt Nam cũng lớn, do các yếu tố về dân số và kinh tế, chẳng hạn như sự “thâm hụt phụ nữ” ở Trung Quốc và “giá cô dâu”. Áp lực xã hội về việc kết hôn và sinh con cũng là những nguy cơ đối với phụ nữ nông thôn. Các mạng lưới có tổ chức ngày càng gia tăng với việc sử dụng các loại hình như bạo lực, bắt cóc và gây mê ngày càng nhiều . Hầu hết những phụ nữ và trẻ em bị buôn bán đến từ các tỉnh phía Bắc của Việt Nam thông qua các con đường không chính thức và qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai, cả ở Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu. Khu vực biên giới gồm Bằng Tường, Đông Hưng, Quảng Tây, Nam Ninh, Hà Khẩu là những địa điểm nhận người. Tuy nhiên, điểm đến cho nạn buôn người giờ đã vượt qua cả các tỉnh biên giới là Vân Nam và Quảng Tây lan sâu vào các tỉnh phía trong nội địa như Hà Nam, Hà Bắc, An Huy, Giang Tô và Quảng Đông. Theo số liệu ước tính chính thức, phụ nữ bị buôn bán đến Trung Quốc chiếm 70% trong tổng số phụ nữ bị buôn bán ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn rất khó để đánh giá được tính chất cũng như con số chính xác.
Từ Việt Nam sang Campuchia
Do vấn đề lịch sử gần đây của Việt Nam, một lượng lớn những người Việt Nam đã di cư sang Campuchia, sinh ra những đứa trẻ không quốc tịch và dễ bị tổn thương hơn khi bị bóc lột. Người Việt Nam thường được coi là siêng năng và xinh đẹp hơn trong xã hội Campuchia, chính vì thế nhu cầu đối với dân di cư Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là gái mại dâm Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy 15-23% lao động tình dục ở Campuchia có nguồn gốc từ Việt Nam. Những cá nhân tham gia hoạt động mại dâm hoặc là tự nguyện hoặc là bị ép buộc, tuy nhiên, nguyên nhân nợ nần có lẽ là phổ biết nhất trong lao động tình dục Việt Nam ở Campuchia. Khoảng 50% số người bị buôn bán có nguồn gốc từ Việt Nam ở Campuchia đến từ tỉnh An Giang. Họ đến từ ba đường chính: thông qua các trạm kiểm soát biên giới tại Toanlaop, Bavet, hay Kansang ở Campuchia; bằng máy bay đến Phnom Penh, và bằng đường thủy thông qua ba trạm kiểm soát đường thủy là: Chery Thom và K’om Samnor thuộc tỉnh Kandal, và Bak Dey thuộc tỉnh Takeo của Campuchia.
Từ Việt Nam đến các quốc gia khác thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng
Ngoài buôn bán người đến Campuchia và Trung Quốc, Lào và Thái Lan cũng là điểm đến và là nơi trung chuyển cho việc buôn bán người từ khu vực miền trung và nam Việt Nam. Các nghiên cứu và sự can thiệp còn hạn chế cho đến nay đã cho thấy việc buôn bán người cho ngành công nghiệp thương mại tình dục ở Lào chủ yếu để phục vụ những lao động nam giới người Việt Nam đang làm việc tại đây. Tuy nhiên, những phát hiện cho đến nay chỉ ra rằng: (1) đa phần là những người trên 18 tuổi và tham gia tự nguyện, (2) việc bóc lột là không phổ biến. Hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền 3 nước Việt Nam (cửa khẩu Lao Bảo), Lào và Thái Lan, có lẽ đã làm gia tăng cả việc di cư lẫn nạn buôn bán người của dân di cư Việt Nam.
Từ Việt Nam đến các nước ngoài tiểu vùng sông Mekong mở rộng
Phụ nữ và trẻ em Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, bị đem bán phục vụ thương mại tình dục ở các quốc gia khác. Từ Campuchia và Thái Lan, phụ nữ và trẻ em được cho là bị chuyển đến các nước thứ 3 như Macao, Đài Loan – Trung Quốc, Hồng Kong – Trung Quốc, Malaysia và thậm chí là các nước Châu Âu. Hơn nữa, một số lượng lớn những phụ nữ trẻ Việt Nam bị đem bán phục vụ mục đích kết hôn ở Đài Loan và Hàn Quốc. Việc kết hôn với một người đàn ông ở một quốc gia tương đối giàu có, cùng với một khoản thanh toán đầy hứa hẹn lên đến 5,000 $ (hoặc gấp 10 lần mức lương trung bình hàng năm), là một cám dỗ quá lớn đới với phụ nữ nông thôn và gia đình họ. Dưới vỏ bọc của việc kết hôn có sắp đặt, rất nhiều phụ nữ đã trở thành những nô lệ trong nước hơn là những người vợ được tôn trọng.
Từ Campuchia sang Việt Nam
Buôn bán người chủ yếu diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác ở miền Nam Việt Nam, gồm những trẻ em và trẻ bị khuyết tật, phụ nữ với trẻ sơ sinh và cả những người lớn tuổi. Trẻ em Campuchia cũng bị buôn bán để bóc lột tình dục, lao động trên đường phố. Khí hậu khó khăn cộng với sự nghèo khổ ở tỉnh Svay Rieng là những nguyên nhân chính. Gia đình nợ nần, việc thiếu những cơ hội, sự chấp nhận lao động trẻ em, và sự hoang tưởng về “khoản tiền lớn” là các nhân tố dễ bị tổn thương khác. Những kẻ buôn người chủ yếu là những phụ nữ địa phương tìm đến những đứa trẻ ở những gia đình nghèo gặp khó khăn về tài chính, và những trẻ em khuyết tật.
Buôn bán người trong nước.
Việc buôn người trong nước được cho là gắn liền với dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Nạn mại dâm phổ biên ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng và Đà Lạt, được cho là những điểm đến chính của nạn buôn người trong nước. Nạn buôn người dưới hình thức bóc lột lao động cũng diễn ra ở trong nước, ở khu vực nông nghiệp và xây dựng, cũng như ở các nhà máy, các xí nghiệp bóc lột nhân công tàn tệ, các quán bar karaoke… Nghèo đói và nợ nần, thiếu hiểu biết/giáo dục, các vấn đề gia đình, sự đổ vỡ, bản chất của từng cá nhân, sự ảnh hưởng của bạn bè chính là những nhân tố dễ bị tổn thương. Tương tự, những nhân tố dễ bị tổn thương với trẻ em trong nạn mại dâm, được liệt kê rất nhiều và không được phân tích (gia đình nghèo đói, nợ nần, loại trừ xã hội, giáo dục hạn chế, bất thường trong gia đình và những ảnh hưởng bên ngoài, ví dụ như giá trị tiêu dùng, áp lực bạn bè, sự hiếu thảo với cha mẹ…). Những trẻ em tham gia hoạt đông mại dâm, tự nguyện hoặc bắt buộc, đôi khi cũng phải chịu áp lực từ các thành viên gia đình. Các bé trai trong nạn mại dâm thường rất hiếm nhưng những tổn thương liên quan đến vấn đề văn hóa sắc tộc vẫn đang được tranh luận.
Hi Hà,
Ở Tây Ninh đã có tiết học đầu tiên về phòng chống mua bán người dành cho học sinh cấp 3, năm ngoái. Đây là một thông tin đáng khích lệ.
Hương
***
https://cvdvn.net/2017/07/26/tiet-hoc-dau-tien-ve-phong-chong-mua-ban-nguoi-danh-cho-hoc-sinh-cap-3-tai-tay-ninh/
Tiết học đầu tiên về phòng chống mua bán người dành cho học sinh cấp 3 tại Tây Ninh
IOM – Tây Ninh, 25/08/2016
Vào ngày 25/08 vừa qua, tiết học đầu tiên về phòng chống mua bán người đã được IOM Việt Nam phối hợp với Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội (PCTNXH) tỉnh Tây Ninh thực hiện dành cho hơn 30 học sinh tại trường THPT Lê Hồng Phong.
Thông qua các hoạt động giáo dục sôi nổi như xem phim, kể chuyện theo tranh, thảo luận nhóm và thuyết trình, các em đã có một tiết học giáo dục công dân sinh động cùng tìm hiểu những biện pháp đề phòng để không trở thành nạn nhân bị mua bán người.
Trong thời gian tới, 8 tiết học với nội dung thiết thực này sẽ được giáo viên của trường và cán bộ từ Chi cục PCTNXH tỉnh Tây Ninh truyền tải tới nhiều em học sinh hơn, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng để phòng chống nạn mua bán người.
Tiết học về phòng chống mua bán người đầu tiên này được tổ chức trong dự án của IOM do Cục Hợp tác Phát triển IDC của chính phủ Italy tài trợ.
ThíchThích