English: The costs of being overweight and obese in Asia and the Pacific
Sự thịnh vượng ngày càng tăng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là nguyên nhân dẫn tới việc người dân thay đổi lối sống đi kèm với những tác động không mong muốn. Các nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế khiến cho người dân thay đổi chế độ ăn uống, là tác nhân đằng sau các bệnh không lây nhiễm- noncommunicable diseases (NCDs), đặc biệt là thừa cân béo phì. Một ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2015 cho thấy, khoảng 15 triệu người tuổi từ 30-69 chết vì NCDs mỗi năm (Waqanivalu 2018).
Tình trạng thừa cân béo phì ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương như thế nào?
Các vùng và quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ thừa cân béo phì cao (Helble and Francisco 2018). Hai trong mỗi năm người lớn, hoặc tổng số 1 tỷ người được coi là thừa cân béo phì (Helble and Sato 2018).
Trong số các quốc gia Tây Á, tỷ lệ thừa cân béo phì ở Mông Cổ là tương đối cao, là 49.4%. Ở khu vực Đông Nam Á, 46.3% dân số Malaysia bị coi là thừa cân béo phì. Trong khi đó ở khu vực Trung và Tây Á, và khu vực Nam Á, tỷ lệ này ở Afganistan là 45.89%, và Maldives là 40.3% cũng là những tỷ lệ cao, nhưng không bỏ quá xa các quốc gia còn lại, như Bhutan là 35.3% và Pakistan là 33.1%. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở khu vực Thái Bình Dương gần như gấp đôi các nước Châu Á với tỷ lệ cao nhất là ở Samoa và Tonga (lần lượt là 84.0% và 86.1%), tiếp đó là Kiribati (79.1%) và Liên Bang Micronesia (74.9%).
Ước tính chi phí của thừa cân béo phì ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Được coi như “quả bom nổ chậm”, thừa cân béo phì gây hậu quả nghiêm trọng ở cả mức độ cá nhân và nhà nước. Nó làm tăng nguy cơ mắc NCDs bao gồm các bệnh về tim, cao huyết áp, tai biến, tiểu đường và ung thư. Và trong khi tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân liên quan tới NCDs ngày càng trở nên áp đảo, chi phí kinh tế xã hội của NCDs cũng gây sửng sốt. Nghiên cứu cho thấy NCDs khiến cho tình trạng đói nghèo tồi tệ hơn: chi phí chữa trị cao, vượt quá 25% tổng thu nhập hộ. Chi phí chăm sóc dài hạn, đặc biệt là đối với bệnh tiểu đường, chi phí trả trước khi có bồi hoàn bảo hiểm, thành viên hộ gia đình phải dành thời gian chăm sóc người bênh, và các thành viên không lao động khác phải làm việc để tăng thu nhập nhằm chi phỉ các chi phí chăm sóc sức khỏe – tất cả các chi phí đó, cộng thêm với hệ thống y tế yếu kém ở rất nhiều nước khu vực Châu Á có thể khiến nhiều người có nguy cơ cao rơi vào tình trạng nghèo kinh niên.
Các chi phí liên quan tới thừa cân, béo phì có thể nhiều hơn chi phí chăm sóc sức khỏe đối với cả cá nhân và đối với hệ thống y tế (chi phí trực tiếp), bao gồm chi phí liên quan tới tình trạng giảm năng suất lao động, tình trạng tàn tât, và tỷ lệ tử vong gia tăng (các chi phí gián tiếp). Nhưng làm thế nào để đo lường được các chi phí liên quan đến thừa cân béo phì? Việc có dữ liệu để đo lường chính xác những chi phí trực tiếp và gián tiếp là vấn đề then chốt trong việc đo lường tác động – và biết được gánh nặng bệnh tật sẽ làm rõ tính nghiêm trọng của dịch bệnh này.
Không có quá nhiều nghiên cứu tính toán chi phí tuyệt đối của thừa cân béo phì. Một mặt, các nghiên cứu tính toán chi phí trực tiếp khá hiếm, với dữ liệu về chi phí và thủ tục y tế tản mạn và khó thực hiện được. Chi phí trực tiếp có thể được tính bằng hai cách. Một là phương pháp dịch tễ học, giả định rằng thừa cân béo phì góp phần một số bệnh gây ra chi phí y tế để chữa trị. Hai là các tiếp cận kinh tế, đo lường chi phí y tế gia tăng đối với người bị coi là thừa cân béo phì (Chung 2018; Helble and Francisco 2018).
Đo lường chi phí gián tiếp, mặt khác, dựa vào dữ liệu số năm sống điều chỉnh theo bệnh tât (DALY) từ nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (Global Burden of Disease Study) năm 2010 do Viện đo lường và đánh giá y Tế (Institute for Health Metrics and Evaluation). Dữ liệu này là số năm sống khỏe mạnh bị mất đi do bệnh tật hoặc sống trong tình trạng tàn tật.
Ước tính của Helble and Francisco (2018) cho thấy chi phí trực tiếp cao ở khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản có tỷ lệ thừa cân béo phì tương đối thấp, vào khoảng 23.3% và chi phí trực tiếp tương đối cao vào khoảng 15.47% trong tổng số chi phí chăm sóc y tế. Chi phí trực tiếp tuyệt đối của Nhật Bản được coi là cao nhất trong vùng, chủ yếu là do hệ thống y tế tiên tiến của nước này. Hàn Quốc cũng có tình trạng tương tự như Nhật Bản, mặc dù tỷ lệ thừa cân báo phì ở nước này cao hơn 32.3% nhưng chi phí trực tiếp có phần thấp hơn, là 14.4%.
Đáng chú ý rằng chi phí gián tiếp đối với tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở Đông Á vào loại thấp nhất vùng, trừ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Mông Cổ. Điều này có thể do tỷ lệ thừa cân béo phì thấp ở vùng này.
Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận ở các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á, như Singapore và Malaysia, là những nước có chi phí trực tiếp tuyệt đối tương ứng là 37.18% và 8.4%. Indonesia, Thailand và Philippines có tổng chi phí trực tiếp tương đương nhau. Tuy nhiên, tổng giá trị tuyệt đối của chi phí gián tiếp ở Indonesia vào khoảng cao nhất vùng, vào khoảng 10.39% tổng chi phí chăm sóc y tế.
Các nước Trung và Tây Á có chi phí trực tiếp và gián tiếp khá tương đồng. Kazakhstan là nước có chi phí tuyệt đối trực tiếp cao nhất trong tiểu vùng, cũng có chi phí gián tiếp tuyệt đối tương tự. Tổng chi phí trực tiếp là 13.40% trong tổng chi phí ý tế, trong khi các chi phí gián tiếp là 8.21%. Armenia, Azerbaijan, Georgia Cộng hòa Kyrgyz, và Uzebekistan có cùng tình trạng với chi phí trực tiếp vào khoảng 4-7% và chi phí gián tiếp nằm trong khoảng tương tự.
Các nước Nam Á, so với các vùng khác, có tỷ lệ chi phí trực tiếp thấp nhất. Chi phí gián tiếp cũng tương tự với các nước khác với Ấn Độ có chi phí gián tiếp tuyệt đối cao nhất.
Cuối cùng, vùng Thái Bình Dương, chi phí gián tiếp thuộc loại cao nhất trong vùng. Chi phí gián tiếp nằm trong khoảng 68.66% tổng chi phí y tế ở Palau, đến 16.79% ở Đảo Solomon. Để có thêm chi tiết, chúng tôi xem xét các chi phí này trong tương quan với tổng giá trị quốc nội (GDP). Đối với Palau, ví dụ, chi phí gián tiếp rơi vào khoảng 6.36% tổng GDP của nước này.
Chi phí trực tiếp thấp và chi phí gián tiếp cao: Một mối lo ngại
Tính toán chi phí trực tiếp và gián tiếp của tình trạng thừa cân béo phì cho thấy trong nhiều trường hợp, các nước có tỷ lệ cao lại có chi phí trực tiếp tương đối thấp (Helble and Francisco 2018). Các nước ở khu vực Thái Bình Dương có tỷ lệ thừa cân béo phì thuộc loại cao nhất, nhưng khi so sánh với các nước khác ở Châu Á lại có chi phí trực tiếp thấp hơn. Chúng tôi tìm thấy tình trạng ngược lại khi xem xét chi phí gián tiếp.
Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy các chi phí trực tiếp có thể là gánh nặng cho các nước Đông Á, Trung và Tây Á, và Đông Nam Á, trong khi các chi phí gián tiếp tác gây tác động nặng nề lên GDP của các nước vùng Thái Bình Dương, vào khoảng 0.51%. Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng đối với toàn vùng Châu Á Thái Bình Dương, chi phí trực tiếp ước tính vào khoảng 8.9% tổng chi phí y tế, tương đương với 0.56% tổng GDP toàn vùng, trong khi chi phí gián tiếp là 3.46%, hoặc 0.22% tổng GDP toàn vùng.
Khi xem xét cụ thể từng nước, các nước phát triển và tăng trưởng nhanh có chi phí trực tiếp cao hơn và chi phí gián tiếp thấp hơn, trong các các nước có nền kinh tế chậm phát triển hơn có chi phí trực tiếp thấp nhưng lại có chi phí gián tiếp cao hơn. Chi phí trực tiếp thấp cho thấy hệ thống y tế chỉ cũng cấp một phần nhỏ nhu cầu chăm sóc y tế, cho thấy rằng rất nhiều người thừa cân béo phì ở các nước này không nhận được điều trị cần thiết. Chi phí gián tiếp cao cho thấy năng suất thấp gây ra tổn thất kinh tế.
Trong khi các tính toán chi phí hiện thời của thừa cân béo phì có vẻ thấp, với tỉ lệ thừa cân béo phì gia tăng liên tục trên toàn cầu, và đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương, chúng tôi dự đoán các chi phí này sẽ gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả vùng.
Danh mục tài liệu tham khảo:
hung, Wankyo. 2018. Economic Impact of Obesity in the Republic of Korea. In Matthias Helble and Azusa Sato, eds. Wealthy but Unhealthy: Overweight and Obesity in Asia and the Pacific: Trends, Costs, and Policies for Better Health. Tokyo: Asian Development Bank Institute.
Helble, Matthias, and Kris Francisco. 2018. The Imminent Obesity Crisis in Asia and the Pacific: First Cost Estimates. In Matthias Helble and Azusa Sato, eds. Wealthy but Unhealthy: Overweight and Obesity in Asia and the Pacific: Trends, Costs, and Policies for Better Health. Tokyo: Asian Development Bank Institute.
Helble, Matthias, and Azusa Sato. 2018. Introduction. In Matthias Helble and Azusa Sato, eds. Wealthy but Unhealthy: Overweight and Obesity in Asia and the Pacific: Trends, Costs, and Policies for Better Health. Tokyo: Asian Development Bank Institute.
Waqanivalu, Temo. 2018. Fiscal Policy Options with Potential for Improving Diets, for the Prevention of Non-Communicable Diseases. Presentation prepared for the Obesity and Fiscal Policy Training Workshop: Tax Policy Design and Health Impact in Asia. Manila, Philippines. 13–15 July.