Dòng vốn FDI – những câu hỏi chưa lời đáp

Sau ba thập kỷ nhận dòng vốn nước ngoài, còn nhiều mặt trái mà Việt Nam chưa thể xử lý.

Xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, Bình Dương nhìn từ trên cao xuống có một bố cục điển hình của kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21.

Khung cảnh chụp từ vệ tinh được tạo thành từ 3 mảng chất liệu chính: mái tôn lớn, mái tôn nhỏ và đất nông nghiệp. “Mái tôn lớn” là những mảng tôn che các khối nhà xưởng rộng hàng nghìn mét vuông. Chúng là thành tố kinh tế cốt lõi của cả Tân Uyên và Bình Dương trong hơn một thập kỷ qua. Một phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI. Tiếp tục đọc “Dòng vốn FDI – những câu hỏi chưa lời đáp”

Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn: Việt Nam bùng nổ mạnh ngành sản xuất hàng may mặc đã thực sự đem lại lợi ích cho phụ nữ?

Thanh xuân trong công xưởng

Bảo Uyên


Cả nước có hơn 2,4 triệu công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trong đó gần 70% là lao động nữ. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Năm 2017, dân mạng có một trào lưu đặt câu hỏi “Bạn dành cả tuổi thanh xuân để làm gì?”. Câu hỏi chỉ có một nhưng trả lời thì muôn hình vạn trạng. Có người “dành cả tuổi thanh xuân để yêu một người”, “dành cả thanh xuân chỉ để học”. Có người trả lời “dành cả tuổi thanh xuân để tìm chìa khóa xe” hay “dành cả thanh xuân để qua môn thể dục” để miêu tả một cách dí dỏm về sự vụng về, đãng trí dường như cố hữu của mình.

“Bạn dành cả tuổi thanh xuân để làm gì?”.

Với Xuyến, tôi đã hình dung ra câu trả lời cho chị. Nhưng Xuyến – cô gái 31 tuổi có hơn 10 năm bám trụ trong các xưởng may gia công ở Bình Dương, TPHCM và giờ làm công nhân trong một nhà máy sản xuất linh kiện điện thoại ở khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, liệu có khi nào đặt câu hỏi này cho mình?

Tiếp tục đọc “Thanh xuân trong công xưởng”

Company director sparks outrage after slapping female doctor in central Vietnam

The director has apologized for his actions, explaining that he lost control

By Tuoi Tre News

August 23,2017, 10:23 GMT+7

​Company director sparks outrage after slapping female doctor in central Vietnam
Nguyen Dinh Hoang Thang attacks Dr. Hoang Thi Minh at the general hospital in the north-central province of Nghe An in this screenshot take from the video.
The director of a company in the north-central Vietnamese province of Nghe An has expressed his regret and apologized after footage of him slapping a female doctor went viral on social media.

The clip showing his violent actions at the Nghe An 115 General Hospital has sparked outrage after being uploaded to the Internet on Monday.

Relevant authorities later identified the attacker as Nguyen Dinh Hoang Thang, chairman of the management board and director of Tan Thang Construction JSC based in Vinh City, Nghe An. Tiếp tục đọc “Company director sparks outrage after slapping female doctor in central Vietnam”

Nghiên cứu Oxfam: định kiến giới lãnh đạo nữ từ báo chí truyền thông Việt

Tuesday, February 21, 2017 Lâm Á (#XHDS)

Nghiên cứu của Oxfam mới đây đã cho thấy tư tưởng – văn hóa Nho giáo ảnh hưởng ít nhiều đến định kiến giới ngay trong truyền thông – báo chí Việt.
Bình đẳng giới tại Việt Nam

Việt Nam – sau ba thập kỷ đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế – xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò phụ nữ. Theo số liệu thống kê chính thức (9/2016), đến năm 2015, hơn 93% phụ nữ Việt Nam biết chữ, chiếm 48.4% tổng lực lượng lao động được trang bị kỹ năng. Thành công này một phần nhờ vào khung pháp lý được hoàn thiện, trong đó bao gồm việc phê chuẩn Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1982; thông qua Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007.

Đại biểu Vũ Thị Hương Sen (trái, sinh năm 1986, Hải Dương) là một trong những thành viên trẻ nhất của Quốc Hội khóa 13. Ảnh: VietNamNet

Tiếp tục đọc “Nghiên cứu Oxfam: định kiến giới lãnh đạo nữ từ báo chí truyền thông Việt”

Lao động Nữ di cư ở khu vực Châu Á

spsn – 2015-09-03 08:16:06 

Những khó khăn và giải pháp hỗ trợ

Cùng với xu hướng di cư nói chung, di cư lao động Nữ tại khu vực Châu Á cũng ngày càng phát triển. Ngày càng nhiều phụ nữ Châu Á đi làm việc ở nước ngoài với mục đích chính nhằm có thu nhập cao hơn để giúp cải thiện cuộc sống gia đình và cũng để phát triển bản thân, cộng đồng và xã hội. Những quốc gia Châu Á có nhiều lao động Nữ đi làm việc ở nước ngoài có thể kể đến như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Philippin, Việt Nam… Lao động Nữ Châu Á tới làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó những điểm đến chính là những nước phát triển ở khu vực Châu Á gồm các nước Trung Đông, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, với những nghành nghề đặc thù dành cho Nữ giới như giúp việc gia đình, điều dưỡng, hộ lý, công nhân nhà máy. Tiếp tục đọc “Lao động Nữ di cư ở khu vực Châu Á”

Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ

  • Kỳ 1: Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
  • Kỳ 2: Hai anh em Nghị – Sỹ
  • Kỳ 3: Xóm người Chăm An Giang ở Klang
  • Kỳ 4: Những cô dâu Việt ở Malaysia
  • Kỳ 5: Người phụ nữ Việt Nam nhân ái ở Malaysia
  • Kỳ 6: Miền đất mới của người Việt trẻ tuổi

***

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình

11/04/2017 11:59 GMT+7

TTO – Những ngày ở Malaysia chứng kiến sự lao động cực nhọc và nghiêm túc của nhiều lao động Việt xa xứ.

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
Chị Ngô Thị Chung tại một quán ăn ở Malaysia mà chị đã giúp việc trong 7 năm qua – Ảnh: Quỳnh Trung

Chúng tôi mới thấu hiểu rằng phía sau những đồng ngoại tệ gửi về gia đình ở quê nhà là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là sự tủi nhục mà họ phải chịu nơi xứ người.

Một ngày đầu tháng 4, tại quán ăn Trung Hoa đối diện trung tâm thương mại Low Yat Plaza ở khu trung tâm sầm uất Bukit Bintang, thủ đô Kuala Lumpur, một phụ nữ trung niên nhỏ nhắn cầm thực đơn trên tay, liên tục mời du khách bằng tiếng Hoa. Người phụ nữ này tên Ngô Thị Chung (45 tuổi, quê Nghệ An). Tiếp tục đọc “Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ”

Công việc chăm sóc không lương – Để ngôi nhà thành Tổ ấm

Author ActionAid Việt Nam – Date published Thursday, September 29, 2016
AA – Công việc chăm sóc không lương (CVCSKL) là một khái niệm không còn mới trên thế giới nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo sử dụng khái niệm này hoặc nói đến thời gian sử dụng cho các công việc chăm sóc nói chung và công việc cho gia đình cũng như cho cộng đồng nói riêng.

Tiếp tục đọc “Công việc chăm sóc không lương – Để ngôi nhà thành Tổ ấm”

3.000 công nhân Cty Matrix Vinh ngừng việc tập thể: Cơm ca kém, định mức lao động cao

– 232 QUANG ĐẠI 9:24 AM, 04/10/2016


Công nhân tham gia buổi đối thoại đòi quyền lợi sáng 3.10.

Như giọt nước tràn ly, sáng 3.10, khoảng 3.000 CN (công nhân) Cty Matrix Vinh (Nghệ An) ngừng việc tập thể đòi quyền lợi. CN đề xuất 12 vấn đề bức xúc, trong đó có bữa cơm ca thấp, định mức lao động cao. Trước đó, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đã làm việc với Cty và có kiến nghị nâng bữa ăn ca, chăm sóc sức khỏe CN nhưng chưa được giải quyết kịp thời.

Tiếp tục đọc “3.000 công nhân Cty Matrix Vinh ngừng việc tập thể: Cơm ca kém, định mức lao động cao”

Giúp phụ nữ di cư có quyền và được bảo trợ xã hội

migrant
Ảnh: Đối với nhiều chị em phụ nữ di cư, bán tôm cá trên vỉa hè đã trở thành nguồn thu nhập chính. Ảnh: UN Women / Phạm Thành Long

UN – Hiện nay, theo ước tính có khoảng 40 – 50 phần trăm người di cư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là phụ nữ, và họ phải đối mặt với nhiều thử thách khắc nghiệt. Thu nhập thấp và không ổn định, không được xã hội bảo vệ khiến cho họ trở thành những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Nhưng các chị đã từ chối không chấp nhận cuộc sống bên lề xã hội. Hơn 10.000 lao động nhập cư đã học được cách làm thế nào để tiếp cận các phúc lợi xã hội, bảo vệ pháp lý và chăm sóc sức khỏe. Họ đang vận động cho quyền lợi của chính mình và cùng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Tiếp tục đọc “Giúp phụ nữ di cư có quyền và được bảo trợ xã hội”

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

vn.usembassyBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Cục Theo dõi và Chống buôn người

Thông điệp từ Ngoại trưởng Kerry

Bạn đọc thân mến:

Nếu có một chủ đề duy nhất trong Báo cáo về Nạn buôn người năm nay, thì đó chính là niềm tin rằng không điều gì là không thể tránh được trong vấn nạn buôn bán con người. Tiếp tục đọc “Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016”

Việc làm – Chính sách phát triển công nghiệp: Đâu là lựa chọn?

Ảnh bìa: Dung làm việc cho một nhà máy sản xuất da giày ở Việt Nam. Hiếm khi cô ấy có một ngày nghỉ. Cô ấy dồn rất nhiều hy vọng cho cô con gái nhỏ 5 tuổi và cậu con trai mới sinh. Dung hy vọng hai đứa con của mình sẽ có cơ hội được đi học và tìm được việc làm trong ngành y hoặc cơ khí, chứ không còn phải làm trong ngành da giày hay khai thác mỏ như bố mẹ hay ông bà chúng. Ảnh: Ruth Kelly/ActionAid

AA – Cứ 3 thanh niên có 1 người thất nghiệp hoặc có công việc nhưng thu nhập không đủ sống.

Từ năm 2010 đến năm 2013, kinh tế của các nước đang phát triển tăng trưởng nhanh gấp đôi so với mức tăng thu nhập của người lao động. Tiếp tục đọc “Việc làm – Chính sách phát triển công nghiệp: Đâu là lựa chọn?”

Tại sao phụ nữ nắm chìa khóa cho thành công kinh tế ở Đông Nam Á

ENGLISH: Why women hold the key to South-East Asia’s economic success

A woman rides on a bicycle past an electronic board showing the graph of the recent fluctuations of the exchange rates between the Japanese yen against the U.S. dollar (top L and R) outside a brokerage in Tokyo, Japan, January 7, 2016. The yen hit multi-month highs against its peers on Thursday while commodity-linked currencies took a fresh hit after China guided the yuan lower for two days in a row, fuelling anxiety about China's economy and its policy intentions.
Nhìn chung, họ kiếm được ít hơn 10% so với nam giới cho các công việc như nhau ở phần lớn các ngành công nghiệp. REUTERS/Yuya Shino

Hơn 50 năm trước, Charlotte Whitton, một người hoạt động về nữ quyền và là thị trưởng nữ đầu tiên của một thành phố lớn ở Canada, đã chế giễu hài hước rằng: “Bất cứ điều gì phụ nữ làm, họ phải làm tốt gấp đôi đàn ông để được đánh giá là giỏi bằng phân nửa”. Charlotte Whitton đã  gửi đến thế giới nơi mà phụ nữ còn đã bị xem là thấp kém, phụ nữ từng bị coi là chỉ đến trường để hoàn thành việc học thay vì học ở các trường luật, nếu họ có cơ hội được đến trường. Tiếp tục đọc “Tại sao phụ nữ nắm chìa khóa cho thành công kinh tế ở Đông Nam Á”

Những bóng hồng trong bãi đá

26/01/2016 18:52 GMT+7

TTBất kể sương sớm ướt lạnh hay cái nắng chang chang buổi ban trưa, cứ có điện thoại yêu cầu là họ tức tốc chạy đi. Họ là nhóm phụ nữ gồm bảy người, làm nghề bốc xếp đá lên xe tải trong các bãi đá ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Dưới cái nắng chói trang công việc vất vả đối với cả đàn ông trở nên khắc nghiệt với các cô
Dưới cái nắng chói trang công việc vất vả đối với cả đàn ông trở nên khắc nghiệt với các cô

Người trẻ nhất xấp xỉ tuổi 40, người già nhất nhóm đã ngoài 60 và thâm niên nghề từ 5 năm tới hơn 
20 năm.

Có ngày công việc bắt đầu từ 5g sáng. Xe dồn dập, không đủ thời gian ăn sáng. Trưa về, người lựa chọn nấu mì gói ăn nhanh cho qua bữa, dành chút thời gian nghỉ ngơi; làm tới 7- 8g tối thì đêm ngủ chẳng yên giấc vì đau mỏi lưng, vai, đầu gối và các khớp… Những ảnh hưởng từ công việc lên sức khỏe không chỉ diễn ra âm thầm dài ngày mà còn ngay trước mắt. Đó là những sự cố có thể xảy ra trong khi bốc đá do sơ ý bị đá rơi xuống chân tay. Nhẹ thì xước da hay đỏ mắt vì bụi đá, nặng hơn thì việc điều trị mất thời gian và tốn chi phí bằng nhiều ngày công. Tùy lượng xe và tải trọng xe lớn nhỏ mà thu nhập dao động từ vài chục ngàn tới 500.000 đồng/ngày. Tiếp tục đọc “Những bóng hồng trong bãi đá”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”