Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn: Việt Nam bùng nổ mạnh ngành sản xuất hàng may mặc đã thực sự đem lại lợi ích cho phụ nữ?

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong sản xuất để xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc và dệt may. Năm 2016, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 5 trên thế giới.1 Xuất khẩu của khu vực này trị giá 23,8 tỷ USD, bằng gần 13,4% tổng xuất khẩu của cả nước và chỉ dưới 12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).2 Sự tăng trưởng nhanh chóng này đã tạo ra hàng triệu việc làm, đặc biệt với phụ nữ Việt Nam.

Nghiên cứu do ActionAid Anh Quốc hợp tác cùng ActionAid Việt Nam và Quỹ hỗ trợ chương trình dự án An sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện nhằm xem xét liệu việc tăng trưởng của ngành dệt may đã tạo ra công ăn việc làm tốt cho phụ nữ và liệu công việc này có tạo ra nguồn thu thuế cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ công mà phụ nữ cần hay không. Khảo sát hiện trường được thực hiện từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại Hà Nội, Hải Phòng và Uông Bí với các cuộc phỏng vấn với các cán bộ thuộc các ban, ngành khác nhau và công nhân may mặc cũng như sử dụng và phân tích các dữ liệu thứ cấp.

Các công việc này cung cấp cơ hội có việc làm được trả lương thường xuyên, nhưng thường không đạt được tiêu chuẩn quốc tế về việc làm thỏa đáng

Điều kiện lao động cho phụ nữ trong các nhà máy may mặc cũng rất khắc nghiệt. Lao động nữ thường phải làm các công việc trong nhiều giờ. Do các rào cản phân biệt, phụ nữ phải làm ở các vị trí có tay nghề thấp hơn, mức lương thấp hơn và bị hạn chế cơ hội thăng tiến. Sự phụ thuộc vào lao động nữ của ngành công nghiệp may mặc đã phản ánh những khuôn mẫu về “công việc của phụ nữ”, hầu hết phụ nữ làm việc ở địa vị kinh tế thấp hơn so với với nam giới. Việc quấy rối tình dục ở nơi làm việc chưa được hiểu rõ ràng và chưa có cơ chế báo cáo. Hiện nay, phụ nữ chưa có một không gian an toàn tại nơi làm việc để có thể nói lên mối quan tâm của mình và hoạt động đòi quyền lợi và điều kiện làm việc tốt hơn.

Tiền lương cho người lao động trong ngành may mặc cũng thấp hơn mức lương đủ để sinh sống. Người lao động ngành này có mức lương bình quân 3-5 triệu đồng / tháng, dựa trên mức lương tối thiểu cộng với phụ cấp, thấp hơn đáng kể so với chuẩn mức lương hiện tại của Liên minh mức Lương Sàn Châu Á.3 Trong số các quốc gia sản xuất hàng may mặc, mức lương tối thiểu ở Việt Nam là thấp nhất. Mô hình sản xuất xuất khẩu dựa trên lao động có tay nghề và mức lương thấp là không công bằng đối với lao động nữ. Mức lương thấp này trực tiếp làm lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt -may mặc bị chi phối bởi các công ty có trụ sở tại các nước giàu.

Phụ nữ cũng sẽ phải gánh vác phần lớn trách nhiệm chăm sóc không lương tại gia đình, một gánh nặng có thể giảm được nhờ đầu tư vào các dịch vụ công. Mặc dù nữ công nhân làm việc ở các doanh nghiệp dệt may có trợ cấp thai sản song có rất nhiều phụ nữ phải lựa chọn khó khăn giữa công việc và gia đình do hiện rất thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Việc này tác động nhiều nhất đến nhóm người lao động di cư không có các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ.

Bảo trợ xã hội còn trở nên phức tạp hơn do thời gian làm việc của phụ nữ ngắn. Phụ nữ trẻ làm trong ngành dệt-may mặc đa số khi trên 35 tuổi sẽ phải đối mặt với cơ hội việc làm rất hạn chế do không còn được làm việc tại nhà máy nữa và thiếu kỹ năng cần thiết để có cơ hội việc làm khác. Phụ nữ có rất ít cơ hội để tiếp cận với các khóa đào tạo kỹ thuật để chuyển sang công việc có tay nghề cao hơn, được trả lương cao hơn hoặc việc làm trong ngành công nghiệp khác. Bên cạnh đó phụ nữ cũng có những hạn chế trong tiếp cận với lương hưu hoặc cơ hội để được hỗ trợ bắt đầu kinh doanh nhỏ. Để hỗ trợ điều kiện lao động tốt hơn cũng như tạo việc làm sau khi kết thúc công việc ở nhà máy cho phụ nữ lớn tuổi đòi hỏi kinh phí từ ngân sách nhà nước, trên lý thuyết có thể sử dụng nguồn thu thuế do ngành dệt – may mặc mang lại.

Mô hình sản xuất – xuất khẩu không đem lại nhiều lợi ích về thuế cho Việt Nam

ActionAid – AFV ước tính doanh thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam từ ngành may mặc tương đối nhỏ là 40 triệu đô la Mỹ mỗi năm, hay khoảng 0,1% thu nhập thuế của Việt Nam năm 2012.4 Ít hơn 31 triệu đô nếu các công ty phải trả ở mức thuế đầy đủ năm 2012.

“Tiền thuế thất thu” này phản ánh một phần ảnh hưởng của các ưu đãi về thuế mặc cho những nghi ngờ liệu các ưu đãi đã thực sự hiệu quả trong việc thu hút đầu tư. Cũng có thể là do các yếu tố khác như việc các công ty chuyển lỗ từ những năm trước. Tiền thuế thất thu nếu không bị mất đi có thể hỗ trợ ngân sách cho hơn 3 năm để thực hiện Chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2015 hoặc đã thanh toán toàn bộ tiền lương hưu cho 19.000 công nhân may mặc trong một năm.

Ngay cả khi đã thu được đầy đủ tiền thuế, tổng doanh thu của các công ty may mặc ở Việt Nam còn thấp so với mặt ngân sách mặc cho sức ảnh hưởng không hề nhỏ của ngành này. Nguyên nhân có thể do các hoạt động sản xuất có giá trị thấp tạo ra lợi nhuận tương đối nhỏ ở Việt Nam, so với lợi nhuận cao hơn của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại các nước phát triển.

Mô hình sản xuất- xuất khẩu này cũng không bền vững lâu dài. Một số nhà đầu tư gần đây đã chuyển một số mô hình sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để khai thác nguồn nhân công giá rẻ trong giai đoạn này, vì vậy các nhà đầu tư cũng có thể chuyển từ Việt Nam sang các nước kém phát triển hơn trong tương lai.5 Các hiệp định thương mại hứa hẹn sẽ mở ra những thị trường lớn hơn cho xuất khẩu của Việt Nam; việc tăng xuất khẩu các hàng hoá giá trị gia tăng có giá trị thấp có thể vô tình làm Việt Nam khó có thể cải thiện tình trạng của nữ nhân công trong các nhà máy sản xuất và khó có thể đẩy mạnh chuỗi giá trị sản xuất sản xuất hàng hoá có chất lượng cao tạo ra lợi nhuận, tiền lương tốt hơn và doanh thu thuế cao hơn.

Để ngành sản xuất dệt may mặc phát triển bền vững hơn, đảm bảo mức lương và điều kiện tốt cho người lao động nữ, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp trong nước làm gia tăng giá trị nội địa và tăng cường bảo vệ quyền lợi về kinh tế và lao động cho phụ nữ, sử dụng nguồn thu từ thuế để chi tiêu cho các dịch vụ công để giảm gánh nặng chăm sóc không lương cho phụ nữ. Như vậy, Việt Nam không chỉ cần có chính sách hỗ trợ mà còn cần đánh giá lại các chuẩn mực xã hội hiện nay, những chuẩn mực có xu hướng đẩy phụ nữ vào vị thế thấp hơn trong nền kinh tế và thất bại trong việc ghi nhận, giảm và phân phối lại công việc chăm sóc không lương của phụ nữ trong gia đình. Cần có các can thiệp để đạt được bình đẳng bền vững giữa nam và nữ trong các cơ hội, tham gia và hưởng lợi từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngoài ra, các can thiệp cũng góp phần cho mục tiêu phát triển bền vững quốc gia về Bình đẳng giới”.6

ActionAid và AFV khuyến nghị chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp:

1. Cải thiện điều kiện làm việc của phụ nữ trong các nhà máy dệt-may, bao gồm:

a. Cải thiện điều kiện lao động cho phụ nữ tại các nhà máy dệt may, bao gồm tăng cường hệ thống thanh tra lao động để đảm bảo người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các quy định về làm thêm giờ và điều kiện làm việc, phòng tránh phân biệt đối xử.

b. Tăng cường các cơ chế cho phép người lao động nữ có thể lên tiếng về mối quan tâm và cùng thương lượng để được trả lương và cung cấp các điều kiện tốt hơn cũng như giải quyết vấn đề kỳ thị trong công việc.

2. Tăng mức lương tối thiểu phù hợp với lương đủ sống thực tế, dựa trên cách tính toán được sử dụng để xây dựng Mức lương sàn châu Á.

3. Cải thiện quyền tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ bao gồm:

a. Theo dõi và thực thi các yêu cầu pháp lý cho người sử dụng lao động để cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ hoặc trợ cấp cho chi phí trường mẫu giáo.7

b. Tăng ngân sách cho các trường mầm non công lập dành cho trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi để giảm bớt trách nhiệm chăm sóc không lương của phụ nữ.

4. Đầu tư vào các cơ hội kinh tế cho phụ nữ, bao gồm:

a. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, để cung cấp các lựa chọn làm việc cho phụ nữ sau khi kết thúc công việc tại nhà máy và trước khi nghỉ hưu (cụ thể cho phụ nữ từ 35-55 tuổi)

b. Đầu tư cho đào tạo nghề cho phụ nữ làm việc trong ngành may mặc để tạo thuận lợi cho việc tham gia vào các công việc có tay nghề cao hơn.

5. Xem xét ưu đãi thuế dành cho đầu tư sản xuất:

a. Nghiên cứu các ưu đãi thuế đối với đầu tư sản xuất để xác định được liệu các lợi ích kinh tế từ những ưu đãi thuế này có cao hơn chi phí phải bỏ ra cho nhưng mất mát về thu nhập quốc gia, và tính toán cách điều chỉnh cho phù hợp.

b. Dần rút lui khỏi các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến các mỗi quan hệ đầu tư mới – một thực tiễn đã được chứng minh trên toàn cầu.

c. Xây dựng chính sách về việc bắt buộc các doanh nghiệp FDI công bố rộng rãi báo cáo tài chính trên website (ít nhất trong các báo cáo đó phải có thông tin về doanh thu và các khoản đóng góp thuế tại Việt Nam).

6. Làm việc cùng và tài trợ cho Hội Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức phụ nữ, đoàn thể và xã hội xây dựng chiến lược giải quyết vấn đề phân biệt giới trên thị trường lao động và cũng như giải quyết những vấn đề hình thành phân biệt giới.

[/Hết trích]

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s