Nghiên cứu Oxfam: định kiến giới lãnh đạo nữ từ báo chí truyền thông Việt

Tuesday, February 21, 2017 Lâm Á (#XHDS)

Nghiên cứu của Oxfam mới đây đã cho thấy tư tưởng – văn hóa Nho giáo ảnh hưởng ít nhiều đến định kiến giới ngay trong truyền thông – báo chí Việt.
Bình đẳng giới tại Việt Nam

Việt Nam – sau ba thập kỷ đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế – xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò phụ nữ. Theo số liệu thống kê chính thức (9/2016), đến năm 2015, hơn 93% phụ nữ Việt Nam biết chữ, chiếm 48.4% tổng lực lượng lao động được trang bị kỹ năng. Thành công này một phần nhờ vào khung pháp lý được hoàn thiện, trong đó bao gồm việc phê chuẩn Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1982; thông qua Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007.

Đại biểu Vũ Thị Hương Sen (trái, sinh năm 1986, Hải Dương) là một trong những thành viên trẻ nhất của Quốc Hội khóa 13. Ảnh: VietNamNet


Chính phủ Việt Nam cũng cam kết đến năm 2020, tỷ lệ ĐBQH nữ tăng lên 35-40% cũng như ở các vị trí chủ chốt trong các đơn vị, cơ quan nhà nước.

Dù cấu trúc hệ thống chính trị, số lượng nữ ĐBQH Việt Nam tăng từ 18% (1987) lên 27.3% (2002) nhưng hai nhiệm kỳ gần đây lại giảm xuống còn 24.4% (2011), riêng nhiệm kỳ 2016-2020 tăng không đáng kể (25.2%).

Trong kỳ ĐH Đảng XII (2016), lần đầu tiên có ba thành viên của Bộ Chính trị là nữ. Tuy nhiên, số liệu đại biểu nữ được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc Hội lại giảm trong nhiệm kỳ 2011-2016.

Về độ tuổi, nghỉ hữu, lao động nữ về hưu sớm hơn 5 năm so với nam (55 tuổi) được cho là một trong những rào cản cơ bản đối với sự phát triển và phấn đấu của phụ nữ trong hệ thống chính trị. Trong khu vực doanh nghiệp, chỉ có 20% nữ giới đứng đầu.

Truyền thống chính thống và định kiến giới

Kết quả nghiên cứu do Aimee Hampel-Milagrosa, Phạm Văn Hồng, Nguyễn Anh Quốc và Nguyễn Trí Thành thực hiện năm 2010 về trở ngại đối với nữ doanh nhân Việt Nam thì phát hiện rằng, các yếu tố mang tính nội tại và văn hóa truyền thống có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định khởi nghiệp của phụ nữ.

Nghiên cứu của Oxfam lần này, đã dẫn lý thuyết của McCombs và Shaw, theo đó cả hai chỉ ra rằng nếu truyền thông tập trung vào những vấn đề nào, thì cử tri sẽ cho rằng những vấn đề đó là quan trọng. Từ phát hiện này, hai học giả đã xây dựng lên lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda setting).

Trong khi đó, nghiên cứu của Amstrong và Nelson đã phát hiện ra rằng, việc báo chí thường sử dụng nguồn tin nam giới nhiều hơn nữ giới có thể củng cố các định kiến giới trong công chúng, nhất là ở vị trí lãnh đạo.

Định kiến giới thể hiện ngay trong báo chí Việt Nam. Nguồn ảnh: Oxfam

Trong các chương trình đối thoại trên các kênh truyền hình trong ngày chủ nhật tại Mỹ, 1,007 nhân vật khách mời trong vòng ba năm từ 2009 đến 2011 bao gồm cả các nghị sĩ, chuyên gia… chỉ có 228 người là nữ, chiếm tỷ lệ 23%.Như vậy, nhận thức và hành vi của công chúng có nguồn gốc từ truyền thông chính thống. Tại Việt Nam, định kiến giới trong truyền thông và vị trí lãnh đạo thường được bắt nguồn từ hệ tư tưởng – văn hóa Nho giáo tạo ra những rào cản cho sự tiến thân của phụ nữ, mặc dù về mặt thể chế, Việt Nam cũng có những hành lang pháp lý cơ bản trao quyền lãnh đạo cho giới nữ.

Nam/nữ lãnh đạo theo lĩnh vực công tác. Ảnh: Oxfam

Về mặt truyền thông, trong tổng số 2.168 bài báo và bản tin, thì có 3.461 người là lãnh đạo được trích dẫn, đưa tin hoặc phỏng vấn.Nhưng lãnh đạo là nam giới chiếm 85.7% với 2.938 lượt . Trong khi đó số lãnh đạo nữ chỉ chiếm 14.3% (491 lượt).

Số lượng lãnh đạo nữ được phỏng vấn từ thành phần nhà nước chiếm thấp nhất (9,8%) trong khi đó tỷ lệ nam giới là (90,2%). Các khu vực thì cao hơn, như tổ chức phi chính phủ (38,5%); cơ sở giáo dục (25,4%); cơ quan dân cử (21,8%); khối doanh nghiệp (20,7%); hiệp hội, đoàn thể (19,2%).

Nữ lãnh đạo xuất hiện trong các bài báo và bản tin với tỷ lệ cao hơn khi họ được trích dẫn, tham gia trả lời phỏng vấn hoặc là nhân vật chính đối với những vấn đề/lĩnh vực vốn được coi là phù hợp với nữ giới (female-identified issues) như: Trẻ em/gia đình; Quyền phụ nữ; Y tế; Xoá đói giảm nghèo; hay Người cao tuổi. Nữ lãnh đạo gần như “vắng bóng” trong các vấn đề/lĩnh vực như Khoa học kĩ thuật; Quốc phòng, an ninh trật tự; Bất động sản; hay Kinh tế vĩ mô; Quan hệ đối ngoại, vấn đề quốc tế v.v. (những vấn đề thường được coi trọng trong hệ thống quản trị nhà nước).

Gia đình truyền thống đến định kiến giới của nhà báo

Trong khi đó, mô tả thông tin bên lề của nữ lãnh đạo cũng có nhiều vấn đề. Trong tổng số 2.938 nhân vật lãnh đạo nam nữ được đưa vào phân tích, chỉ có 31 người được đưa thông tin về hình thể của họ (1.06%). Trong số 30 lãnh đạo có chi tiết thông tin về việc nhà cửa gia đình thì có tới 27 là phụ nữ, chỉ có 3 là nam giới. Tương tự, chỉ có 41 bài báo mô tả hình ảnh của nhân vật gắn với con cái họ trong đó có 20 (4%) là nữ lãnh đạo và 21 (0,7%) nam lãnh đạo… Điều này cho thấy, truyền thông vô hình chung đã góp phần tạo nên khuôn mẫu đối với những người phụ nữ thành đạt trong xã hội: Đó là những nữ lãnh đạo hoàn thành được vai trò kép là trách nhiệm trong gia đình của người phụ nữ truyền thống và công việc lãnh đạo của một phụ nữ hiện đại.

Gia đình truyền thống đến định kiến giới của nhà báo. Ảnh: cdn

Trong bảng đánh giá của các nhà báo về hai nhóm phẩm chất “bản lĩnh chủ thể” và “ôn hòa” của lãnh đạo nam, nữ đã cho thấy, các nhà báo đánh giá lãnh đạo nam giới có phẩm chất thể hiện “bản lĩnh” cao hơn lãnh đạo nữ giới. Điều này xuất phát từ việc, những nhà báo sống trong gia đình giữ vai trò giới truyền thống có xu hướng thể hiện định kiến giới nặng nề hơn./

Nội dung được lược lại và tổng hợp từ nghiên cứu: Báo chí và định kiến giới đối với lãnh đạo nữ (Oxfam). Quý độc giả có thể xem và tải về tại đây:

Bản sơ lược

Bản đầy đủ

Báo cáo này là một phần của nỗ lực từ tổ chức Oxfam Việt Nam nhằm cung cấp cho nghiên cứu thực nghiệm về định kiến giới và định kiến với lãnh đạo nữ ở Việt Nam. Dự án được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Báo cáo tìm cách trả lời một số câu hỏi trong đó phản ánh các nhà lãnh đạo nữ trong hệ thống tin tức ở Việt Nam, thái độ của nhà báo và nhận thức về giới lãnh đạo nữ, cũng như thái độ và nhận thức ảnh hưởng ra sao đến sản xuất nội dung tin tức.

Mục tiêu cuối cùng của dự án là góp phần thay đổi nhận thức sai lệch về vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong giới truyền thông và công chúng ở Việt Nam, giúp tăng tính đại diện của phụ nữ trong hệ thống lập pháp, hành chính và kinh doanh tại Việt Nam.

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s