Tự do hóa thị trường điện Châu Âu: nửa ly nước đầy

English: Liberalisation of the European electricity markets: a glass half full

 Năm 2016, chỉ thị đầu tiên về tự do hóa thị trường điện châu Âu (năm 2006) kỷ niệm 20 năm ngày ban hành. Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ hai thập kỷ tự do hóa thị trường điện? Một số nhà quan sát, thậm chí những người có tiếng, [1] cũng đang tranh luận rằng thử nghiệm này là một thất bại.Theo định kỳ, các hội nghị được tổ chức tại Brussels hoặc các thủ đô khác để thảo luận về những cải cách mới được cho là cần thiết để cứu ngành điện châu Âu. Ủy ban Châu Âu đề xuất những thay đổi sau khi tham khảo ý kiến ​​của các bên liên quan trên thị trường. [2]

Bài báo đưa ra một quan điểm lạc quan hơn đó là: tự do hóa ngành điện của châu Âu đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu ban đầu của chỉ thị. Phải thừa nhận rằng có thể và sẽ cần phải cải tiến, nhưng chúng ta đã đi được một chặng đường dài. Vì vậy, ly nước đã đầy một nửa. Trong thời điểm nghi ngờ về sự thành công của hội nhập châu Âu, ngành điện cho chúng ta nhiều cơ sở để hài lòng.

1. Các mục tiêu ban đầu của quá trình tự do hóa ngành điện Châu Âu

Những nhà sang lập Liên minh châu Âu có một ý tưởng đơn giản trong đầu đó là: tăng cường mối liên hệ giữa các nước châu Âu để khiến chiến tranh là điều không thể. Họ tin – có lẽ là quá lạc quan – cho rằng hội nhập kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến hội nhập chính trị, nói cách khác là xây dựng một châu Âu liên bang. Dần dần, mọi ngành đều hòa nhập vào thị trường chung. Năm 1952, thép và than là ngành đi đầu tiên với Cộng đồng Than và Thép The European Coal and Steel Community (ECSC)

, tiếp theo là năng lượng nguyên tử với cộng đồng Euratom thành lập năm 1957. [3] Vào cuối những năm 1990, đến lượt khí đốt tự nhiên và điện tham gia vào thị trường chung. Mục đích của tự do hóa rất đơn giản là: góp phần mang lại hòa bình cho lục địa bằng cách tạo ra một thị trường chung châu Âu về điện cho phép bất cứ người tiêu dùng nào cũng có thể mua điện từ bất cứ nhà sản xuất nào, ở trong EU.

2.Những khó khăn của quá trình tự do hóa

Để tự do hóa, ngành công nghiệp điện phải vượt qua khó khăn vô cùng lớn

Khó khăn đầu tiên là biểu tượng. Cung cấp điện cho thị trấn, nhà máy và vùng nông thôn có lẽ là thành tựu công nghệ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Điện là trọng tâm của các nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển mơ ước điện khí hóa nhanh chóng. Một quan chức cấp cao của Bộ Năng lượng Pháp đã nói một cách ngắn gọn: “điện là sự sống” [4]. Ngay cả khi không thực chính xác về khoa học (tiếp cận nước uống dường như quan trọng hơn cho cuộc sống con người), thì tuyên bố cũng tổng kết rất tốt mối liên hệ của người dân với điện. Do có sự khác biệt ở chỗ điện được coi là một mặt hàng thiết yếu.

Thêm nữa, điện gắn liền với tiến bộ công nghệ và sự hiện đại mà điện mang lại. Liên kết này cũng góp phần làm cho điện năng khác biệt so với các mặt hàng khác trong tâm lý tập thể.

Khó khăn thứ hai là vấn đề chính trị. Ở hầu hết các quốc gia, ngành điện được cấu trúc theo “ngành dọc”, các công ty độc quyền quốc gia (natural monopoly – độc quyền tự nhiên), thường thuộc sở hữu của chính phủ quốc gia hoặc chính quyền địa phương. Do đó, để tự do hóa, phải chấm dứt độc quyền sản xuất và cung cấp điện, tư nhân hóa các công ty quốc gia lớn. Một cuộc cải cách tầm cỡ  như vậy đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ và lâu dài từ các chính trị gia, đồng thời phải có sự ủng hộ mạnh mẽ của các bên và các đảng.

Khó khăn thứ ba là kỹ thuật. Điện là một mặt hàng không lưu trữ được và được điều động bởi các quy luật vật lý cụ thể. Toàn bộ mạng lưới của Châu Âu được kết nối và đồng bộ hoá. Một cách ẩn dụ, tại mọi điểm trong mạng, mỗi cơ sở thiết lập phải gõ theo nhịp điệu, như trên một cái trống. Tất cả các tay trống phải hoàn toàn đồng điệu. Nếu một số vượt lên trước hoặc tụt lại sau những người khác, toàn bộ mạng có thể rơi ra từng mảnh. Vì vậy, việc thiết kế và giới thiệu một thị trường điện chung cho thị trường điện năng là một quá trình tinh tế hơn nhiều so với thị trường khoai tây, ô tô hay thị trường chứng khoán

Khó khăn thứ tư là tính kinh tế. Một kết quả kinh tế chung, theo Adam Smith, đó là sự tổng hợp của các thị trường làm tăng tổng thặng dư. Tuy nhiên, việc mở cửa biên giới tự động tạo ra nhiều người hưởng lợi (người tiêu dùng ở các nước đang mua điện giá cao trước khi hội nhập bây giờ đây có thể mua với giá thấp hơn, nhà sản xuất ở các nước nơi giá bán thấp trước khi hội nhập bây giờ có thể tiếp cận thị trường mới) và kẻ thua thiệt (về lợi nhuận) (nhà sản xuất ở các quốc gia có giá điện cao phải  đối mặt với cạnh tranh gia tăng và người tiêu dùng ở các nước có giá điện thấp đang bắt đầu tăng lên). Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các chính sách hỗ trợ những người thua thiệt, được thực hiện bằng cách tăng tổng thặng dư.

Khó khăn cuối cùng là văn hóa. Ngành công nghiệp điện của châu Âu những năm 1990 được thống trị bởi các kỹ sư được hỗ trợ bởi các kế toán. Các công ty điện lực, thường là các công ty độc quyền, được vận hành giống như các chi nhánh của dịch vụ dân sự hơn là các tập đoàn cung cấp dịch vụ. Chưa rõ rang liệu các công ty có thể thích ứng với một môi trường cạnh tranh hay không.

Nhìn vào danh sách những khó khăn này, người ta hiểu rằng những người sang lập của quá trình tự do hóa ngành điện chắc hẳn là những người lạc quan không thể khuất phục (hoặc hoàn toàn quên đi thách thức) khi đi theo con đường này. Người ta cũng có thể thấy lý do tại sao không thể thực hiện vận hành thị trường điện tự do ngay lập tức: không có gì đáng ngạc nhiên khi các văn bản khác dần dần được thêm vào chỉ thị đầu tiên.

3. Thành công của quá trình tự do hóa: một nửa ly nước đầy

Tự do hóa đã đạt được mục tiêu ban đầu: ngày nay ở Châu Âu đã có một thị trường điện hoạt động chung. Vào một số giờ trong năm, để mạng lưới truyền tải không bị hạn chế, thì  duy nhất một nhà máy điện sẽ định giá cho toàn lục địa Châu Âu. Ví dụ, vào lúc 10 giờ tối thứ Hai ngày 11 tháng 4, giá điện giao ngay (spot price) là 27,86 € / MWh ở Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Giá cao hơn ở Vương quốc Anh (37,16 € / MWh) và ở Bắc Ý (29. 49 € / MWh), là “bán đảo điện” của Châu Âu. [5] Khi mạng truyền dẫn bị tắc nghẽn, các ràng buộc được quản lý hiệu quả bởi quá trình khớp nối thị trường. [6]

Thị trường điện chung minh họa một cách hoàn hảo tương lại  chung của tất cả công dân châu Âu. Giá bán buôn điện hiện đang rất thấp, quá thấp để trả cho tài sản sản xuất, một phần lớn là do người tiêu dùng Đức đã đồng ý trợ cấp cho các Nguồn năng lượng tái tạo. Do đó, giá bán buôn năng lượng ở Đức đang giảm và kéo giá năng lượng ở các nước khác cũng giảm theo. Sự lựa chọn của công dân Đức ảnh hưởng đến tất cả người tiêu dùng châu Âu – và các nhà sản xuất. Trên thực tế, các chính sách năng lượng vẫn là lĩnh vực của mỗi quốc gia thành viên, được điều phối thông qua các thị trường bán buôn chung.

Không thể phủ nhận đó là một công lớn cho công cuộc xây dựng Châu Âu. Mọi người tiêu dùng trên lục địa này có thể mua trực tiếp hoặc gián tiếp từ bất kỳ nhà sản xuất nào trên lục địa. Và ngược lại, mọi nhà sản xuất đều có khả năng tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp với thị trường hàng trăm triệu khách hàng. Tất cả các tài sản sản xuất và truyền tải điện được tổng hợp và sử dụng hiệu quả. Điều này đã được thực hiện mà không có bất kỳ trục trặc kỹ thuật lớn nào: bất chấp tất cả những khó khăn nêu trên, tiến trình tự do hoá vẫn diễn ra

Tất nhiên, việc tích hợp có thể được đẩy mạnh hơn nữa. Ví dụ, hợp tác giữa các nhà khai thác mạng lưới truyền tải có thể được tăng cường, giá điện phải được phân biệt giữa các quốc gia và không chỉ giữa các quốc gia, và sự tích hợp phải mở rộng đến các phiên trao đổi trong ngày. Nhưng một phần đáng kể lợi ích của tích hợp đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng – nhờ sự ủng hộ một cách nghiêm túc từ những người đóng thuế, những người vô tình đóng góp vào nguồn tài trợ công được phân phối cho một số công nghệ nhất định.

Tự do hóa cũng dẫn đến, một cách khác, chia sẻ rủi ro, được thảo luận dưới đây.

4. Một nửa ly nước cạn: các lập luận ủng hộ “thiết kế lại thị trường”

Trước thành công vang dội này, tại sao một số chuyên gia trong lĩnh vực này lại kêu gọi cải cách hơn nữa, “thiết kế thị trường điện phiên bản 2.0”? Một số lập luận đã được đưa ra.

Khó khăn tài chính của nhà cung cấp điện

Các công ty điện vốn có lâu đời của châu Âu đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính cực kỳ nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của họ. Các tình huống chính xác sẽ phụ thuộc vào các công ty, nhưng lý do của những khó khăn này giống nhau: các công ty điện lực đương nhiệm sẽ không thể xoay sở  chuyển mình sang hoạt động trong một ngành công nghiệp cạnh tranh. Họ đầu tư quá mức trong những năm thịnh vượng mà không lường trước được những năm kém lời chắc chắn sẽ xảy ra sau đó. Một số theo đuổi các hoạt động mở rộng quốc tế đầy mạo hiểm, số khác tham gia vào các thương vụ mua bán / sát nhập tốn kém chủ yếu mang lại lợi ích cho người bán và chủ ngân hàng của họ, nhưng số khác lại đầu tư quá mức vào các nhà máy điện trong nửa cuối những năm 2000.

Đặc biệt, các công ty điện lực không lường trước được mức độ thâm nhập của Các Nguồn Năng lượng Tái tạo (Renewable Energie Sources) và tác động của năng lượng tái tạo đối với thị trường. Hầu hết tin rằng chi phí cao sẽ hạn chế sự thâm nhập của điện tái tạo, logic về kinh tế và kỹ thuật sẽ chiếm ưu thế, và sự thâm nhập của năng lượng tái tạo sẽ chậm lại và được kiểm soát. Họ đã không lường trước được đầy đủ các nhà hoạch định chính sách châu Âu – và ở một khía cạnh là các công dân – mong muốn cung cấp tài chính cho việc đổi mới nhanh chóng cơ cấu thế hệ, mà ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế.

Triển vọng tài chính rất khó khăn đối với các nhà cung cấp điện lâu đời của châu Âu. Đây là cách thị trường hoạt động: các nhà đầu tư chứ không phải người dùng phải trả giá cho những sai sót của họ. Sự tương phản với thời gian trước khi tự do hóa là rất rõ ràng: trong những năm 1980, Pháp có thặng dư điện đáng kể, các cơ sở sản xuất hạt nhân vượt quá nhu cầu. Chi phí của tình trạng dư thừa này đã được chuyển cho người tiêu dùng thông qua giá cước, một cách không minh bạch. Các nhà cung cấp điện không còn có thể chuyển lỗ của họ cho cộng đồng, và do đó buộc phải khấu hao các tài sản không sử dụng. Không có gì đáng ngạc nhiên cũng như phi luân lý khi các công ty phạm lỗi chiến lược gặp khó khăn. Hàng ngàn công việc sẽ biến mất, hàng ngàn công dân của chúng ta sẽ phải xây dựng lại cuộc đời họ. [7] Xã hội phải đảm bảo rằng những nhân viên bị ảnh hưởng có thể tái hòa nhập vào nền kinh tế.

 

Để giải quyết các vấn đề tài chính của họ, các nhà cung cấp điện đang chuyển vấn đề cho các chính phủ quốc gia, mà hầu hết có phản ứng đồng thuận vì một số lý do. Thứ nhất, một số quốc gia vẫn là cổ đông của nhà cung cấp điện độc quyền quốc gia, do đó sẽ có động lực mạnh mẽ để thấy tình hình tài chính của công ty điện phục hồi. Thứ hai, các chính trị gia luôn nhạy cảm với nguy cơ mất việc làm trong lĩnh vực công nghiệp. Thứ ba, các chính trị gia đã nhận thức được rằng họ có nguy cơ mất quyền kiểm soát đối với một ngành công nghiệp mang tính biểu tượng cao. Trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó họ kiểm soát rất ít lực lượng và các sự kiện, các cơ quan công quyền muốn khẳng định lại quyền lực của mình. Và bây giờ chúng ta đang thấy con lắc quay ngược lại hướng “can thiệp của Nhà nước” vào ngành điện. [8]

An ninh nguồn cung

Lập luận đầu tiên được các chính trị gia sử dụng để biện minh cho việc “giám sát” thị trường điện của nhà nước họ là an ninh của nguồn cung cấp – security of supply. Thuật ngữ này là sự lựa chọn đặc biệt tốt, vì nó đề cập đến các vấn đề chiến lược lâu dài, là trách nhiệm lịch sử của các cơ quan quản lý quốc gia. Trên thực tế, mục đích của sự can thiệp này là “đáp ứng đủ năng lực”, hay nói cách khác là xác định quy mô đội sản xuất để đáp ứng nhu cầu cao điểm. Mặc dù chẳng có gì là chiến lược về địa lý. Vấn đề  ở đây không phải là đảm bảo cung cấp năng lượng sơ cấp trong vài thập kỷ, chẳng hạn với các hợp đồng dài hạn để mua khí đốt tự nhiên, mà chỉ đơn giản là đảm bảo đủ công suất lắp đặt tính theo megawatt.

Các chính trị gia đương nhiên không hài lòng với kết quả của thị trường liên quan đến công suất lắp đặt. Họ thích nguồn cung cấp không bị gián đoạn, đòi hỏi phải lắp đặt năng lực sản xuất rất hiếm khi được sử dụng nhưng luôn sẵn sàng cho những trường hợp đặc biệt. Nhưng nếu một công suất hầu như sẽ không bao giờ được sử dụng, nó không sinh lợi và các nhà đầu tư sẽ từ chối cấp vốn cho nó.

Vì vậy, cách tiếp cận được đề xuất là thực hiện các cơ chế công suất. Chúng tasẽ không đi vào chi tiết ở đây vì điều này đã được thảo luận rất nhiều trong các bài viết trước. Chúng ta sẽ chỉ ra một cách đơn giản đó là một trong những mục tiêu của thiết kế thị trường 2.0 là đảm bảo rằng có đủ công suất số MW được lắp đặt… vào đúng thời điểm mà lục địa Châu Âu đang bị dư thừa công suất.

Qúa trình chuyển dịch năng lượng

Lập luận thứ hai được các chính trị gia sử dụng để giải trình cho sự can thiệp của nhà nước là sự chuyển đổi năng lượng. Điều gì còn có thể quan trọng hơn cho tương lai của nhân loại? Vì nó liên quan đến việc khắc phục sự không hoàn hảo của thị trường (trong trường hợp này là sự hiện diện của các yếu tố bên ngoài liên quan đến việc phát thải CO2 gây ra sự nóng lên toàn cầu), các cơ quan công quyền có lý do chính đáng để tham gia

Câu hỏi đặt ra không phải là để biết liệu một can thiệp có được đảm bảo hay không, mà là can thiệp nào là phù hợp để dễ dàng chuyển đổi sang nền kinh tế không có carbon? Khi các nhà kinh tế khuyến nghị kết hợp giữa giá carbon CO2 và các khoản trợ cấp được điều hướng để đẩy nhanh triển khai các công nghệ mới, các chính trị gia lại quay lại với các thủ thuật cũ của họ, chọn kế hoạch tập trung, nơi mà hỗn hợp sản lượng điện được quyết định trong các văn phòng c Bộ.

* * *

Điện khí hóa là thành tựu công nghiệp vĩ đại của thế kỷ 20. Trong vòng chưa đầy hai mươi năm, Liên minh Châu Âu đã tích hợp thành công các ngành công nghiệp quốc gia của hai mươi quốc gia thành viên vào một nhóm khổng lồ gần 500 triệu người tiêu dùng. Sẽ thật đáng hổ then nếu công trình vẫn còn non yếu này trở thành nạn nhân của một cuộc cải cách vụng về. Thay vì suy nghĩ lại hoàn toàn những thành công trong quá khứ, thị trường tự do phiên bản 2.0 thay vào đó nên cố gắng làm cho các cơ chế thị trường hoạt động tốt hơn cho các vấn đề các giao dịch hàng ngày, điều chỉnh thời gian thực tế, các công suất và khí nhà kính.

Mai Quỳnh chuyển ngữ

Tài liệu tham khảo

[1] See for example the report by the French General Commission for Strategy and Foresight (2014) entitled “The Crisis of the European Electricity System Diagnosis and possible ways forward” .http://www.strategie.gouv.fr/sites/strategie.gouv.fr/files/archives/CGSP_Report_European_Electricity_System_030220141.pdf . This post arose from discussions with Christophe Brognaux, Jean-Pierre Hansen, Cécile Maisonneuve, Jacques Percebois, et Yves Smeers. The views we express here do not reflect those of the other participants to these discussions.

[2] See the July 2015 consultation at https://ec.europa.eu/transparency/regdoc/rep/1/2015/FR/1-2015-340-FR-F1-1.PDF

[3] http://eur-lex.europa.eu/legal-content/FR/TXT/HTML/?uri=URISERV:xy0022&from=FR;

http://eur-lex.europa.eu/legal-content/FR/TXT/HTML/?uri=URISERV:xy0024&from=FR

[4] In an interview with one of the authors of this article, March 2016.

[5] http://www.rte-france.com/fr/eco2mix/donnees-de-marche

[6] https://www.epexspot.com/fr/couplage/un_pas_de_plus_vers_l_integration_de_marche

[7] We have found no analyses of the total job losses. Some announcements from specific companies suggest that the figure of hundreds of thousands of jobs lost is regrettably realistic: RWE and E.ON in 2012, http://www.ft.com/intl/cms/s/0/f3f8ece2-d012-11e1-a3d2-00144feabdc0.html – axzz464TKqo25, RWE in Great Britain in March 2016 http://www.ft.com/intl/cms/s/0/abfba856-e4f6-11e5-ac45-5c039e797d1c.html – axzz464TKqo25, EDF in March 2016 http://uk.reuters.com/article/uk-edf-employment-britain-idUKKCN0V00IK, General Electric in January 2016 http://www.wsj.com/articles/ge-to-cut-6-500-jobs-in-europe-at-former-alstom-businesses-1452684621

[8] For the United Kingdom, see http://www.dieterhelm.co.uk/sites/default/files/The%20return%20of%20the%20CEGB_2.pdf

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s