Điều tra phá giá thịt gà: Nói dễ nhưng khó thực hiện

30/07/2015 15:40 GMT+7

TTVì sao giá gà Mỹ bán tại VN lại thấp hơn giá bán ở Mỹ? Chất lượng gà Mỹ ra sao? Giá gà Mỹ bán ở VN với giá thấp hơn bán ở Mỹ là điều bất thường.
Đùi gà đông lạnh xuất xứ từ Mỹ bán với giá 33.000 đồng/kg ở siêu thị Metro Q.2, TP.HCM chiều 29-7 - Ảnh: Thuận Thắng
Đùi gà đông lạnh xuất xứ từ Mỹ bán với giá 33.000 đồng/kg ở siêu thị Metro Q.2, TP.HCM chiều 29-7 – Ảnh: Thuận Thắng

Sau khi ký và gửi đơn kiến nghị điều tra chống bán phá giá thịt gà Mỹ vào Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang chờ ý kiến hội viên về chi phí thuê luật sư.

Hai hiệp hội này cũng cho biết đang xúc tiến việc tìm công ty luật tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục pháp lý liên quan việc kiện thịt gà Mỹ bán phá giá vào thị trường VN. Tiếp tục đọc “Điều tra phá giá thịt gà: Nói dễ nhưng khó thực hiện”

TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ

Tóm tắt báo cáo: TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận thương mại tự do cấp khu vực (FTA) được đề xuất và đàm phán giữa các quốc gia gồm Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các nhà đàm phán của Mỹ và các nước khác mô tả và hình dung TPP như một FTA “tiêu chuẩn cao và toàn diện” hướng đến mục tiêu tự do hóa thương mại ở hầu hết các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và chứa đựng cả các cam kết dựa trên nguyên tắc vượt ra ngoài phạm vi đã được xác định bởi Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Phác thảo chung về hiệp định được công bố bên lề hội nghị bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 11 năm 2011 tại Honolulu, HI. Nếu được thông qua theo dự kiến ban đầu, thì TPP có thể loại bỏ những rào cản mậu dịch và phi mậu dịch đối với thương mại và đầu tư giữa các bên tham gia và có thể là một khuôn mẫu cho các hiệp ước thương mại trong tương lai giữa các thành viên của APEC và các quốc gia tiềm năng khác. Quốc hội Mỹ quan tâm sâu sắc đến các vòng đàm phán này, thể hiện bằng việc gây tác động tới vị thế đàm phán của Mỹ thông qua cơ quan chính phủ[1], cũng như cân nhắc việc xây dựng các quy định pháp luật để thực thi bất kỳ thỏa thuận nào đạt được. Tiếp tục đọc “TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ”

Vì sao mãi vẫn chưa có trường học phi lợi nhuận?

14/08/2015 08:00

(TNO) Việc phát triển loại hình trường phi lợi nhuận bị giậm chân tại chỗ, không loại trừ có nguyên nhân từ sự câu kết giữa các cổ đông muốn thương mại hoá giáo dục với một số ít nhà quản lý theo kiểu lợi ích nhóm.

Vì sao mãi vẫn chưa có trường học phi lợi nhuận? - ảnh 1

Sinh viên một trường ngoài công lập ở TP.HCM trong giờ thực hành – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thế nào là trường phi lợi nhuận? Đã có nhiều cách hiểu, cách giải thích không hoàn toàn giống nhau. Nếu nói gọn đó là trường không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu phát triển con người thì cũng không sai, nhưng vẫn chưa rõ, vì các trường khác cũng đều có mục tiêu phát triển con người. Chẳng lẽ không ? Tiếp tục đọc “Vì sao mãi vẫn chưa có trường học phi lợi nhuận?”

20 năm quan hệ Việt – Mỹ, chuyện bây giờ mới kể – 7 kỳ

04/07/2015 09:36 GMT+7

TT – 20 năm sau cuộc chiến khốc liệt, quan hệ Mỹ – Việt Nam mới được bình thường hóa. Sự kiện này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam đổi mới kinh tế thành công…

Ông Lê Văn Bàng gặp John Kerry - một thượng nghị sĩ thân thiện với VN - Ảnh tư liệu Lê Văn Bàng
Ông Lê Văn Bàng gặp John Kerry – một thượng nghị sĩ thân thiện với VN – Ảnh tư liệu Lê Văn Bàng

Kỳ 1: Trong vòng vây cấm vận

20 năm sau cuộc chiến khốc liệt, quan hệ Mỹ – Việt Nam mới được bình thường hóa. Sự kiện này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam đổi mới kinh tế thành công, mở cánh cửa toàn diện ra thế giới. Tiếp tục đọc “20 năm quan hệ Việt – Mỹ, chuyện bây giờ mới kể – 7 kỳ”