Trăn trở từ đảo Ngọc – 2 kỳ

13:00 ngày 21 tháng 08 năm 2015

Hồng Lĩnh

TPKể từ khi có chủ trương của Chính phủ về xây dựng “thiên đường du lịch” vào năm 2004, và mới đây là Đề án thành lập đặc khu, các dự án du lịch trên đảo Phú Quốc đã phát triển một cách nhanh chóng.

Một làng chài nghèo ở ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm. Hầu hết người dân đã bán đất và nay lại sống nhờ trên chính mảnh vườn mình đã bán.
Một làng chài nghèo ở ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm. Hầu hết người dân đã bán đất và nay lại sống nhờ trên chính mảnh vườn mình đã bán.

 Viễn cảnh về một đặc khu kinh tế phồn thịnh trên hòn đảo tây nam Tổ quốc đang mở ra. Tuy nhiên, những hệ lụy về mặt xã hội của sự phát triển đang là nỗi lo không chỉ với người dân. Tiếp tục đọc “Trăn trở từ đảo Ngọc – 2 kỳ”

Dự án Châu Âu: “Thúc đẩy sự tham gia và điều hành của người dân tại các thành phố của Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN)”

Auch verfügbar in English

12 Sept. 2014

Kể từ tháng 2/2009, tổ chức Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tại Việt Nam đã hợp tác với Hiệp hội các đô thị việt Nam (Association of Vietnamese Cities – ACVN) để thực hiện dự án Châu Âu có tên gọi “Thúc đẩy sự tham gia và điều hành của người dân tại các thành phố của Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt Nam”.

Dự án kéo dài 30 tháng này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của KAS tại Việt Nam nhằm thúc đẩy cải cách hành chính và hoạt động quản lý nhà nước tại Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường tính trách nhiệm và sự minh bạch trong lĩnh vực công cũng như thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định của cơ quan nhà nước. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên và sự tham gia của toàn bộ lãnh đạo và nhân viên Hiệp hội các thành phố Việt Nam trong toàn bộ hoạt động của dự án cũng nhằm tăng cường năng lực hoạt động của ACVN trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Tiếp tục đọc “Dự án Châu Âu: “Thúc đẩy sự tham gia và điều hành của người dân tại các thành phố của Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN)””

Chỉ số kinh doanh toàn cầu: GEM – Global Entrepreneur Monitor : Báo cáo 2014 về Việt Nam

Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể – tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khăn

Dữ liệu gần nhất: 2014

(Chú thích: factor-driven economy: nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu (nền kinh tế phát triển dựa vào các yếu tố đầu vào)

Năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu phục hồi. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 5.98%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, quá trình phục hồi chậm đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và cá nhân.

Mặc dù môi trường kinh doanh năm 2014 đã được cải thiện, tỷ lệ khởi sự kinh doanh (tỷ lệ người trưởng thành trong giai đoạn đầu của việc bắt đầu kinh doanh) chỉ đạt 2%, thấp hơn mức 4% của năm 2013 và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 12.4% ở các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu (nền kinh tế phát triển dựa vào các yếu tố đầu vào) có trình độ phát triển tương tự Việt Nam.

Trong khi đó, tỷ lệ người trưởng thành nhận thức được các cơ hội tốt để kinh doanh đã giảm – từ 44% năm 2013 xuống 39% năm 2014. Tương tự, tỷ lệ ý định kinh doanh – những người có ý đinh khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới – đã giảm từ 24% 2013 xuống 18% năm 2014, một lần nữa thấp hơn rất nhiều mức trung bình 40% ở các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu. Tiếp tục đọc “Chỉ số kinh doanh toàn cầu: GEM – Global Entrepreneur Monitor : Báo cáo 2014 về Việt Nam”

Nợ công trong vòng xoáy lịch sử – 8 kỳ

Tương lai của giao thông đường bộ cacbon thấp: Vai trò của nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai là gì?

English: “The Future of Low-Carbon Road Transport:
What Role for Second-Generation Biofuels?”

Tháng 6/2015 – Báo cáo của nhóm nghiên cứu chính sách đổi mới công nghệ năng lượng, Trung tâm Belfer về các vấn đề khoa học và quốc tế, Trường Harvard Kennedy.

Các tác giả: Cựu nghiên cứu viên sau tiến sỹ Joern Huenteler, thuộc nhóm nghiên cứu công nghệ năng lượng chính sách đổi mới, Henry Lee, Giám đốc Chương trình Môi trường và Tài nguyên.

SƠ LƯỢC

BelfercenterNhững hứa hẹn, triển vọng và chính sách công đánh đổi liên quan đến nhiên liệu sinh học thế hệ hai trong giao thông đường bộ đã được đề cập trong một phiên họp cấp cao tại Bảo tàng Henry Ford, Dearborn, bang Michigan ngày 7-8/4/2015. Tại cuộc hội thảo này, 28 chuyên gia hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực, chính sách, khoa học và kinh doanh cùng gặp mặt trong phiên họp cường độ cao kéo dài 2 ngày (xem Phụ lục để biết danh sách những người tham dự). Những cuộc thảo luận tại cuộc họp không chính thức với các đại biểu tham dự với tư cách cá nhân hơn là đại diện cho tổ chức nơi họ làm việc. Báo cáo này tóm tắt những điểm và vấn đề chính được đưa ra trong 2 ngày. Báo cáo đã được thông qua bởi tất cả các đại biểu. Bản tóm tắt nhằm mục đích phản ánh nội dung bề rộng của cuộc thảo luận hơn là đưa ra bất kỳ hình thức đồng thuận chung nào giữa các bên tham gia. Tiếp tục đọc “Tương lai của giao thông đường bộ cacbon thấp: Vai trò của nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai là gì?”

Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI)

Language: English | Vietnamese

5 nước thuộc hạ lưu sông Mê Kông bao gồm: Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
5 nước thuộc hạ lưu sông Mê Kông bao gồm: Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. CIA World Factbook
usaid.gov – Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI) là một chương trình đối tác đa quốc gia do Hoa Kỳ khởi xướng năm 2009 nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác tại tiểu vùng sông Mê Kông này. Chương trình hợp tác bao gồm 6 nội dung chính: Nông nghiệp và An ninh Lương thực, Kết nối, Giáo dục, An ninh Năng lượng, Môi trường và Nước, và Y tế, Giới và các vấn đề khác và vấn đề bao trùm. LMI được xây dựng thành một diễn đàn để các đối tác tham gia LMI có thể cùng nhau đưa ra các giải pháp chung cho các thách thức phát triển xuyên biên giới bức thiết nhất.

Tiếp tục đọc “Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI)”