Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc

Radio France Internationale

media Một giàn khoan dầu của tập đoàn Ấn Độ ONGC ( ảnh: en.wikipedia.org)

Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam. Tiếp tục đọc “Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc”

Tủ sách Kim Định

VietNamVanHien

TỦ SÁCH KIM ĐỊNH
Bộ Kinh-Triết-Sử-Văn với 33 tác phẩm

( ảnh cand.com.vn)

TIỂU SỬ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ĐỊNH


Lương Kim Định (1914-1997)

 Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, ngài sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoise để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ngài dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.

Tiếp tục đọc “Tủ sách Kim Định”

Tủi phận nghệ sĩ hải ngoại về quê biểu diễn

Ls. Lê Quang Vy – Ls. Lê Trọng Thêm (1)Chủ Nhật,  30/4/2017, 09:19 (GMT+7)

(TBKTSG) – Hàng năm cộng đồng nghệ sĩ hải ngoại vẫn thường xuyên có các hoạt động đóng góp cho quê hương không chỉ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà còn cung cấp tài chính cho các hoạt động từ thiện, đầu tư thương mại… Có thể nói trong sức mạnh của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, có một phần đóng góp không nhỏ của giới nghệ sĩ hải ngoại. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn, trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, pháp luật hiện hành có những quy định bất cập đối với nghệ sĩ hải ngoại mà theo Luật Quốc tịch họ vẫn được xem là công dân Việt Nam.

Giấy phép và hạnh kiểm tốt!

Nghệ sĩ hải ngoại không những không nhận được sự đối xử ngang bằng với nghệ sĩ trong nước mà còn thua thiệt hơn nghệ sĩ nước ngoài được mời đến Việt Nam biểu diễn. Tiếp tục đọc “Tủi phận nghệ sĩ hải ngoại về quê biểu diễn”

Bệnh nhân “lỡ nhịp” sử dụng thuốc viện trợ: Cần xem lại thủ tục hành chính

Thứ Ba, 9/5/2017 08:31 GMT+7

(PLO) – Gần đây thông tin về những lô thuốc đặc trị bệnh nan y được viện trợ có giá trị lớn đã hết “đát” buộc phải tiêu huỷ, trong khi bệnh nhân không có thuốc uống đã hé lộ một thực tế rằng những thủ tục rườm rà và sự tắc trách của đơn vị thụ hưởng là nguyên nhân.

Bệnh nhân “lỡ nhịp” sử dụng thuốc viện trợ: Cần xem lại thủ tục hành chính
Thuốc Tasigna 200mg đặc trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy.

Thủ tục nhận thuốc – mất gần năm

Thông tin việc gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư được viện trợ trị giá nhiều tỷ đồng hết hạn sử dụng buộc phải tiêu hủy, trong khi thực tế vẫn còn nhiều bệnh nhân ung thư chịu cảnh thiếu thuốc đã gây bức xúc dư luận trong mấy ngày qua. Tiếp tục đọc “Bệnh nhân “lỡ nhịp” sử dụng thuốc viện trợ: Cần xem lại thủ tục hành chính”

Đạo luật bị lãng quên

Công Minh Thứ Sáu,  19/5/2017, 16:33 (GMT+7)

Hành khách sử dụng dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Uyên Viễn

(TBKTSG) – Đã 13 năm qua, kể từ khi có Luật Cạnh tranh ở Việt Nam, số lần đạo luật này được đưa ra áp dụng để chống lại những hành vi độc quyền hay câu kết thao túng thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Không chỉ quên luật

Năm 2014, giá một tô mì ở sân bay Tân Sơn Nhất có lúc lên đến 160.000 đồng, giá của nhiều loại đồ ăn khác cũng cao một cách khủng khiếp. Chỉ cần chút thời gian tìm hiểu kỹ hơn, phóng viên báo Giao thông đã phát hiện, các quầy hàng này đều thuộc một ông chủ đứng sau(1). Sự việc này có dấu hiệu vi phạm điều 13.2 của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để áp đặt giá bất hợp lý. Thế nhưng, thay vì sử dụng Luật Cạnh tranh để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thời điểm đó lại “yêu cầu” phải hạ giá mì tôm xuống còn 20.000 đồng. Tiếp tục đọc “Đạo luật bị lãng quên”