Bài viết được thực hiện bởi Jordan Naidoo, Giám đốc chương trình Giáo dục cho Tất cả Mọi Người thuộc UNESCO [Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc], và Manos Antoninis, chuyên gia phân tích chính sách cao cấp, thuộc Global Monitoring Report (Báo cáo Giám sát Toàn cầu). Đây là bài viết thứ 12 trong loạt blog của chúng tôi, nhằm mục đích tìm hiểu phương thức phác thảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững bao gồm đầy đủ các nhóm kinh tế, xã hội, bằng cách mời một loạt chuyên gia viết về các lĩnh vực then chốt của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).
Post2015 – Cuối cùng thì chương trình nghị sự quốc tế cũng đã xem xét một cách nghiêm túc những tác động tiêu cực của bất bình đẳng đối với việc đạt được phát triển bền vững. Trong giáo dục, sự phân bố không đồng đều cơ hội được hưởng giáo dục trong nhà trường đã được chỉ ra là nguyên nhân làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế và gia tăng nguy cơ bùng nổ xung đột, cùng với các tác động tiêu cực khác. Quan trọng không kém là sự công nhận rằng bất bình đẳng trong giáo dục là yếu tố chính gây ra bất bình đẳng trong thu nhập và cơ hội. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi việc tập trung xử lý bất bình đẳng trở thành mối quan tâm chính yếu trong chương trình nghị sự về giáo dục. Điều này được nhấn mạnh trong Diễn đàn Giáo dục Thế giới tổ chức tháng Năm năm nay, khi bản Tuyên ngôn Incheon phát biểu rõ ràng “Không có mục tiêu nào được coi là hoàn tất nếu nó bỏ sót bất kỳ cá nhân nào”. Tiếp tục đọc “Làm sao để không ai bị bỏ lại phía sau trong giáo dục và học tập”