Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia (CDCS) của Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018

usaid.gov

[Trích]

… Hỗ trợ của USAID sẽ tập trung vào các nỗ lực hợp tác nhằm giúp Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành một đối tác có trách nhiệm và có sự tham gia nhiều hơn của mọi thành phần.

Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia (CDCS) mới của USAID tạo nền tảng cho công tác lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và triển khai hỗ trợ của USAID cho Việt Nam trong 5 năm tới. Với chiến lược này, USAID sẽ tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ mới và giải quyết những thách thức phát triển căn bản nhằm hỗ trợ Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành một đối tác có trách nhiệm và có sự tham gia nhiều hơn của mọi thành phần. Tiếp tục đọc “Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia (CDCS) của Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cống

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Cor, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Cống của Dân tộc Cống hôm nay.

Dân tộc Cống, còn có các tên gọi khác là: Xắm Khống, Mông Nhé, Xá Xeng, là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến cư trú chủ yếu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và khu vực ven sông Đà.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cống ở Việt Nam có 2.029 người, cư trú tại 13 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cống cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (1.134 người, chiếm 55,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), Điện Biên (871 người, chiếm 42,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), còn lại 24 người sinh sống ở một số tỉnh, thành khác. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cống”

Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học nhờ mô hình Trường học mới VNEN

Nghệ An:

DTMô hình trường tiểu học mới (VNEN) được triển khai tại 3 trường thuộc vùng khó khăn, biên giới của huyện Tương Dương (Nghệ An). Qua 3 năm được triển khai, mô hình này đã mang đến sự chuyển biến tích cực về đổi mới phương pháp dạy học.

Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học nhờ chương trình trường học mới
Góc học tập của học sinh của một số Trường tiểu học ở huyện biên giới Tương Dương của dự án trường học mới VNEN.

Với mô hình trường tiểu học mới, học sinh đã được chủ động, sáng tạo trong học tập, chủ động tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, kỹ năng ứng xử, kỹ năng hoạt động tập thể … để từ đó hình thành và phát triển năng lực bản thân. Tiếp tục đọc “Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học nhờ mô hình Trường học mới VNEN”

Ở “vùng trũng” giáo dục quốc gia

() – Ngược với những cụm từ như vựa lúa, vựa trái cây, trung tâm thủy sản… của cả nước, ĐBSCL đã và đang là “vùng trũng” về giáo dục. Thực trạng học sinh bỏ trường, bỏ lớp năm sau cao hơn năm trước đang là nỗi lo canh cánh của ngành giáo dục cũng như chính quyền địa phương.

Ở “vùng trũng” giáo dục quốc gia
Học sinh Việt Kiều đi đò qua biên giới để học.

Kỳ 1: Gian nan “con chữ” vùng biên

Nằm giáp ranh với tỉnh Kandal (Campuchia), mỗi năm, huyện An Phú (tỉnh An Giang) có khoảng 1.000 học sinh là con em kiều bào làm ăn trên đất bạn sang học. Tuy nhiên mấy năm gần đây, số học sinh kiều bào bỏ học tăng chóng mặt. “Giáo viên chúng tôi chỉ biết lắc đầu, chính quyền địa phương cũng chào thua. Tôi làm hiệu trưởng 7 năm, chưa bị kỷ luật vì tình trạng bỏ học là mừng, chứ dám mong gì đến khen thưởng” – thầy La Văn Bé – Hiệu trưởng Trường THCS Khánh An (huyện An Phú) – than như vậy. Tiếp tục đọc “Ở “vùng trũng” giáo dục quốc gia”