Khát nước cạnh những dòng sông

THANH HUYỀN – MẬU TRƯỜNG – 27/03/2024 05:42 GMT+7

TTCT Sau nhiều tháng nắng gắt và không có mưa, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau và Bến Tre là hai tỉnh bị ảnh hưởng sớm và nặng nhất cho đến thời điểm này.

Ruộng lúa của ông Nguyễn Văn Cảnh chết khô vì thiếu nước ngọt. Ảnh: THANH HUYỀN Tiếp tục đọc “Khát nước cạnh những dòng sông”

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực

ANTG – Thứ Hai, 21/08/2023, 08:30

Cuộc chiến ở Ukraine đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nga và Ukraine, thường được coi là “vựa lúa mỳ” của thế giới, nằm trong số những nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu quan trọng nhất.

Là nạn nhân trực tiếp của sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu nông sản từ Nga và Ukraine đang phải đối mặt với những khó khăn thực sự về nguồn cung thực phẩm.

Với “Lục địa Đen”, cuộc chiến ở Ukraine đã đe dọa trực tiếp tới an ninh lương thực.

Tiếp tục đọc “Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực”

Vietnam rushes to grow more rice as demand soars following India’s export ban

CNA – 24-8-2023

Vietnam is seeing soaring demand and skyrocketing prices for its rice after India – the world’s biggest rice supplier – imposed export curbs last month. Industry players say the spike in global rice prices is an opportunity for Vietnam to boost production and exports. But at the Mekong Delta, known as Vietnam’s rice bowl where 90 per cent of the nation’s rice exports are grown, farmers tell CNA’s Tung Ngo they can barely keep up with the demand.

Bao giờ gạo Việt sánh ngang với gạo Campuchia, Thái Lan? – Xuất khẩu gạo: Campuchia chiếm top đầu Châu Âu, Việt Nam tìm đường sang châu Phi

Bao giờ gạo Việt sánh ngang với gạo Campuchia, Thái Lan?

Trần Mạnh – 28/12/2017 13:56 GMT+7

TTOXét về lượng, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu gạo, nhưng về chất và giá bán lại không thể sánh với Campuchia, Thái Lan.

“Việt Nam cần sớm thay đổi cách trồng lúa để tăng lượng gạo chất lượng lên để cạnh tranh với gạo Thái, gạo Campuchia”, câu nói của ông Bruce J. Tolentino, Phó tổng giám đốc Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), làm tôi nhớ mãi trong chuyến thăm IRRI tại Philippines vừa qua.

Tiếp tục đọc “Bao giờ gạo Việt sánh ngang với gạo Campuchia, Thái Lan? – Xuất khẩu gạo: Campuchia chiếm top đầu Châu Âu, Việt Nam tìm đường sang châu Phi”

Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười

TT – 04/03/2023 13:47 GMT+7

TIẾN TRÌNH – SƠN LÂM

Mấy năm nay, đi dọc các tuyến đường về các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường (Long An) thường xuyên bắt gặp những chiếc quạt tạo oxy tung trắng nước dưới nhiều ao nuôi tôm mọc lên giữa đất lúa.

Dân xã Tân Lập (Mộc Hóa, Long An) rải vôi bột cải tạo nước nuôi tôm – Ảnh TIẾN TRÌNH

Những ao nuôi tôm này loang lổ như các “đám da beo” ngày càng lan rộng trên đồng lúa Đồng Tháp Mười.

Nghỉ làm trưởng ấp để… nuôi tôm

“Những “đám da beo” này lan rộng nhanh, đất trồng lúa bị thu hẹp lại… Tới giờ thì nhiều nơi diện tích nuôi tôm muốn lấn át diện tích trồng lúa rồi” – ông Bảy Nhâm, một nông dân ở Mộc Hóa, nói.

Không chỉ lo nước mặn từ các ao nuôi tôm ảnh hưởng trồng lúa, ông Bảy Nhâm và những nông dân trong vùng còn “sốt ruột” khi thấy các hộ dân lân cận nuôi tôm có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. “Gần nhà tôi có nhiều người đào ao thả tôm. Chính quyền địa phương không cho, nhưng họ làm lén, làm đại tới đâu hay tới đó. Chứ trồng lúa không khá nổi”, ông Bảy Nhâm nói thêm.

Tiếp tục đọc “Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười”

Vì đâu “Cánh đồng lớn” không lớn?

19/09/2022 | 06:28

TP “Cánh đồng lớn” (CĐL), trước đây là “Cánh đồng mẫu lớn”, là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa xác nhận; nông dân được doanh nghiệp (DN) cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm… Mô hình này từng được xem là “hình mẫu tối ưu” cho mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo, tuy nhiên hiện cũng bộc lộ những bất cập nhất định trong quá trình triển khai.

Mô hình “Cánh đồng lớn” ở Đồng bằng sông Cửu Long bộc lộ những bất cập nhất định trong thực tế triển khai. ẢNH : CẢNH KỲ

Tiếp tục đọc “Vì đâu “Cánh đồng lớn” không lớn?”

Nước và người đồng bằng sông Cửu Long: 25 câu chuyện từ những con số


DV – Thiên nhiên ưu đãi cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đất đai màu mỡ, nước ngọt dồi dào, là những thế mạnh để phát triển nông nghiệp và thủy sản. Nơi đây trở thành khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực và an ninh kinh tế của nước ta. Nhưng trong những năm vừa qua, do nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường sống, người dân vùng ĐBSCL phải thay đổi tập quán canh tác lúa và hoa màu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, thậm chí chuyển đổi nghề nghiệp và nơi ở.

Trong bài báo sau đây, chúng tôi phân tích dữ liệu về nông nghiệp, thủy điện, xâm nhập mặn, lượng mưa, thu nhập, tỷ lệ việc làm và tỷ lệ người di cư ở ĐBSCL trong hơn 20 năm qua, nhằm mang lại bức tranh toàn cảnh về những thay đổi trong điều kiện canh tác nông, ngư nghiệp ở vùng ĐBSCL, giải thích vì sao có sự sụt giảm trong diện tích trồng lúa và sản lượng thủy sản, và phải làm gì để thích ứng với sự thay đổi này, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.

Tiếp tục đọc “Nước và người đồng bằng sông Cửu Long: 25 câu chuyện từ những con số”

Giải pháp giúp nông dân ĐBSCL thoát khỏi ‘vòng kim cô’ cây lúa

Vân Phong – 16/12/2021 19:32

(KTSG Online) – GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ – cho rằng việc giao chỉ tiêu GDP từ chính quyền cấp trên xuống cấp dưới với đơn vị là tấn lúa khiến nhiều nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải trồng lúa mà không được làm những việc khác, từ đó dần mắc trong “vòng kim cô” mang tên cây lúa.

Quan điểm này được GS Võ Tòng Xuân nêu tại tọa đàm “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch” sáng 16-12.

Nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh

Tiếp tục đọc “Giải pháp giúp nông dân ĐBSCL thoát khỏi ‘vòng kim cô’ cây lúa”

Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế

RFI –  01/11/2021

Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế - Tạp  chí Việt Nam
Ảnh tư liệu chụp ngày 21/09/2009, tại Sài Gòn, Việt Nam, sau một cơn mưa lớn. Do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ngập lụt ở các thành phố miền nam ngày càng trầm trọng. ASSOCIATED PRESS – Le Quang Nhat

Là một trong 4 quốc gia gánh chịu những tác hại năng nề nhất của biến đổi khí hậu, tại Hội nghị Thượng đỉnh Paris COP 21, Việt Nam đã cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng khí nhà kính phát thải vào năm 2030 so với năm 2005 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.QUẢNG CÁO

Nhân dịp hội nghị khí hậu COP 26 vừa khai mạc ở Glasgow ngày 31/10/2021, chúng ta hãy tìm hiểu xem các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam có những mặt tích cực và những hạn chế nào? Mời quý vị nghe ý kiến của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu.

Tiếp tục đọc “Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế”

Hiện trường điện gió ở Quảng Trị, ai vô tâm sẽ không thấy kinh hoàng

NN – Thứ Năm 14/10/2021 , 10:25

Một số bãi thải, mái taluy ở các công trình điện gió chưa lu lèn đầm chặt, trồng cây, gia cố chống xói lở, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Quảng Trị có 31 dự án điện gió được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng. Riêng tại huyện Hướng Hoá có 26 dự án đang cấp tập triển khai thi công để kịp hưởng giá ưu đãi (giá FIT) cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021.

Theo UBND huyện Hướng Hoá, hiện vẫn còn một số dự án điện gió đang trong quá trình đẩy nhanh tiến độ nên chưa tuân thủ đầy đủ yêu cầu khắc phục sạt lở đất và môi trường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lũ quét, sạt lở đất khi mùa mưa bão đang đến gần.

Một người dân xã Húc buồn rầu bên ruộng lúa bị đất đá từ dự án điện gió trôi lấp. Người này cho hay, ruộng lúa của gia đình nằm ngay dưới chân các tua-bin điện gió, không thể canh tác trong thời gian tới nên đã yêu cầu chủ đầu tư đền bù toàn bộ để tìm chỗ khác ổn định hơn.
Một người dân xã Húc buồn rầu bên ruộng lúa bị đất đá từ dự án điện gió trôi lấp. Người này cho hay, ruộng lúa của gia đình nằm ngay dưới chân các tua-bin điện gió, không thể canh tác trong thời gian tới nên đã yêu cầu chủ đầu tư đền bù toàn bộ để tìm chỗ khác ổn định hơn.

Tiếp tục đọc “Hiện trường điện gió ở Quảng Trị, ai vô tâm sẽ không thấy kinh hoàng”

Khát nước giữa bốn bề sông nước

Khát nước giữa bốn bề sông nước
Cây lúa bị thiệt hại

Một ngày cuối tháng 2, bà Phan Thị Lan (xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) ra đứng giữa đồng trong tâm trạng bấn loạn. Gần 1ha lúa đông xuân của bà đã chết khô tự lúc nào. Nhà bà Lan có 1,7ha trồng lúa, nhưng đã bị mất trắng 1ha do không đủ nước tưới. Giờ chỉ biết tìm mọi cách để cứu 0,7ha lúa 45 ngày tuổi còn lại.

Tiếp tục đọc “Khát nước giữa bốn bề sông nước”

GS Võ Tòng Xuân: Xử lý nghiêm doanh nghiệp từ chối hợp đồng bán gạo dự trữ

laodong.vn

Thứ tư, 15-04-2020 | 16:45:00 PM GMT+7 Bản in 
Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, nếu hợp đồng giữa Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp gạo dự trữ đã được ký kết thì mọi việc có thể dễ dàng phân xử bởi về nguyên tắc, đã ký hợp đồng là phải thực hiện, nếu phá vỡ thì cứ căn theo hợp đồng, theo luật để xử lý và phải xử lý nghiêm.

Vũ Kim Hạnh – Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…

mekong-cuulong.blogspot.com
FB Vũ Kim Hạnh 28-3-2020

Cảnh thu mua lúa trên kênh Xà No, Hậu Giang ngày 24/3 nay không còn nữa. Ảnh: internet

10g sáng hôm nay, bài báo của vnexpress.net vừa được post lên. Thực tế (thấy trước) này không hề do tôi “tưởng tượng”. Sau stt tôi vừa viết sáng nay, tôi nhận hàng loạt inbox. “Chị đói thì ăn tiền hay ăn gạo?”, “Đừng xúi dại, dich bệnh thế, chị bỏ tiền vào nồi nấu à?”, “Chị chưa biết nạn đói 1945 nên cứ chém gió thế”. “Mạnh vì gạo, bao vì tiền chị biết không, kho phải đầy gạo, mới yên tâm”. Tôi thấy cãi cũng vô ích. Chỉ mong họ hiểu một thực tế đau lòng đang diễn ra ở miền Tây. Khổ cho nông dân rồi, thấy không, phản ứng rất nhanh của thị trường, bây giờ, ai chịu khổ cho nông dân đây? Vừa ăn cơm xong, tôi xin tóm lược nhanh bài báo. Tiếp tục đọc “Vũ Kim Hạnh – Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…”

Sản xuất lúa ở ĐBSCL “lạc đường” từ lúc nào?

Dương Văn Ni
Thứ Bảy,  13/4/2019, 20:18 

(TBKTSG) – Trong lúc cả xã hội còn đang say “giấc mơ” trở thành cường quốc hàng đầu trong xuất khẩu gạo, thì những nông dân trồng lúa là những người “tỉnh mơ” đầu tiên. Họ thấy rằng năng suất lúa đạt càng cao thì lợi nhuận càng giảm, do chi phí phân bón, thuốc sâu tăng cao.

Cây lúa mùa, bài toán nông nghiệp ĐBSCL

Chúng ta đã ưu tiên “quá lâu” cho cây lúa. Ảnh: Thành Hoa

Ưu ái quá lâu

Bây giờ nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn phải sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu. Năm nào có nhiều nước ngọt đổ về thì nông dân các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang phải thức trắng đêm tuần tra vì sợ bể đê bao.

Tiếp tục đọc “Sản xuất lúa ở ĐBSCL “lạc đường” từ lúc nào?”

75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói – 6 bài

Người đàn bà khóc đứa con vừa lọt lòng đã bị chết trong nạn đói 1945 (Ảnh: Võ An Ninh)

***

75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói: Bài 1 – Nơi chết đói nhiều nhất miền Bắc

08/04/2019, 06:30 (GMT+7)

Chưa bao giờ Việt Nam xảy ra một thảm họa lớn như thế cả về số lượng người chết lẫn quy mô của vùng bị nạn, có lẽ chỉ thua cuộc chiến chống Mỹ 1954-1975 nhưng thời gian nạn đói 1944-1945 thì có 6-7 tháng. Hàng triệu người chết đói nay tuy thân xác đã tiêu tan mà vẫn còn để lại nỗi đau trong lòng con cháu, vì sao họ lại ngã xuống, vì sao không có sự bù đắp, vì sao không một tượng đài… Tiếp tục đọc “75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói – 6 bài”