Myanmar đau đầu với đập thủy điện Trung Quốc

Thứ Hai,  10/4/2017, 09:25 (GMT+7)
Người dân sống ở hai bên sông Irrawaddy sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dự án thủy điện. Ảnh: AFP

(TBKTSG) – Myitsone – dự án đập thủy điện lớn nhất của Trung Quốc tại Myanmar – đang có nguy cơ bị khai tử do vấp phải sự phản đối dữ dội từ người dân. Nhưng, đối với các nhà lãnh đạo Myanamar, nói “không” với Trung Quốc chẳng phải dễ dàng.

Tiến thoái lưỡng nan

Bà Daw Kaw Bu đã chờ đợi suốt sáu năm qua ngày trở về ngôi làng mà bà buộc phải chuyển đi để nhường chỗ cho đập thủy điện Myitsone. Con đập này đến nay đang được xây dựng dở dang và bị đình chỉ vì gây tranh cãi. Tiếp tục đọc “Myanmar đau đầu với đập thủy điện Trung Quốc”

Bảo mật thế này thì sao dân biết, bàn, kiểm tra?

Thứ Tư,  3/5/2017, 07:29 (GMT+7)

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tham nhũng và lạc hậu trong xã hội nói chung, ngành giáo dục và đào tạo nói riêng chính là thực trạng thiếu minh bạch và không có cơ chế cụ thể để cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm giải trình trước người dân. Ảnh: MAI LƯƠNG

(TBKTSG) – Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 11/2017/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 2-5-2017) quy định danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm 13 mục. Nhìn vào 13 mục này, người ta phải tự hỏi, không hiểu khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” sẽ được thực hiện như thế nào.

Người viết bài này cố tìm cách giải thích lý do cho một số mục cần được bảo mật trong thông tư nhưng vẫn không hiểu vì sao những thứ sau đây cần được xem là bí mật quốc gia: Tiếp tục đọc “Bảo mật thế này thì sao dân biết, bàn, kiểm tra?”

Thêm mắt xích trong chiến lược “Vành đai, con đường” của Trung Quốc

06:36 13/07/2017 Hoàng Tuấn
ANTD.VN – Thêm một mắt xích quan trọng của chiến lược “Vành đai, con đường” của Trung Quốc sắp được xây dựng khi Thái Lan bắt tay làm tuyến đường sắt cao tốc nối Thủ đô Bangkok với khu vực Đông Bắc nhằm kết nối với tuyến đường sắt qua Lào sang Trung Quốc.

ảnh 1
Trung Quốc giới thiệu mẫu tàu tốc độ cao của dự án đường sắt kết nối Thủ đô Bangkok, Thái Lan với miền Nam Trung Quốc

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 11-7, Chính phủ Thái Lan cuối cùng cũng đã thông qua dự án đường sắt xuyên quốc gia với vốn đầu tư giai đoạn đầu 179,4 tỷ baht (khoảng 5,2 tỷ USD) để xây dựng 253 km đường sắt tốc độ cao nối Thủ đô Bangkok với tỉnh Nakhon Ratchasima ở Đông Bắc Thái Lan. Để dự án được thông qua, Chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã phải vận dụng Hiến pháp lâm thời 2014 (Hiến pháp ban hành sau cuộc đảo chính quân sự) và được bảo lưu trong Hiến pháp 2017 để có thể vượt qua nhiều rào cản pháp lý. Tiếp tục đọc “Thêm mắt xích trong chiến lược “Vành đai, con đường” của Trung Quốc”