Những người vá đường xuyên đêm

VNE – Thứ ba, 23/5/2023, 12:07 (GMT+7)

HÀ NỘI – 22h, trên đoạn đường giao với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nhóm 7 thanh niên hối hả bê từng bao nhựa đường đổ xuống ổ gà dài gần 3 m.

Sau khi đổ nhựa đường, 5 thành viên của nhóm dùng búa đập nhỏ và dàn đều, hai người khác được phân nhiệm vụ chốt chặn, phân luồng phương tiện bởi càng về khuya, lượng ôtô di chuyển lớn.

Thấy một xe tải đến gần, Phạm Văn Hiếu ra hiệu cho tài xế đánh lái đi qua vị trí vừa đổ nhựa đường. Dường như đã quen với việc này, chiếc xe cán qua rồi cài số lùi để cán thêm lần nữa. “Chắc rồi, cảm ơn anh. Chúng tôi đỡ phải dùng nhiều sức để đầm cho chặt”, bà Chiến (57 tuổi), một thành viên trong nhóm nói.

Sau gần hai tiếng trong đêm 17/5, đoạn sụt lún được san phẳng, các phương tiện di chuyển dễ dàng hơn. Đây là một trong hàng nghìn buổi vá đường nhóm anh Phạm Văn Hiếu (32 tuổi) ở huyện Thường Tín làm hơn mười năm qua.

Một điều phối viên hướng dẫn tài xế xe tải cán qua đoạn vừa rải nhựa đường để ép phẳng, tạo kết cấu bền chắc, tối 17/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Tiếp tục đọc “Những người vá đường xuyên đêm”

Traffickers switch to Myanmar after China erects border fence

The electrified metal fence, topped with razor wire and cameras, has prompted criminals to seek out new destinations.

China’s new ‘mega fence’, seen here in Ha Giang, runs for more than 1,000km along its border with Vietnam, Laos and Myanmar. [Courtesy of Blue Dragon Children’s Foundation]

By Chris Humphrey

Aljazeera – Published On 24 May 202324 May 2023

Hanoi, Vietnam – When she arrived at her destination in Myanmar’s northern Shan state, expecting to start a new job, Diep* a 19-year-old Vietnamese woman, realised she had been trafficked.

Left in a locked room alone, she could hear other people but not see them. Armed men were guarding the house.

Tiếp tục đọc “Traffickers switch to Myanmar after China erects border fence”

Vườn rừng trong phố – Biến bãi rác thành sân chơi tái chế và vườn rừng

Vườn rừng trong phố

Ðó là công viên rộng 9.000m2 ngay tại trung tâm Hà Nội không phải do Nhà nước đầu tư, mà hình thành từ sự đóng góp của cộng đồng. Với sự chủ trì của một số nhóm hoạt động xã hội và đoàn thể địa phương, người dân đã tiến hành dọn rác tạo mặt bằng, trồng cây, mua sắm, lắp đặt và tự quản lý công viên.

Nhân dân – Chủ nhật, ngày 16/04/2023 – 05:42

Trẻ em vui chơi ở vườn rừng ven sông Hồng.
Trẻ em vui chơi ở vườn rừng ven sông Hồng.

Các chuyên gia cùng người dân cải tạo những cây mọc hoang, kết hợp trồng mới cây, hoa, tạo hệ sinh thái thân thiện với các loài sinh vật. Ðó là lý do giải thích cho nguồn gốc cái tên “công viên-rừng” hay “vườn rừng trong phố”.

Từ một bãi rác lớn, khu vực này đã trở thành nơi vui chơi của trẻ nhỏ, nơi tập luyện của người già và giờ, công viên-rừng ở phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn tấp nập người đến vui chơi, tập luyện từ sáng đến tối.

Tiếp tục đọc “Vườn rừng trong phố – Biến bãi rác thành sân chơi tái chế và vườn rừng”

Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất”

09/03/2023 – 13:53

AGO – Hơn 6 năm qua, Đội vá đường thiện nguyện huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã đóng góp nhiều công sức, tiền của nâng cấp các tuyến đường; vá lại các “ổ gà”, “ổ voi”, giúp người dân đi lại an toàn.

Đằng sau những cung đường phẳng là những tấm lòng thiện nguyện vô tư

Họ là những đảng viên, lão nông đang ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy” vẫn “máu lửa” xông xáo trộn xi măng, khuân vác…, rồi lấp đá, vá lại những đoạn đường hư hỏng, rải nhựa những tuyến đường đất gồ ghề, trơn trợt. Hễ thấy con đường nào loang lổ là đội tự nguyện đến làm, góp sức hoàn thiện hệ thống giao thông thành những cung đường nhựa phẳng phiu…

Tiếp tục đọc “Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất””

Gian nan đường “danh phận” của các hội nhóm xã hội

Thứ sáu, 23/03/2018 – 07:36

(Dân trí) – Một cơ sở từ thiện bảo trợ trẻ mồ côi 20 năm hành trình xin cấp phép hoạt động không thành, cánh cửa đại học khó hé mở cho những đứa trẻ lớn lên tại đây. Một nhóm thanh niên ưu tú của Tây Nguyên lận đận đã 7-8 năm tìm kiếm sự “chính danh” để có thể lan tỏa cơ hội giáo dục cho lớp đàn em ở quê nhà…

Chuyện 2 nữ sinh cầu cứu trước cánh cửa đại học

Mái ấm truyền tin là một cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em dân tộc thiểu số điều kiện khó khăn, không nơi nương tựa đóng tại quận Bình Tân, TPHCM, đã hoạt động từ năm 1995 tới nay. Thực tế nhiều em đã được nuôi dưỡng, cho học hành tới trưởng thành từ ngôi nhà chung này, đi làm, lập gia đình… Trong hơn 20 năm hoạt động, mỗi năm mái ấm tiếp nhận, giúp đỡ trên dưới 20 trẻ nhỏ có hoàn cảnh éo le như vậy.

Mục tiêu của những người hoạt động thiện nguyện tại mái ấm là chăm lo để trẻ có thể hòa nhập cộng đồng, được đến trường học hành với môi trường giáo dục đảm bảo. Dù vậy, cơ sở từng gặp rất nhiều khó khăn để có được giấy phép hoạt động.


Năm 2016, một nữ sinh từ Mái ấm truyền tin đã viết tâm thư cầu cứu vì em không làm được chứng minh nhân dân để thi đại học (bàn đầu, bên phải).
Năm 2016, một nữ sinh từ Mái ấm truyền tin đã viết tâm thư cầu cứu vì em không làm được chứng minh nhân dân để thi đại học (bàn đầu, bên phải).

Tiếp tục đọc “Gian nan đường “danh phận” của các hội nhóm xã hội”

Vietnam’s environmental NGOs face uncertain status, shrinking civic space

news.mongabay.com

by Hướng Thiện on 13 February 2023

  • A wave of recent closures of environment organizations in Vietnam, as well as the arrests of NGO leaders, reflects the difficult position that activists face in the one-party state.
  • Nonprofit organizations have an unclear legal status in the country, and are vulnerable to pressure from the state as well as from powerful private interests.
  • Though the communist-led government has at times recognized the value of NGOs as partners in implementing social and environmental programs, it has also attacked the concept of civil society as a threat to official ideology and morality.

Thuý, who helped run environmental programs at a nonprofit based in Ho Chi Minh City, had for weeks pondered quitting her job to pursue an advanced degree. The 24-year-old, who like all NGO workers interviewed for this story used a pseudonym due to fear of reprisals, was at a loss as to how to communicate her hard decision to her supervisors. While she felt it was time to move on, Thuý was grateful for the open-minded and dynamic working environment that had allowed her to grow tremendously.

Much to Thuý’s surprise, it was her supervisors who initiated a conversation about her career, advising her to be prepared to leave soon, because their organization was being told “from above” to shut down.

Tiếp tục đọc “Vietnam’s environmental NGOs face uncertain status, shrinking civic space”

Để các dự án xã hội không bị “bỏ lại phía sau”

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau'

ngaynay – 17/12/2020 | 14:07 In bài viết

Đang có hàng nghìn nhóm tình nguyện, dự án phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội,… hoạt động tại Việt Nam. Các dự án phi lợi nhuận này hướng tới giải quyết nhiều vấn đề của cộng đồng, thông qua nhiều mô hình, giải pháp nhưng phần nhiều gặp khó trong việc tiếp cận truyền thông, không nhận được nguồn lực như chúng xứng đáng.

Tiếp tục đọc “Để các dự án xã hội không bị “bỏ lại phía sau””

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo – Bài 1: Đủ chiêu lách, giảm

SGGP Thứ Hai, 7/11/2022 06:57

LTS: Hiến máu nhân đạo là một phong trào ý nghĩa, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Đó là một hoạt động nhân đạo, tình nguyện nên không thể chấp nhận hành vi trục lợi từ những món quà cho người hiến tặng. Loạt bài Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo qua điều tra của Báo SGGP, phản ánh khuất tất trong quà tặng hiến máu nhân đạo, nhằm loại bỏ những hành vi trục lợi trên giọt máu hồng; củng cố niềm tin trong những người hiến máu, trong quần chúng nhân dân về một phong trào có ý nghĩa nhân văn cao cả.

Sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM đăng ký hiến máu nhân đạo.  Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Cào bằng, lập lờ, thiếu hướng dẫn cụ thể… là những gì mà chúng tôi ghi nhận tại các điểm hiến máu nhân đạo. Điều đáng nói là những người hiến máu, không mấy ai quan tâm đến quà tặng theo quy định cho người hiến máu là gì, bởi họ xem đây là một hoạt động tình nguyện, ý nghĩa. Đó là điểm mấu chốt cho những chiêu lách, giảm xuất hiện tại nhiều điểm hiến máu nhân đạo ở TPHCM thời gian qua.

Tiếp tục đọc “Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)”

THE LAW AFFECTING CIVIL SOCIETY IN ASIA: Developments and Challenges for Nonprofit and Civil Society Organizations

The International Center for Not-for-Profit Law

DOWNLOAD full report here

The Paradox of Asia and the Scope of this Report
Asia presents a paradox. Many of the more than forty countries in this vast region aren home to vibrant civil society sectors, engaged in everything from social services to advocacy to mutual benefit activities and other pursuits that fall within the definitions of non-profit or charitable activity. Yet in many countries of Asia, government regulatory controls on civil society are restrictive or highly restrictive. Indeed, based on reports from countries as diverse as India, China, Thailand and Vietnam, among many others, the legal operating environment is becoming more restrictive, particularly for advocacy and other groups engaged in independent civil society activity.

This report is an overview of the regulatory environment affecting civil society and civil society organizations (CSOs)2 across Asia, focusing on a number of countries and key themes. These themes include: general constitutional and legal frameworks; types of organizational forms of CSOs; establishment requirements; registration and incorporation requirements; termination and dissolution procedures; state supervisory requirements; legal treatment of foreign organizations; and rules related to funding sources, including cross-border philanthropy and economic activities. While this report may make reference to any country in Asia, it focuses predominantly on Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan and Uzbekistan (Central Asia); Bangladesh, Bhutan, India, Nepal, Pakistan and Sri Lanka (South Asia); Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam
(Southeast Asia); China, Hong Kong, Japan, Mongolia and South Korea (East Asia); and Fiji (Pacific).

This report is intended to identify key trends in the regulation of civil society and CSOs across Asia. As readers will note, it is not a detailed study of each country, and not all issues are covered for each country. For more detail, we invite readers to consult other

A Brief History of Nonprofit Organizations (And What We Can Learn)

nonprofithub.org

Though the idea of helping and giving back to others has existed since Biblical times, nonprofit organizations in the United States have a much shorter history. Every couple of decades, a new era ushers in a new set of ideas, principles and practices that affect how the nonprofit sector functions. Let’s take a look at what we can learn from the history of nonprofit organizations.

Without being too retrospective, we can learn a thing or two from the past when it comes to fundraising for nonprofits. When problems emerge, you have to think of new and creative ways to deal with them. But why spend hours trying to blaze your own trail when others have done it before you? Below, you’ll find some key turning points in the history of the nonprofit sector and what we can learn from them.

1900s

Tiếp tục đọc “A Brief History of Nonprofit Organizations (And What We Can Learn)”

Ngày quốc tế về rừng, nhìn lại những hoạt động trồng rừng ‘đặc biệt’ ở Việt Nam

NĐT –  22:36 | Thứ hai, 21/03/2022 0

Hôm nay (21.3) là Ngày Thế giới trồng cây do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) phát động từ năm 2013, kêu gọi các địa phương, quốc gia cùng nỗ lực trồng cây và nâng cao nhận thức bảo tồn rừng, phát triển bền vững. Ngày 21.3 còn là Ngày Quốc tế về Rừng khích lệ các quốc gia tổ chức các chiến dịch trồng rừng, trước thực trạng rừng trên thế giới đang ngày càng suy giảm về chất lượng và diện tích.

Hoạt động trồng rừng từ nhiều đơn vị, tổ chức xã hội với sự chung tay của cộng đồng vẫn đang được tiếp tục nỗ lực duy trì. Ảnh: CTV

Tiếp tục đọc “Ngày quốc tế về rừng, nhìn lại những hoạt động trồng rừng ‘đặc biệt’ ở Việt Nam”

Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800km sông Mekong

NĐT –  10:05 | Chủ nhật, 15/05/2016 0

LTS. Gần 20 năm tâm huyết với các vấn đề trên dòng Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bác sĩ Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn với hai tác phẩm Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng và Mekong – dòng sông nghẽn mạch, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Ông đã có những chuyến đi dọc dòng Mekong dài 4.800km, từ Tây Tạng đổ xuống Biển Đông. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thế Vinh về các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên dòng Mekong và ĐBSCL.

Thưa, dù đã 17 năm trôi qua, từ những chuyến đi dọc dòng sông Mekong dài 4.800km, bức tranh sống động mà ông “phác họa” về những tác hại khủng khiếp do các con đập thủy điện gây ra cho đời sống người dân lưu vực sông Mekong đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Từ những dự cảm rất sớm về những hậu quả do các đập thủy điện gây ra trên dòng Mekong và cho ĐBSCL nói riêng, ông nhận định gì về thực trạng hiện nay?

Năm 2000, khi nói “Cửu Long cạn dòng”, nhiều người xem đó là phát biểu “nghịch lý” bởi đó là năm có lụt lớn ở miền Tây. Một vị tu sĩ đang tất bật lo việc cứu trợ, mới nghe tên cuốn sách đã phát biểu: “Đang lũ lụt ngập trời với nhà trôi người chết mà lại nói “Cửu Long cạn dòng” là thế nào?” Nhưng cần hiểu rằng lũ và hạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô là chu kỳ tự nhiên đã có hàng ngàn năm trên dòng Mekong và các vùng châu thổ, và đến nay thì mức độ càng trầm trọng và gay gắt.

Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho “thiên tai”, mà cần can đảm gọi cho đúng tên những yếu tố “nhân tai” bởi do chính con người gây ra qua suốt quá trình phát triển không bền vững và có tính tự hủy từ nhiều thập niên qua, đã làm gãy đổ sự cân bằng của cả một hệ sinh thái vốn phức tạp nhưng cũng hết sức mong manh của dòng Mekong.

Băng qua Biển Hồ đến khu Bảo tồn sinh thái Tonle Sap (nguồn: tư liệu Ngô Thế Vinh)

Tiếp tục đọc “Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800km sông Mekong”

Hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt Nam: Những điều trông thấy…

NĐT –  16:55 | Thứ bảy, 21/05/2022 0

“Thách thức quan trọng với sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay là công nhận và coi trọng vai trò cũng như đóng góp của các tác nhân phi lợi nhuận, thiện nguyện và các tác nhân khác cho khối xã hội và xã hội nói chung”, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM, nhận định.

Hình ảnh người dân xếp hàng nhận gạo tại cây “ATM gạo” đầu tiên trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú. “Ông chủ ATM gạo” là doanh nhân Hoàng Tuấn Anh. Sau mô hình “ATM gạo”, “ATM khẩu trang”  trong đợt dịch lần thứ 4 này, Hoàng Tuấn Anh tiếp tục phát động mô hình “ATM Oxy” nhằm kịp thời hỗ trợ cho những bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà trở nặng, phải cần đến máy thở. Ảnh: Trung Dũng

Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM (HPDF) vừa công bố Báo cáo Khảo sát thực tiễn hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt Nam(*) . Báo cáo được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu nhận thức chung và hiểu biết cơ bản về toàn bộ hệ sinh thái thiện nguyện, trong đó có sự hiện diện đa dạng của một loạt chủ thể và các bên liên quan trải rộng khắp toàn khối cộng đồng thiện nguyện – một chuỗi các loại hình hoạt động, từ hình thức thiện truyền thống đến thể chế thiện nguyện lớn nhỏ, cho đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và thiện nguyện doanh nghiệp, đến kinh doanh vì xã hội, và đầu tư tạo tác động cho xã hội, môi trường. Điều này dẫn đến một thực tế là vai trò của khối xã hội/ phi lợi nhuận chưa được các cơ quan nhà nước và dư luận nói chung nhìn nhận một cách thích đáng như một yếu tố then chốt vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt Nam: Những điều trông thấy…”

Rào cản trong ngôn ngữ khi đi khám bệnh, chữa bệnh! Trách nhiệm thuộc về ai?

ISEE – 9-9-2022

Luật khám bệnh, chữa bệnh đang trong quá trình sửa đổi và trình lên Quốc Hội cho ý kiến và dự kiến xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vào tháng 10. 

Luật khám bệnh, chữa bệnh có tác động rất lớn đến hệ thống ngành y tế cũng như vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân, trong đó có người Dân tộc thiểu số, Mạng lưới Tiên Phong Vì Tiếng Nói Người Dân Tộc Thiểu Số đã có một buổi trao đổi cùng chuyên gia trong lĩnh vực luật khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thảo luận nội bộ để cùng đưa ra ý kiến đối với những vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trong luật.

Qua quá trình thảo luận, nhóm nhận ra rằng rào cản ngôn ngữ giữa bác sĩ và bệnh nhân là người dân tộc thiểu số ở tại địa phương và đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung Ương là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và chất lượng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tộc thiểu số. Dưới đây là những trải nghiệm cá nhân và quan sát của chính các thành viên Tiên Phong về vấn đề này:

Tiếp tục đọc “Rào cản trong ngôn ngữ khi đi khám bệnh, chữa bệnh! Trách nhiệm thuộc về ai?”