Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)

Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022

Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ hai, 12/07/2021 16:50 (GMT+7)

LĐCTTừ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La
Cầm Thị Mòn đã làm cuộc cách mạng cho cây cà phê arabica ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Giang Phạm

Xã Chiềng Chung nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.300m so với mực nước biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C. Đêm từ 16 độ C đến 20 độ C, ngày từ 27 độ C đến 32 độ C. Tháng 4 đến tháng 5 nóng nhất, tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 24,02 độ C; hằng năm có sáu tháng có nhiệt độ trung bình 24,02 độ C. Ông Lò Văn Mầng, 98 tuổi, người Thái đen ở bản Lọng Nghịu, cho biết: Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tốt nên từ trước năm 1945, người Pháp đã mang cây cà phê arabica lên trồng ở đất này.

Đến nay, gần một nửa sản lượng cà phê arabica của Việt Nam được trồng ở tỉnh Sơn La, tập trung ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh của huyện Mai Sơn. Nhưng mãi đến gần đây thương hiệu cà phê arabica Sơn La mới được nhiều người biết đến.

Tiếp tục đọc “Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La”

Những người tiên phong kéo sợi tơ từ lá dứa

Nông nghiệp – Thứ Tư 06/07/2022 , 06:35 (GMT+7)

Khi thấy cô người mẫu Tây mặc váy dệt bằng sợi tơ dứa của mình trình diễn tại Thụy Sĩ, Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Thị Liễu – đồng sáng lập Ecosoi mừng muốn phát khóc.

Người mẫu mặc trang phục dệt bằng sợi tơ dứa của Ecosoi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Người mẫu mặc trang phục dệt bằng sợi tơ dứa của Ecosoi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một bộ váy 5 – 6 triệu

Không mừng sao được khi các công ty may đang loay hoay tìm vùng nguyên liệu xanh và bền vững để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, trong khi đó Công ty CP Nghiên cứu sản xuất và Phát triển sợi (Ecosoi) mới thành lập đã tiên phong khai thác sợi từ lá dứa, biến rác phế phẩm nông nghiệp thành tài nguyên.

Tiếp tục đọc “Những người tiên phong kéo sợi tơ từ lá dứa”

Ngành tre Việt Nam trước thách thức hội nhập

VNE – Chu Khôi 06:00 19/08/2022

Với gần 1,6 triệu ha diện tích tre luồng, nhưng xuất khẩu sản phẩm từ tre hàng năm mới đem về chưa đến 400 triệu USD và chỉ chiếm 3% trong thương mại tre toàn cầu. Sản phẩm ngành tre Việt Nam vẫn tỏ ra yếu thế khi cạnh tranh với các đối thủ về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, công nghệ kém và thiếu tính sáng tạo…

 “Rổ, rá” mây tre vươn ra thế giới
“Rổ, rá” mây tre vươn ra thế giới

Câu chuyện về đầu ra cho cây tre được làm “nóng” tại hội thảo “Vai trò của tre nguyên liệu đối với sự phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 4/8/2022.

Tiếp tục đọc “Ngành tre Việt Nam trước thách thức hội nhập”

Độc đáo chợ dừa nổi Bến Tre – 4 kỳ

Độc đáo chợ dừa nổi Bến Tre – Kỳ 1: Dừa – thứ gì cũng là tiền

TTHÙNG ANH – 30/12/2022 12:34 GMT+7

Sông Thom do người Pháp đào năm 1905, dài 15km chảy cắt ngang cù lao Minh qua hai huyện Mỏ Cày Nam – Mỏ Cày Bắc, Bến Tre.

Độc đáo chợ dừa nổi Bến Tre - Kỳ 1: Dừa - thứ gì cũng là tiền - Ảnh 1.

Một góc chợ dừa nổi sông Thom – Ảnh: H.A.

Trên thủy lộ trọng yếu nối liền sông Hàm Luông và Cổ Chiên này có một chợ nổi độc nhất vô nhị cả nước, bởi chợ chỉ mua bán duy nhất mặt hàng trái dừa khô mà giúp nhiều người trở thành tỉ phú…

Sông Thom mùa này nước đầy, chảy êm đềm. Anh Tám Hùng, tức Võ Văn Hùng, thương lái chuyên mua bán dừa khô ở chợ dừa nổi sông Thom, giải thích: 

“Từ hồi tháng 7 khi dừa khô rớt giá còn 2.000 – 3.000 đồng/trái, các vựa làm cầm chừng để giữ mối nên chợ hơi thưa người. Dừa lên giá là lại mua bán đông nghịt, ngày đêm huyên náo tiếng người, tiếng máy ghe”.

Tiếp tục đọc “Độc đáo chợ dừa nổi Bến Tre – 4 kỳ”

Thế giới khan hiếm năng lượng, Việt Nam kiếm tỉ USD nhờ viên nén gỗ

Chí Nhân 

12:01 – 27/09/2022   THANH NIÊN ONLINE

Mùa đông đang đến gần nhưng tình trạng khan hiếm năng lượng ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang căng thẳng. Điều này giúp xuất khẩu sản phẩm viên nén gỗ Việt Nam hưởng lợi và tương lai có thể trở thành sản phẩm xuất khẩu tỉ USD.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), tính chung 8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính đạt 11 tỉ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 7,8 tỉ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng mặt hàng viên nén và dăm gỗ chớp được thời cơ khi EU, Nhật Bản và một số nước châu Á tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cho khí đốt. Giá viên nén, dăm gỗ đã tăng 150 – 200%, bù đắp cho sự sụt giảm của xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Thế giới khan hiếm năng lượng, Việt Nam kiếm tỉ USD nhờ viên nén gỗ - ảnh 1
Viên nén gỗ có tiềm năng lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USDT.L

Tiếp tục đọc “Thế giới khan hiếm năng lượng, Việt Nam kiếm tỉ USD nhờ viên nén gỗ”

Lên xứ Đà Lạt, thưởng một quả hồng ngậm đầy nắng gió

MAI VINH 19/09/2020 16:09 GMT+7

TTCT – Quả hồng gió sấy khô có thể giữ trong ngăn đá và ăn ngay sau khi lấy ra khỏi tủ vì mứt hồng gió không bị đông đá. Hồng gió loại cực phẩm là loại được cất trong tủ đông từ một năm trở lên. Sau thời gian ngủ lạnh, tựa được vùi tuyết theo cách làm truyền thống tại Nhật, quả hồng phủ một lớp đường trắng lấm tấm.

Vườn hồng ở Đà Lạt (Ảnh: Mai Vinh)

Tiếp tục đọc “Lên xứ Đà Lạt, thưởng một quả hồng ngậm đầy nắng gió”

Sứ mệnh mới của thủ phủ tơ tằm

MAI VINH 11/01/2018 22:01 GMT+7

TTCT – Cuộc trở mình của lụa Bảo Lộc đặt mục tiêu làm cho người tiêu dùng biết đến thương hiệu tơ lụa Bảo Lộc. Trong quá khứ, những chuyên gia của Nhật Bản từng xác định Bảo Lộc là xứ tốt nhất Việt Nam để làm tơ lụa.

Lụa Việt rất cần được hà hơi tiếp sức để có thể bay xa… Ảnh: Mai Vinh

Đến giữa năm 2017, tơ lụa Bảo Lộc đã có mặt ở thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Ý, Anh, Pháp và các nước khu vực Trung Đông.

Từ tơ tằm, các nhà dệt ở Bảo Lộc đã sản xuất lụa satin dùng may kimono cho người Nhật; lụa yozu dùng may khăn đội đầu ở các nước khối Ả Rập, Ấn Độ; vải lụa habuta, CDC dùng may âu phục cao cấp…

Tiếp tục đọc “Sứ mệnh mới của thủ phủ tơ tằm”

Đừng đùa với rau má Thanh Hoá: Những 6 triệu đồng/kg

LĐO | 03/02/2022 | 15:00

Rau má Thanh Hoá từng được trồng thuỷ canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, và nay, ở ngay Thanh Hoá, được nuôi trồng xuất khẩu sang Nhật với cái giá không tưởng. Ảnh: Tạ Quang

Rau má Thanh Hoá từng được trồng thuỷ canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, và nay, ở ngay Thanh Hoá, được nuôi trồng xuất khẩu sang Nhật với cái giá không tưởng. Ảnh: Tạ Quang

Bột rau má cũng có thể xuất khẩu với giá 6 triệu đồng/kg. Rất “bá đạo”, khi mà cây trái nông sản – 90% xuất khẩu dưới dạng thô, hoặc ế ê hề phải đổ bỏ cho bò ăn hoặc kẹt cứng ở cửa khẩu.

90% là con số, được đưa ra bởi Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan.

Tiếp tục đọc “Đừng đùa với rau má Thanh Hoá: Những 6 triệu đồng/kg”

Rượu Rhum cao cấp của Bỉ chưng cất từ nước mía Việt Nam

Lê Hồng Quang (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu)

Thứ tư, ngày 30/12/2020 09:04

VTV.vn – Một công ty khởi nghiệp tại Vương quốc Bỉ vừa đưa ra thị trường một loại rượu Rhum cao cấp, được sản xuất hoàn toàn từ nước mía đông lạnh, nhập khẩu từ Việt Nam.

Công ty JTV tại Vương quốc Bỉ đã thử nghiệm nhiều loại mía nhưng chỉ có mía Việt Nam là cho ra rượu Rhum có mùi vị như ý.

“Do hoàn toàn chỉ dùng nước mía, chúng tôi làm được loại rượu Rhum rất thơm. Khi ngửi, sẽ thấy mùi mía tươi tới trước, sau đó mới thấy mùi rượu”, ông Thomas Schepers – công ty JTV Spirits (Bỉ) nói.

Rượu Rhum cao cấp của Bỉ chưng cất từ nước mía Việt Nam - Ảnh 1.

Rượu được đóng vào chai nửa lít, trên thân chai có hình cây mía Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Rượu Rhum cao cấp của Bỉ chưng cất từ nước mía Việt Nam”

Nghiên cứu phát triển và chế biến thử nghiệm các sản phẩm từ trái bưởi

TS – 02/11/2021 16:52 –

Nhóm tác giả trường Đại học Nông Lâm TPHCM vừa nghiên cứu thành công quy trình chế biến một số sản phẩm như nước bưởi thanh trùng, mứt, kẹo bưởi, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ trái bưởi Năm Roi.

BƯỞI NĂM ROI - BÌNH MINH (VĨNH LONG)

Bưởi là trái cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Hiện nay, người dân trồng bưởi chủ yếu tiêu thụ theo hình thức bán quả tươi do có rất ít nhà máy chế biến sản phẩm từ bưởi sau thu hoạch, điều này có thể dẫn đến nguy cơ lâm vào tình trạng “được mùa mất giá”.

Trong khi đó, có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau từ bưởi như nước bưởi thanh trùng, kẹo dẻo, mứt… Ngoài ra, trong vỏ bưởi có chứa hàm lượng naringin cao, có thể chiết trích để lấy dược chất, sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm,… Naringin là hợp chất gây vị đắng của vỏ bưởi, với nhiều tác dụng như chống oxy hóa, hạ lipid máu, chống ung thư, hạ đường huyết,…

Tiếp tục đọc “Nghiên cứu phát triển và chế biến thử nghiệm các sản phẩm từ trái bưởi”

Dồn dập vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản

công thương – 20:32 | 07/05/2021

Liên tục từ đầu năm tới nay nhiều doanh nghiệp đã rót vốn đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu cho nông sản trên khắp cả nước, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá trị gia tăng cao để gia tăng xuất khẩu cũng như tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA).

Dồn dập vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản
Các sản phẩm nông sản chế biến sâu sẽ đem lại giá trị gia tăng hơn cho cả doanh nghiệp lẫn người nông dân

Gia tăng đầu tư chế biến sâu nâng giá trị nông sản

Trong những ngày đầu tháng 5/2021 tại hai tỉnh Long An, Đồng Tháp đã có các dự án chế biến nông sản được khởi công đầu tư. Theo đó, sáng ngày 7/5, Công ty CP Louis Holdings đã khởi công nhà máy chế biến rau củ quả đông lạnh xuất khẩu Toccoo tại TP. Tân An, tỉnh Long An. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng, công suất 4 tấn/giờ, mỗi năm dự kiến cung cấp cho chuỗi cung ứng thực phẩm từ 15.000 đến 20.000 tấn sản phẩm.

Tiếp tục đọc “Dồn dập vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản”

Sợi chuối Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

vietnam.vnanet.vn – 19/11/2020

Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Nông nghiệp Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam sản xuất sợi từ thân cây chuối. Một ngành kinh tế nông nghiệp mới biến thân chuối bỏ đi sau thu hoạch trở thành nguồn lợi có giá trị bắt đầu hình thành. Sợi chuối của Việt Nam đang mang trong mình tiềm năng xuất khẩu lớn trị giá hàng trăm triệu USD. Sản phẩm Sợi chuối đã tham gia chương trình OCOP của Tp. Hà Nội. 

Đi giữa những vườn chuối 100ha xanh bạt ngàn chạy ngút tầm mắt, vươn những tán lá dài đón gió tại khu vực các xã Khai Thái, Hồng Thái, Nam Tiến và xã Văn Nghệ, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những gì mà cây chuối mang lại cho vùng đất này. 

 Với sản lượng như vậy thân chuối sau thu hoạch sẽ tạo nên một lượng sinh khối lớn, trở thành chất thải gây gánh nặng cho môi trường cũng như gánh nặng kinh phí cho các nhà vườn trong việc thu dọn, hủy bỏ thân chuối.

Tiếp tục đọc “Sợi chuối Việt Nam chinh phục thị trường thế giới”

Vietnam aims to become processed agricultural product exporter

SGGP Friday, January 08, 2021 16:49

Last year, the agricultural sector had 16 projects on processing and preserving agricultural, forestry, and aquatic products with a total investment of about VND17.3 trillion. Generally, in the past four years, 67 factories had been put into operation. The agricultural sector strives to make processed agricultural products account for 30 percent of the total export value of the industry by 2030, and gradually turn Vietnam into one of the countries where processed agricultural products account for a large proportion.

Processing jackfruit for export at Vinamit Company in Binh Duong Province. (Photo: SGGP)

Processing jackfruit for export at Vinamit Company in Binh Duong Province. (Photo: SGGP) Tiếp tục đọc “Vietnam aims to become processed agricultural product exporter”

Ngành Nông nghiệp Việt Nam: cần có ý chí của chính phủ và giáo dục

English: Vietnam agriculture: government will & education needed

Sau những tiến bộ sâu sắc trong sản xuất và dịch vụ, hầu hết các nhà quan sát hiện nay tin rằng Việt Nam có vị trí tốt để đáp ứng mục tiêu chính của Tầm nhìn 2035 là đạt được mức thu nhập trung bình cao. Nhưng không có nghĩa là lợi ích nông nghiệp bền vững được đảm bảo và các quan chức nông nghiệp chủ chốt nhận ra điều này.

Vietnam agriculture: government will & education needed

Năm 2013, chính phủ đưa ra chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và sửa đổi Luật đất đai.

Các cơ quan quốc tế lớn, bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thúc giục cải cách trên diện rộng. Hành động cho đến nay đã bị hạn chế chủ yếu vì trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng.

Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam – nổi tiếng với chủ nghĩa bảo thủ của họ – coi cải cách triệt để là quá non nớt. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Vào cuối thời chiến tranh Mỹ-Việt, nền nông nghiệp tại Việt Nam  sử dụng khoảng 75% tổng lực lượng lao động và sản xuất khoảng 10 triệu tấn gạo, nguyên liệu chủ lực của đất nước. Phần lớn dân số Việt Nam với 50 triệu người bị suy dinh dưỡng đáng kể.

Phục hồi nông nghiệp chậm, bị chặn bởi các chính sách tập trung của chính phủ. Những nỗ lực cải cách chính thức thông qua Chỉ thị 100 năm 1981 đã giải phóng một phần thị trường nông sản. Chính phủ đã tăng tốc với đổi mới (renovation) vào năm 1986 và Luật đất đai năm 1988. Sau đó, chính phủ đã cấp quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và kích thích phản ứng mạnh mẽ từ nông dân. Tiếp tục đọc “Ngành Nông nghiệp Việt Nam: cần có ý chí của chính phủ và giáo dục”