Trước những yêu cầu mới từ thị trường này, nông dân Tây Nguyên đang thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các phương thức canh tác mới… Trong đó phải kể đến Dự án Cà phê cảnh quan bền vững. Dự án này đã có những tác động tích cực, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê.
Khi thấy cô người mẫu Tây mặc váy dệt bằng sợi tơ dứa của mình trình diễn tại Thụy Sĩ, Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Thị Liễu – đồng sáng lập Ecosoi mừng muốn phát khóc.
Người mẫu mặc trang phục dệt bằng sợi tơ dứa của Ecosoi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Một bộ váy 5 – 6 triệu
Không mừng sao được khi các công ty may đang loay hoay tìm vùng nguyên liệu xanh và bền vững để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, trong khi đó Công ty CP Nghiên cứu sản xuất và Phát triển sợi (Ecosoi) mới thành lập đã tiên phong khai thác sợi từ lá dứa, biến rác phế phẩm nông nghiệp thành tài nguyên.
Con đường bền vững cho bán đảo Cà Mau – Kỳ 1: Cỏ năn tượng có là giải pháp cho xung đột mặn ngọt?
Trung Chánh – Thứ Tư, 1/03/2023
LTS: Không gian phát triển sinh thái vùng ĐBSCL đã được thể hiện khá rõ trong quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch vùng ĐBSCL, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là cơ sở cho các địa phương tổ chức lại quy hoạch để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, bán đảo Cà Mau cùng với ĐBSCL đã có những thay đổi phù hợp, thích ứng có sự kiểm soát nhằm đã tạo ra những giá trị sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh. Từ kết quả thực tế cho thấy, vẫn cần có những cơ chế mang tính đặc thù và những ý tưởng sáng tạo, đột phá nhằm thúc đẩy nguồn lực đầu tư mang tính liên kết vùng, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và sinh kế lâu dài của người dân.
Kinh tế Sài Gòn Online – Cỏ năn tượng hay còn gọi là hến biển (có tên khoa học là Scirpus Littoralis Schrab) là hướng đi mới cho vùng Bán đảo Cà Mau. Loại cây này không chỉ “hoá giải” xung đột lợi ích mặn ngọt vốn diễn ra từ nhiều năm qua, mà còn hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế dựa vào lợi thế hiện có của cư dân địa phương.
Mô hình đưa cây Năn tượng xuống ruộng được triển khai đến huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trung Chánh
(VAN) The EU has warned that bitter leaves and some other agricultural products exported from Vietnam have exceeded the maximum residue level of many active ingredients and banned substances.
According to the Vietnam Sanitary and Phytosanitary Notification Authorities and Enquiry Point (SPS Vietnam Office), RASFF – Rapid Alert System for Food and Feed of the European Union (EU) has just sent a warning notice, stating that the product of frozen ground bitter leaves of An Van Co., Ltd. Thinh (Address: 60 Ly Thuong Kiet, Ward 1, Bao Loc City, Lam Dong Province) was found to have exceeded the maximum residue level (MRL) of many active ingredients and banned substances.
The product of frozen ground bitter leaves receives warning from the EU.
In which, some active ingredients have high residue levels such as: Thiamethoxam (54 mg/kg); Tebuconazole (26 mg/kg); Propiconazole (34 mg/kg); Diniconazole (86 mg/kg).
The country issuing the notification is the Netherlands, which has notified the consignee. Finland has initiated the recall of the product.
In addition to frozen ground bitter leaves, Vietnam has also received warning on tea exported to Hong Kong. This product contains three banned substances and pesticide residues exceeding EU regulations, including: Chlorfluazuron (0.11 mg/kg); Imidacloprid (0.15 mg/kg) and Chlorpyrifos (0.043 mg/kg).
Being the focal point for transparent information about SPS measures and regulations to WTO members, the Vietnam SPS Office has notified this issue to the Plant Protection Department and related units.
Giữa vùng ĐBSCL tưởng như đã có rất nhiều các giải pháp nông nghiệp thì tinh thần “làm đúng lại cái đang bị làm sai; làm tốt hơn cái đang tốt; làm có cái chưa có; và làm một dấu ấn tốt để lại cho cuộc sống” của TS. Nguyễn Thanh Mỹ vẫn thôi thúc ông đi tìm giải pháp giúp ngành tôm vượt qua những thách thức đang bó buộc tiềm năng của lĩnh vực này.
Giải pháp mà TS. Nguyễn Thanh Mỹ – Giám đốc điều hành Rynan Technologies và Mỹ Lan Group hướng đến ấy là một cách thức thực hành khác với những gì đã có từ trước đến nay – một “mô thức” nuôi tôm thẻ siêu thâm canh giàu oxy công nghệ số TOMGOXY (viết tắt cho chữ Tôm Giàu Oxy) mà ông và các kỹ sư ở công ty đã phát triển, dựa trên sự tích hợp các công nghệ vật lý, hóa học, sinh học và kỹ thuật số.
Đằng sau chuyện “trồng nấm trên rơm rạ” của Fargreen là lời giải cho một bài toán khó nhưng đầy tiềm năng về cả mặt xã hội và kinh doanh.
Bà Lưu Thị Sim đang thu hạch nấm được trồng trong thùng nhựa đựng thực phẩm có thể tái chế.
Làm sao để người nông dân đừng đốt rơm rạ?
Cách đây hai năm, Trần Thị Khánh Trang được giới truyền thông của Việt Nam chú ý sau khi chị được tạp chí Foreign Policy bình chọn là một trong 100 Global Thinkers năm 2015 với cương vị là người sáng lập Fargreen, một startup xây dựng và kết hợp với một mạng lưới các hộ nông dân trồng nấm trên rơm rạ như một mũi tên trúng hai đích: vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa bảo vệ môi trường. Đây là danh sách gồm những người đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có những ý tưởng và hành động thiết thực giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Cách đây hơn 10 năm, tôi làm chương trình bà mẹ trẻ em thấy nhiều cái bất thường. Thứ nhất hay bị sảy thai, thứ nhì đẻ non, thứ ba là quái thai dị dạng..
Chị Hà Thị Thu, nguyên nữ hộ sinh của Trạm y tế xã Lũng Vân cũ (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) kể: “Có đứa sinh ra không có tay mà chỉ một ít mọc ra từ nách, không có chân mà chỉ có một ít mọc ra từ háng; có đứa bụng cóc; có đứa không hộp sọ; có đứa mũi như mũi lợn; có đứa không có lỗ hậu môn; còn sứt môi, hở hàm ếch thì rất nhiều.
Tôi nghĩ dân ở đây dùng lắm thuốc trừ cỏ nên mới xảy ra như thế… bởi trước khi có thuốc trừ cỏ ở xã tôi mỗi năm trung bình 35 – 40 trẻ ra đời, quái thai dị dạng hầu như không có, thỉnh thoảng có 2 – 3 ca sảy thai, đẻ non; Còn khi bà con biết dùng thuốc trừ cỏ thì mới nhiều, trung bình quái thai khoảng 5 – 6 ca/năm; sảy thai, đẻ non khoảng 10 ca/năm.
Có chị ở xóm Bục đi lấy chồng ở xóm Lở đẻ 3 lần không được đứa con nào lành lặn. Có lần chị đi siêu âm, thấy thai dị dạng không thành người nhưng bởi phá thì tốn tiền, phải bán bò nên vẫn để, khi đẻ xuống tỉnh nằm nhưng không thấy mang con về, chẳng biết sống chết thế nào. Chị này rất chăm chỉ, vụ nào cũng trồng 40 – 50kg ngô giống nên phải thường xuyên đi phun thuốc trừ cỏ, nhiều hôm bảo rát họng còn không ăn được.
Ảnh: Phụ nữ ở xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang xây dựng đường hoa thôn bản. Ảnh do Lò Thị Nhiên chụp.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới – 10 năm nhìn lại và con đường phía trước
Giới thiệu
Tại Việt Nam, phát triển nông thôn luôn song hành với phát triển nông nghiệp. Bản thân nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Việt Nam, là trụ cột của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, phát triển nông thôn luôn là trọng tâm hàng đầu của chính phủ Việt Nam.
Bà Ất vốc một nắm muối, rải đều quanh mỗi gốc cây. Đơn giản hàng năm chỉ đôi lần như thế nhưng trên 500 gốc ấy đến vụ sẽ cho bà hơn 500 phân vàng…
Cây trồng bất bại
1 phân vàng (1/10 chỉ) là mức thu trung bình còn những cây có buồng quả đẹp phải thu gấp đôi, gấp ba. Ở cái xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) này, sau mỗi mùa dân tình lại í ới rủ nhau đi mua vàng, đó là cách mà nhiều người già tích lũy kiểu “ăn chắc, mặc bền”. Bà vợ ông Nguyễn Văn Ất ở làng Hoành Đồn cũng không phải là ngoại lệ.
Bà bảo với tôi rằng chưa có loại cây gì mà đầu tư chỉ 1 đồng lại lãi 100 đồng như cây cau ở quê mình hiện nay: “Nhà tôi có hơn 500 gốc cau đang thời kỳ cho quả, mỗi năm phải cho chúng “ăn” muối 2 lần, vào tháng 2 và tháng 9 âm lịch, lúc trời đã hết mùa mưa. Ngoài muối tôi còn bón thêm chút phân lân. Tính ra hàng năm đầu tư chỉ 3 tạ muối, 3 tạ lân hết cỡ trên 2 triệu là thu hoạch thôi”.
Vợ ông Ất đang cho cây ăn muối. Ảnh: Dương Đình Tường.
Còn ông Ất thì giải thích cho tôi rằng cau vốn thích hợp với thổ nhưỡng vùng lấn biển đất hãy còn chất mặn. Hàng trăm năm trước, khi Hải Đường là đất mới thì trồng cau rất sai quả nhưng theo thời gian nó được ngọt hóa nên phải bón thêm muối, còn các xã gần biển như Hải Châu, Hải Hòa… thì không cần.
“Cứ 4, 5 năm cau đắt mới có 1 năm cau rẻ nhưng dù rẻ mấy nó vẫn còn hơn nhiều trồng lúa. Trung bình mỗi gốc cau mỗi năm cho thu 7 – 8 kg quả, năm ngoái giá bán 40.000 – 50.000 đồng/kg tôi thu cỡ 200 triệu, năm nay giá bán 80.000 – 90.000 đồng/kg tôi ước thu cỡ 300 triệu. Ngoài bán cau quả tôi còn bán cỡ 10.000 cây cau giống mỗi vụ, với giá 20.000 đồng/cây cũng thu khoảng 200 triệu nữa…
Hai đứa con trai tôi sau bao năm đi làm thuê bên ngoài giờ cũng về nhà trồng cau cùng bố. Chúng vừa làm 2 cái nhà, hơn tỉ và tỉ rưỡi. Giờ với chúng tôi, dù có giãn cách xã hội cả năm nữa cũng không thành vấn đề bởi rau sẵn trong vườn, gà sẵn trong chuồng, cá sẵn dưới ao, còn gạo sẵn ở trên những ngọn cau cao 9 – 10m”…
Đường làng ở Hải Đường. Ảnh: Dương Đình Tường.
Lạ cái là Hoành Đồn ai cũng có cau nhưng cả làng giờ chỉ còn vài ba người ăn trầu. Cau là giống trồng một lần “ăn” cả một đời, người sống đến 80, 90 tuổi mà cây vẫn cho thu hoạch. Vườn cau nhà ông Ất nhiều cây đã 60 – 70 năm tuổi do tay bố mẹ ông trồng, cây 40 – 50 tuổi do tay vợ chồng ông trồng, cây 10 – 20 tuổi do tay các con ông trồng.
Chúng đứng cạnh nhau, đều tăm tắp như những hàng kiêu binh đang bồng súng. Thân cau càng thẳng thì thân chủ vườn càng cong, ngọn cau càng gần trời thì đời chủ vườn càng gần đất, nhưng mối thâm tình giữa cây và người thì vẫn còn xanh ngát tựa thủa nào.
Cau trồng 2 năm, khi cao cỡ 1,5m là phải hạ thấp 1 lần bằng cách đào bầu, trồng lại, sâu hơn cũ 20 – 30cm để cho dóng ngắn, lớn chậm, có nhiều quả.
Ông Đỗ Thanh Minh – Xóm trưởng xóm 6 bên những cây cau giống. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ông Đỗ Thanh Minh – Xóm trưởng xóm 6 làng Hoành Đồn cho tôi hay xóm có 156 hộ thì đều có cau cả. Hộ ít là những cặp vợ chồng mới ra ở riêng có chừng 30 – 50 gốc, hộ trung bình 200 – 300 gốc còn hộ nhiều 700 – 800 gốc. Đó là chỉ tính những cây đang cho thu hoạch chứ chưa kể loại đang lớn.
“Nói đến Hoành Đồn là nói đến bãi chăn trâu, đồn trâu, giếng mắt trâu, sông Thiên Tạo và không thể không nhắc đến bốn mùa bát ngát cau xanh. Xưa dân làng hễ trồng một vườn cau là có một giàn trầu ở bên cạnh để gánh lên Hà Nội, gánh xuống Hải Phòng, gánh vào Thanh Hóa bán.
42 năm trước khi tôi mua thổ đất này, ông nội bảo nên trồng cau vì đó là giống cây chưa bao giờ thất bại. Bởi thế, trong vườn nhà tôi hiện có những gốc cau 45 năm tuổi, còn phổ biến là những gốc 40 năm tuổi. Giờ trong xóm nhà ai có vườn rộng thì không cớ gì mà lại không giàu. Năm ngoái giá cau rẻ hơn đã 5 – 7 hộ lãi cả trăm triệu, năm nay giá cau đắt thế thì phải cỡ 15 – 20 hộ có thu như vậy, còn lại thu 50 – 70 triệu là chuyện thường.
Như tôi có hơn 5 sào vườn với hơn 400 gốc cau cộng bán mỗi năm cả vạn cây giống nên năm 2020 lãi cỡ 300 triệu, năm nay ước được 450 triệu. Con gái tôi là Đỗ Thị Nhung có 2,5 mẫu vườn, tầng trên là cau, tầng dưới là ổi, mỗi ngày thu trung bình 2 triệu”…
Niềm vui với vườn cây, ao cá. Ảnh: Dương Đình Tường.
Nhà ông Minh làm theo lối cổ lợp ngói ta với cột kèo bằng lim nâu bóng màu năm tháng, giữa trời nóng mà tôi bước vào mát tựa điều hòa. Hoành Đồn có 80% nhà làm theo hướng nam có ao, có vườn mà tầng cao nhất là cau, cao vừa là thanh long bám ngang thân cau, tầng thấp là các loại cây ăn quả.
Không chỉ trồng trong vườn, quanh tường rào mà cau còn được trồng cả hai bên đường với những dong, hoành thẳng tắp để giữa trời nắng gắt mà khách bộ hành như đi lạc giữa màu xanh trong. Chẳng thế mà nguyên Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Huy Ngọ từng phải thốt lên: “Hoành Đồn chỉ được đầu tư 600 triệu để xây dựng nông thôn mới mà các nơi khác có đầu tư cả 6 tỉ cũng chưa được như thế này”. Chẳng thế mà các đoàn khách Mỹ, Nhật đi giữa đôi hàng cau giữa tiết nực mà bỏ hết cả mũ ra để ngắm cho đã mắt những tàng cây cao vút, hít hà cho đẫy phổi mùi thơm dịu ngọt của hương trời rồi nhờ người leo lên tận ngọn cây hái xuống một chùm hoa mà trầm trồ, thán phục.
Một ngôi nhà ở Hải Đường được vây quanh bởi cau. Ảnh: Dương Đình Tường.
Lão nông hơn 90 tuổi Nguyễn Văn Bình bảo rằng đời mình chứng kiến hai đợt cau đắt: Đắt nhất là hơn 40 năm trước khi 1kg cau khô đổi được 1 chỉ vàng, ông Phạm Văn Liễn lúc đó đã mua mảnh vườn với 5 gian nhà ngói, cột lim chỉ bằng vài yến cau khô. Đắt nhì là 2 năm gần đây, khi 1kg cau khô bán đổi được xấp xỉ 1 phân vàng (1/10 chỉ).
Chỉ cần có 100 gốc cau là một cặp vợ chồng già chẳng phải lo nghĩ gì nữa bởi dù đắt hay rẻ vẫn rủng rỉnh tiền tiêu, bởi dù có bão cấp 11, 12 cái “cây ATM” lưng chừng trời ấy vẫn không hề hư hại. Cách đây mấy năm thu nhập cả tháng của đám thanh niên trong xóm đi làm bên ngoài là hơn 1 tỉ, còn người già ở lại 1 vụ lúa 4 tháng chỉ được 800 triệu, 1 vụ cau chỉ được hơn 2 tỉ. Giờ thì tình thế đã đổi ngược, mỗi năm thu nhập từ cau của xóm đã trên 10 tỉ.
Cơn “say” cau của cả làng, cả xã
Mới nhai dập dạp miếng kẹo cau mà miệng tôi đã nóng bừng còn đầu thì cứ lâng lâng như người say. Ấy vậy mà chưa bằng cái “say” của cả làng, cả xã Hải Đường với quả cau hiện tại. Lúc tôi đến thì lò sấy của anh Lê Xuân Hiệp đang đỏ lửa và mờ mịt hơi nước. Cau sau khi luộc chừng 1,5 tiếng sẽ được đem sấy trong lò hơi suốt 4 ngày.
Năm ngoái sản lượng cau của toàn xã Hải Đường khoảng 900 tấn quả tươi, tổng thu cỡ 60 tỉ, còn năm nay sản lượng cũng tương tự nhưng tổng thu sẽ cao hơn. Tuy thế, sản lượng này cũng chẳng thấm tháp là bao so với công suất của các lò sấy nên mùa này đang làm chủ yếu là cau nhập từ Thái Lan. Nhiều chủng loại, lắm chất lượng như vậy nên người bên công ty chế biến của Trung Quốc cứ đến mùa lại về cắm chốt ở xã để giám sát xem có bị trộn hàng, qua mặt hay không.
Cứ 5 tấn cau tươi sẽ cho ra 1 tấn cau khô. Hiệp kể: “Lò của tôi thuộc dạng nhỏ trong tổng số hơn 30 lò của xã. Tháng 5 âm tôi sấy ở miền Tây, tháng 7, tháng 8 sấy ở Tây Nguyên, ở Quảng Nam còn tháng 9 lại về quê. Cau đưa vào sấy đủ loại, đều bán sang Trung Quốc, thành phẩm 1kg khô rẻ nhất là cau Thái Lan, Myanmar giá 230.000 – 240.000 đồng, cau miền Tây giá 280.000 – 300.000 đồng, cau Quảng Nam, Hải Phòng giá 370.000 – 380.000 đồng, còn cau Hải Hậu giá 450.000 đồng do ngọt và mềm nhất.
Phải chọn mua được nhiều quả loại 1 tức dài 4,3cm chiếm tỷ lệ cỡ 70% trở lên, loại 2 dài 4cm chiếm cỡ 20%, còn loại 3 ngắn hơn 4cm tỷ lệ càng ít càng tốt. Năm ngoái giá cau tươi 40.000 – 50.000 đồng/kg, mỗi tấn sấy lãi 10 – 15 triệu nên lò nhỏ lãi được 400 – 500 triệu còn lò to lãi được đôi, ba tỉ, thậm chí còn hơn. Năm nay cau tươi đắt, lại dính dịch Covid-19 nên xe chở hàng tươi các nơi về ít, xe chở hàng khô lên biên giới cũng gặp khó khăn, mẻ lãi bù mẻ lỗ, các lò đang ở trong tình trạng hòa. Nghề buôn hàng này cũng bấp bênh lắm, có gia đình cách đây mấy năm đã phải bán nhà trả nợ”.
Một hàng rào làm bằng cau và cây xanh. Ảnh: Dương Đình Tường.
Hiệp từng sang những nhà máy to như khu công nghiệp ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc xem chế biến kẹo cau từ thịt quả trộn với mạch nha, bạc hà ăn thay kẹo cao su để chống rét, chống cúm. Mỗi gói kẹo gồm 10 miếng từ 5 quả cau bổ đôi làm từ hàng trộn của các địa phương có giá khoảng 80.000 đồng, nhưng nếu chế từ cau chuẩn của Hải Hậu sẽ có giá 150.000 đồng.
Theo anh Trần Thanh Huyên – Chủ tịch UBND xã Hải Đường, cau chủ yếu trồng trên đất vườn nhưng không thống kê được chính xác diện tích vì toàn dạng xen canh. Nếu cho phép chuyển đổi thì “thả” ra một cái, ruộng lúa hôm nay nhưng ngày mai 100% sẽ thành luống cau hết lượt.
Lý giải 2 năm nay cau đắt, người thì bảo do Trung Quốc nhập về điều chế thuốc chống cúm, người thì bảo vừa rồi Trung Quốc mưa bão trôi hết các kho hàng dự trữ cau khô để làm kẹo nên cầu tăng đột ngột.
Brazil is turning to stronger and more bitter robusta coffee beans, which are hardier in the heat than the delicate arabica, in a sign of how climate change is affecting global markets
* Robusta coffee more heat tolerant than arabica
* It can be grown at lower altitudes than rival variety
* Top roasters ramping up use of Brazilian robusta
* Yields in Brazil now match top robusta grower Vietnam
By Maytaal Angel, Marcelo Teixeira and Roberto Samora
LONDON/NEW YORK/SAO PAULO, Aug 16 (Reuters) – Coffee leader Brazil is turning to stronger and more bitter robusta beans, which are hardier in the heat than the delicate arabica, in a sign of how climate change is affecting global markets – and shaping our favourite flavours.
Brazil is the world’s biggest producer of arabica, yet its production has stayed largely flat over the last five years. Meanwhile its output of cheaper robusta – generally grown at lower altitudes and viewed as of inferior quality – has leapt and is attracting more and more international buyers, new data shows.
The expansion is challenging Vietnam’s longstanding robusta dominance, while squeezing smaller players, increasingly leaving output concentrated in fewer regions and more vulnerable to price spikes if extreme weather occurs.
It also promises to gradually alter the flavour of the world’s coffee over the coming years as more of the harsher and more caffeine-charged robusta variety, widely used to make instant coffee, makes its way into the pricier ground blends currently dominated by arabica.
Whatever your taste, Enrique Alves, a scientist specialising in coffee seed cultivation at Brazilian state agritech research centre Embrapa, said that it might ultimately be thanks to robusta that “our daily coffee will never be missing” as the globe warms.
DT – Nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng được tỉnh Cà Mau phấn đấu mở rộng diện tích lên đến 20 ngàn ha trong năm 2020.
Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh.
Rừng và tôm
ĐBSCL, tháng 5 nắng nóng oi bức, chúng tôi lặn lội về vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) được chứng kiến cuộc chuyển đổi tư duy ở đây. Đến nơi đây, cái nắng nóng đã dịu hẳn đi khi chúng tôi ẩn mình vào trong những cánh rừng đang nuôi tôm sinh thái và được nghe những câu chuyện thành công trong cuộc chuyển đổi này.
The US’s thirst for coffee drives forest loss in central Vietnam, while Germany’s craving for cocoa is doing the same in West Africa, a landmark study that tracks the drivers of deforestation across borders found.
<p>A Vietnamese farmer tosses roasted coffee beans in order to remove the bits of burnt skin surrounding each one. Image: jeevs, CC BY-NC-ND 3.0</p>
Consumption patterns, especially in wealthier countries, are eating away at forests in some of the world’s most biodiverse regions. In the US, the thirst for coffee drives forest loss in central Vietnam, a landmark study that tracks the drivers of deforestation across borders found.
Germany’s demand for cocoa is linked to forest loss in Côte d’Ivoire and Ghana, while Japan’s demand for agricultural products like cotton fuels deforestation in coastal Tanzania.
NN – Nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng được tỉnh Cà Mau phấn đấu mở rộng diện tích lên đến 20 ngàn ha trong năm 2020.
Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh.
Rừng và tôm
ĐBSCL, tháng 5 nắng nóng oi bức, chúng tôi lặn lội về vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) được chứng kiến cuộc chuyển đổi tư duy ở đây. Đến nơi đây, cái nắng nóng đã dịu hẳn đi khi chúng tôi ẩn mình vào trong những cánh rừng đang nuôi tôm sinh thái và được nghe những câu chuyện thành công trong cuộc chuyển đổi này.
Ông Võ Văn Dũng, một trong những người nuôi tôm sinh thái dày dặn kinh nghiệm, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi tôm sinh thái ở ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cho biết: Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ít tốn chi phí do nuôi không sử dụng thức ăn. Mật độ thả tôm giống thấp không quá 3 con/m2 mặt nước. Tiếp tục đọc “Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha”→
Với bờ biển dài 3.260 km và diện tích mặt nước khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành rong biển, đặc biệt là khu vực miền Trung có bờ biển đá và dải biến thiên nhiệt độ hẹp. Tại Việt Nam đã xác định được 800 loài rong biển thuộc 4 ngành, trong đó, ngành rong đỏ chiếm hơn 400 loại, ngành rong lục chiếm 180 loại, ngành rong nâu hơn 140 loại và ngành rong lam gần 100 loại.
Rong nho là một trong những loài có giá trị kinh tế cao đang được trồng phổ biến ở Việt Nam