Không gian Nhân quyền (HRS): thực hành Nhân quyền, thúc đẩy Nhân quyền tại Việt Nam

Saturday, May 27, 2017  – Thanh Ngọc (#XHDS)

 Vào chiều ngày 26/05, tại khách sạn Melia (Hà Nội), Không gian Nhân quyền (Human Rights Space – HRS) đã được ra mắt. Với 4 pano tương ứng 4 dòng chữ: Bình đẳng; Tự do; Nhân phẩm; Công lý. HRS được kỳ vọng như là một không gian chia sẻ giá trị và kiến thức của những người hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. 
Thành viên chính của Không gian Nhân quyền chia sẻ quan điểm về Nhân quyền. Ảnh: FB Son Pham


Không gian mở

Là một khái niệm mở và có phần rộng lớn, trong điều kiện nhân lực còn hạn chế, HRS sẽ chú trọng cụ thể hoá khu vực hoạt động của mình, theo ông Lã Thanh Tùng (giảng viên khoa Luật – ĐHQG Hà Nội) chia sẻ: HRS sẽ ưu tiên tập trung vào 4 lĩnh vực: Giáo dục Nhân quyền; Công lý – Môi trường; Trách nhiệm doanh nghiệp xã hội; Giám sát & thực thi nhân quyền.

Bà Nghiêm Hoa, một thành viên chính của HRS chia sẻ chức năng của tổ chức, theo đó, HRS sẽ có một bộ phận kỹ thuật chuyên về các chuẩn mực nhân quyền, sẽ “nghe ngóng”, tìm hiểu, phân tích các tình huống, sự kiện về nhân quyền tại Việt Nam và trên thế giới.

Trả lời về câu hỏi của một người tham dự liên quan đến có hay không “vùng cấm” (nhà nước chưa cho phép đề cập rộng rãi) mà HRS sẽ không được chạm tới. Bà Nghiêm Hoa khẳng định: phương châm của nhóm thì mong muốn thảo luận, thực hành chuẩn mực nhân quyền phổ quát. Không gian nhân quyền không đo bằng vật lý, mà đo bằng cách chúng ta nói về quyền và thực hành nó. Với mỗi một lần thực hành nhân quyền thành công, về mặt giá trị thì lúc đó không gian nhân quyền được mở rộng.

Bên cạnh đó, bà Nghiêm Hoa nhấn mạnh, ở mỗi quốc gia đều có những hạn chế của riêng nó về mặt nhân quyền, và đó là điều mà giúp chúng ta thử giới hạn (nhận thức, năng lực, sự hiểu biết) của bản thân, môi trường sống đến đâu.

Trong buổi giới thiệu HRS, một sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn bày tỏ mong muốn nhận được cơ chế hỗ trợ những nghiên cứu độc lập về nhân quyền. Phản hồi lại, bà Nghiêm Hoa cho biết trong thời gian tới, bà kỳ vọng sẽ cụ thể hoá hơn cơ chế hỗ trợ này.

Thực hành nhân quyền và kỳ vọng 10 năm

Giải thích tại sao đặt tên là Không gian nhân quyền mà không phải là Không gian Dân quyền? Ông Lã Thanh Tùng cho biết, bởi Nhân quyền có tính phổ quát hơn, còn Dân quyền thì mang tính quốc gia nhiều hơn. Việc hướng đến các chuẩn mực mang tính quốc tế là sự thực hành nhân quyền phù hợp của HRS.

Cũng liên quan đến vấn đền thực hành nhân quyền, trong chia sẻ có liên quan, một thành viên HRS cho biết, khó có thể định nghĩa tự do cho đến khi bản thân mỗi người có được sự thực hành nhân quyền lần đầu của mình qua lần biểu tình. Và bước ngoặt đó chính là bước ngoặt của bản thân chị khi thoát khỏi sự sợ hãi, bước ra và hoà vào đám đông biểu tình Formosa vào năm 2016. Điều đó vừa là trải nghiệm, vừa là một động lực cho bản thân chị chú trọng đến yếu tố thực hành nhân quyền trong HRS.

Kỳ vọng 10 năm tới, Nhân quyền Việt Nam sẽ nở hoa. Ảnh: FB Son Pham

Anh Phạm Sơn, đến từ Sài Gòn và là một trong những thành viên chính của HRS bày tỏ sự hy vọng mình về 10 năm tới, khi nói chuyện về Nhân quyền tại Sài Gòn (điều mà anh cho là còn khá nhạy cảm) sẽ giống như cách “chúng ta nói chuyện làm ăn kinh tế, gia đình và Xã hội thôi.”

Được thành lập vào tháng 7/2016, Không gian nhân quyền (Human Rights Space) được kỳ vọng là một không gian mở của các cá nhân và tổ chức quan tâm và hoạt động nhằm thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, hướng tới xây dựng một xã hội bình đẳng, tự do và tôn trọng nhân phẩm của tất cả mọi người.

Trên website của mình, HRS đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2020, tổ chức này được hiểu như là một Diễn đàn hơn là một tổ chức cụ thể, và vì thế nó sẽ mở của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, nơi thực hiện các diễn giải và kiến tạo các chuẩn mực nhân quyền, giàu về tri thức và thông tin về nhân quyền, đưa ra các ý kiến bình luận đáng tin cậy về nhân quyền.

Về cơ cấu tổ chức, HRS sẽ bao gồm thành viên có quyền biểu quyết và thành viên không có quyền biểu quyết. Một cá nhân muốn có tư cách thành viên biểu quyết thì phải được sự giới thiệu của một thành viên có quyền biểu quyết, nếu có quá 3 người phản đối thì sẽ không công nhận tư cách thành viên.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s