Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc

A.T –  21:00 thứ ba ngày 27/10/2020 

(HNMO) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chính sách dân tộc, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Nâng tổng thời lượng phát sóng trên 4 kênh VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên và VTV5 Tây Bắc lên 96 giờ/ngày (mỗi kênh 24 giờ/ngày), trong đó tổng thời lượng sản xuất chương trình mới của 4 kênh đến năm 2025 là 13 giờ 30 phút/ngày/4 kênh.

Nâng tổng số ngôn ngữ sản xuất, phát sóng lên 27 (tăng 4 ngôn ngữ so với hiện nay) gồm: H’Mông, Thái, Dao, Mường, Sán Chí, Ê Đê, Jơ Rai, Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, Raglai, K’Ho, S’Tiêng, Chăm, Khmer, Pa Cô – Vân Kiều, Cơ Tu, Cao Lan, Hà Nhì, H’Rê, Chu Ru, Chơ Ro, M’Nông, Tày, Hoa, Ca Dong và tiếng Việt.

Tiếp tục đọc “Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc”

Trào lưu kỳ thị smartphone và sự nổi loạn của thế hệ “dumbphone”

MF – October 17, 2022 – Huyền My Trương

Vào tháng 4/2022, Selena Gomez đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với Good Morning America rằng cô đã thành công một việc mà nhiều người nghĩ tới nhưng chưa làm nổi.

Nữ ca sĩ cho biết cô đã tạm ngưng sử dụng Internet, không phải chỉ vài tuần, vài tháng, mà là suốt 4,5 năm qua. Và điều này đã thay đổi cuộc đời nữ ca sĩ. “Cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn, tôi hạnh phúc hơn, tôi tận hưởng cuộc sống hơn, tôi kết nối được với mọi hơn nhiều hơn”, Selena Gomez nói. 

Internet ngày càng trở thành một nơi gây mệt mỏi, nhưng để bỏ hẳn Internet không phải là điều ai cũng làm được. Thế nhưng, hàng triệu người trẻ đang cố gắng rời bỏ Internet thông qua việc rời bỏ smartphone và trở lại với feature phone, hay “điện thoại cục gạch”. Trào lưu này đang lan tỏa rất mạnh với tên gọi “Cách mạng điện thoại cục gạch” (Dumb phone Revolution). 

Tiếp tục đọc “Trào lưu kỳ thị smartphone và sự nổi loạn của thế hệ “dumbphone””

Hoàng Thiên Nga wins Prize A of National Press Award – Hoàng Thiên Nga đạt giải A Báo chí Quốc gia

Dear brothers and sisters,

Chị Hoàng Thiên Nga – our strong sister – wins Prize A of National Press Award on the Prevention and Fight against Corruption and Wastefulness 2021.

Chị Nga in black-and-white dress

She wins with her series “Truth – The arduous journey”. This is her 5-year journey in fighting against corruption in the pharmaceutical procurements by Dak Lak Department of Health in the period 2014-2015. As a result, in 2020, 10 persons involved in the case were prosecuted. Tiếp tục đọc “Hoàng Thiên Nga wins Prize A of National Press Award – Hoàng Thiên Nga đạt giải A Báo chí Quốc gia”

Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé 

soi.today – Sáng Ánh – 08. 01. 18 – 5:53 pm

“1 người chết ở New York bằng 10 người chết ở London, 100 người chết ở châu Âu và 1000 người chết ở đâu đó” là thước đo thông dụng của truyền thông Hoa Kỳ. Chuyện này cũng dễ hiểu, khi ta ngồi buôn chuyện thì 1 con bé nhà bên mới có bồ sẽ đáng nói hơn 10 con bé ở ngoài đường, hơn 100 con bé khác mới có bồ ở trong quận, và 1000 con bé mới có bồ ở khắp thành phố. Tuy nhiên, nếu nguồn tin “1 con bé ở hẻm X của Brooklyn mới có bồ” mà đến cả Cầu Giấy hay phố nào Myanmar, Phi Châu cũng xôn xao thì mới là bất thường. Tình trạng hiện nay của truyền thông thế giới là như vậy. Quan tâm hay không quan tâm của Tây phương trở thành quan tâm hay không quan tâm của mọi người.

Một nghiên cứu năm 2007 về giai đoạn 1968-2002 trên các đài TV chính của Mỹ đã thử tìm thước đo này trong lãnh vực thiên tai. Bao nhiêu người chết thì đáng được đề cập, và sơ đồ dưới đây cho thấy 1 người thiệt mạng vì núi lửa ngang với 39.000 người chết đói. Núi lửa phun khói rất ăn hình, còn em bé bụng ỏng nằm chỏng chơ coi rất kém thẩm mỹ.

.

Tiếp tục đọc “Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé “

Dỡ bỏ định kiến tộc người: Bắt đầu từ đâu?

tiasang – 08/05/2020 07:30 – Nguyễn Công Thảo

Trước hiện trạng nhiều trang mạng xã hội xây dựng hình ảnh méo mó, thậm chí có phần miệt thị về người dân tộc thiểu số (DTTS), ngày 17/4, Ủy ban Dân tộc đã phải ra văn bản nhấn mạnh, điều này đã “bôi nhọ văn hóa các tộc người” và kiến nghị Bộ Thông tin và truyền thông xử lý, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và nhà nước. Đây không phải là hiện tượng mới mà đã dai dẳng nhiều năm nay.

Hàng loạt kênh Youtube hoặc facebook có nhiều video miệt thị người DTTS mà UB Dân tộc đã đề nghị xử lý trong đó tiêu biểu là A Hy TV (ảnh chụp màn hình).

Tiếp tục đọc “Dỡ bỏ định kiến tộc người: Bắt đầu từ đâu?”

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ

***

Thứ Ba 26/05/2020 , 08:20 (GMT+7)

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng

Thuốc BVTV lậu Trung Quốc, trong đó nhiều hoạt chất độc bị cấm, vẫn tràn vào Việt Nam, rao bán cả công khai lẫn lén lút khiến nông dân dần bị lệ thuộc.

Một vòng kim cô đang xiết chặt trên đầu người nông dân Việt, không có lối thoát bởi nếu đã trót dùng thì các loại khác hầu như vô tác dụng cho đến một ngày bản thân thứ thuốc “thần kỳ” kia cũng bị sâu kháng lại. Hậu quả là bệnh tật tràn lan còn nông sản thì nhiễm độc.

Bài I: Vòng kiểm tra để loại bỏ người cài cắm

Mất cả tết vì mua thuốc trên mạng

“Tôi biết bộ đôi có tên Xuân (Vũ Minh Xuân) và Liên (Nguyễn Thị Liên) qua mạng facebook, thấy họ rao thuốc BVTV Tàu (cách dân gian vẫn gọi hàng xuất xứ Trung Quốc) nên lúc đầu đặt mua 50 gói trị nấm, giá mỗi gói 46.000 đồng, trả tiền trước rồi nhưng khi nhận hàng ở bưu điện lại bắt trả lần hai. Gọi điện thì họ bảo có sự nhầm lẫn, cứ thanh toán sau sẽ trả lại nhưng chờ mãi không thấy nên tôi phải mua thêm 100 gói nữa.

Thuốc nấm 'Tàu' mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.
Thuốc nấm “Tàu” mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.

Tiếp tục đọc “Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ”

Ghi chép nhiều kỳ – Sự thật ? Hành trình trần ai !

Kỳ I- Nhà báo ơi, cứu bệnh nhân

Lời tòa soạn: 

Sau gần 5 năm kể từ ngày Tiền Phong đăng bài đầu tiên phản ánh dấu hiệu tham nhũng trong việc đấu thầu thuốc chữa bệnh 2014-2015 do Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức, 10 người liên quan vừa bị khởi tố. Từ số này, báo Tiền Phong khởi đăng loạt ghi chép do nhà báo Hoàng Thiên Nga kể lại hành trình 5 năm đấu tranh tìm sự thật. 

I-Nhà báo ơi, cứu bệnh nhân

Từ đầu năm 2015, nhiều bác sĩ đã gửi cho tôi (khi đó là Trưởng Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên) những tin nhắn khẩn thiết về việc thiếu thuốc chữa bệnh nghiêm trọng trong hệ thống cơ sở y tế công lập trên toàn tỉnh Đắk Lắk. Có người nhắn khẩn thiết “nhà báo ơi, cứu bệnh nhân”…

Một bệnh nhân nghèo suy kiệt chờ chết tại khoa Ung Bướu bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk

Tiếp tục đọc “Ghi chép nhiều kỳ – Sự thật ? Hành trình trần ai !”

THẬN TRỌNG KHI ĐƯA TIN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19

 

Mạng lưới Báo chí Quốc Tế IJNet đưa ra 10 lời khuyên dành cho các nhà báo khi đưa tin về dịch bệnh COVID-19. Đây là kinh nghiệm từ nhiều phóng viên từ vùng dịch và đã từng đưa tin các dịch bệnh trước như Ebola. Media Climate Net dịch và giới thiệu.
—————-
“Nhiệm vụ của nhà báo là truyền đạt thông tin đáng tin cậy và có trách nhiệm tới công chúng. Đối diện với một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, giống như hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với COVID-19, vai trò này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

“Có rất nhiều lớp ‘sương mù thông tin’ trong khoảng thời gian này, và bạn có trách nhiệm băng qua lớp mây mù đó để có được một bức tranh rõ ràng.” – Michael Standaert, một nhà báo tự do tại Thâm Quyến, đã viết cho Bloomberg, The Guardian, Al Jazeera và nhiều báo khác cho hay. Anh đã viết về virus corona ở Trung Quốc kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 12/2019.

Đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng, các nhà báo cần phải biết cân bằng giữa việc thông báo cho công chúng và gieo rắc nỗi sợ hãi – mặc dù việc này khó như đi trên dây. “Bạn muốn tránh ru ngủ mọi người trong sự tự mãn,” TS.Stephen Morse, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Columbia cho biết. Tuy vậy bạn cũng không muốn thổi phồng nó lên đến mức tạo ra sợ hãi hoặc hoảng loạn vô căn cứ, ông nói thêm.

Ở Trung Quốc, nhiệm vụ này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi đối mặt với sự kiểm duyệt của chính phủ. Standaert đã nhận thấy ngày càng khó khăn để thuyết phục các nguồn tin trả lời phỏng vấn, vì nhiều công dân Trung Quốc sợ bị cảnh báo hoặc khiển trách. “Thật điên rồ và đáng lo ngại khi một người dân bình thường nghĩ rằng họ không thể nói lên suy nghĩ của mình khi quan chức chính quyền địa phương chưa cho phép.” – Standaert nói với IJNet.

Tuy điều kiện khó khăn, các phóng viên như Standaert vẫn phải tiếp tục viết những câu chuyện về coronavirus. Để giúp các nhà báo trên toàn thế giới đưa tin tốt hơn về dịch bệnh này, IJNet đã biên soạn một danh sách các lời khuyên, những thận trọng cần có khi viết về COVID-19.

—————-
1. HIỂU ĐÚNG TÌNH HÌNH THỰC TẾ

Như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trên toàn thế giới, có rất nhiều thông tin và không phải tất cả đều tốt. Thông tin tràn lan trên Internet có thể đánh lừa khán giả, giống như hình ảnh người đàn ông nằm chết trên đường phố ở Vũ Hán được bao quanh bởi các nhân viên y tế. Bức ảnh này được mệnh danh là hình ảnh của cuộc khủng hoảng coronavirus Vũ Hán bởi tờ The Guardian – mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy người đàn ông thực sự đã chết vì coronavirus.
Tiếp tục đọc “THẬN TRỌNG KHI ĐƯA TIN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19”

Khi doanh nghiệp ‘quên mất’ đạo đức kinh doanh

Quỳnh Chi – 14:45, 20/09/2018

TheLEADERNhiều doanh nghiệp gần như đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà quên mất yếu tố khách hàng, đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp 'quên mất' đạo đức kinh doanh
Nhiều ý kiến cho rằng, không ít doanh nghiệp đang làm truyền thông một cách thái quá

Sáng sớm, tivi đang phát chương trình quảng cáo với hình ảnh bát mỳ tôm nóng hổi có đính kèm hai con tôm được nấu chín đỏ co quắp nằm cạnh chiếc đùi gà thịt căng tròn trông đến hấp dẫn.

Bên bàn ăn, cậu bé con chị Phương (Hà Nội) vừa xem quảng cáo, vừa háo hức chờ mẹ bưng bát mỳ lên vì nghe mẹ nói sáng nay cả nhà sẽ được ăn mỳ.

Thất vọng khi thấy bát mỳ mẹ úp chỉ có miếng trứng ốp mà không có đùi gà, cũng chẳng có tôm, cậu bé chẳng buồn ăn sáng; chị Phương phải dỗ mãi mới chịu ăn để chuẩn bị đi học. Trước khi ra khỏi nhà, cậu bé cũng không quên để lại một câu: “Tivi lừa con”! Tiếp tục đọc “Khi doanh nghiệp ‘quên mất’ đạo đức kinh doanh”

Các nước đang phát triển đang làm gì để  đảm bảo an toàn internet cho trẻ em?

Mặc dù máy tính và các công cụ công nghệ thông tin mang lại nhiều tiềm năng để tác động đến việc học tập, giảng dạy và cung cấp dịch vụ giáo dục theo những cách có lợi, việc sử dụng các công nghệ như vậy cũng mang đến nhiều rủi ro – đặc biệt là cho trẻ em. Mặc dù hầu hết người dùng đều quen thuộc với các tiêu đề thu hút sự chú ý liên quan đến nội dung khiêu dâm, quấy rối tình dục, tải xuống bất hợp pháp và ‘không phù hợp’ hoặc phát ngôn chính trị, đây chỉ là một vài trong số các vấn đề liên quan đến việc giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến. Ví dụ, ở một số nơi, đe doạ trực tuyến dường như là mối đe dọa hàng ngày phổ biến hơn đối với nhiều sinh viên, và người dùng cũng ngày càng hiểu được ‘mối đe dọa’ tiềm ẩn đối với trẻ em liên quan đến những thứ như quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Tiếp tục đọc “Các nước đang phát triển đang làm gì để  đảm bảo an toàn internet cho trẻ em?”

Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh

Hà Nam - Một trong những tỉnh có tình trạng mất cân bằng giới tính cao nhất nước - Ảnh 1.

moh.gov.vn – 29/08/2018 | 00:35 AM   |

Nếu không có giải pháp cụ thể thì chúng ta sẽ mãi loanh quanh, luẩn quẩn trong câu chuyện “trọng nam khinh nữ”.

Thực tế, phụ nữ luôn bị coi là thứ hai, đứng sau nam giới. Đến bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới và người dân nhận thức được rằng, đẻ con gái cũng tốt như đẻ con trai, lúc ấy có lẽ tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) mới được giải quyết”, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội nhấn mạnh.

Tiếp tục đọc “Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh”

Định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng

Kết quả hình ảnh cho đâm trâu cvdvn
Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên

tiasang – 10/03/2016 08:24 – Nguyễn Văn Chính

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, trong đó các tộc người thiểu số chiếm khoảng 14% tổng dân số cả nước. Bình đẳng, đoàn kết, chống kỳ thị và phân biệt dân tộc luôn được đề cao như là những nguyên tắc nhất quán trong hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, những thông điệp và hình ảnh về các tộc người thiểu số đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng đôi khi có thể đưa lại những hệ quả không như mong đợi. Tiếp tục đọc “Định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng”

Truyền thông mạnh mẽ về biến đổi khí hậu

NLD – 18/06/2019 06:31

Nên hình thành dự án truyền thông về biến đổi khí hậu để thực hiện chiến dịch chuyên đề vùng ĐBSCL trong 2 năm 2019-2020 và nhà báo trở thành “người trong cuộc” chứ không phải là “người quan sát”

Truyền thông mạnh mẽ về biến đổi khí hậu - Ảnh 1.
Phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành chủ lực của ĐBSCL Ảnh: NGỌC TRINH

Nằm trong chuỗi các sự kiện của Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), chiều 17-6, tại TP HCM, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng các đơn vị, tổ chức hội thảo truyền thông về BĐKH ở ĐBSCL.

Tiếp tục đọc “Truyền thông mạnh mẽ về biến đổi khí hậu”