Chương trình Toàn cầu nhằm ngăn chặn tình trạng ưa thích con trai và hạ thấp giá trị con gái: Cải thiện tỷ số giới tính khi sinh tại một số quốc gia ở châu Á và khu vực Cáp-ca-dơ

Việt Nam: Tóm tắt tình hình quốc gia

Số trang: 20

Ngày xuất bản: 2019

Tác giả: UNFPA

UNFPA – Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới thuộc Mục tiêu 3 của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, và đã phê chuẩn Kế hoạch Hành động Quốc gia tháng 5 năm 2017 như một khung hướng dẫn thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững cho Việt Nam tới năm 2030. Khung pháp lý nhằm bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã được tăng cường hơn. Tuy nhiên, những biểu hiện của bất bình đẳng giới như bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, tình trạng tảo hôn và lựa chọn giới tính thai nhi vẫn còn tồn tại. Tiếp tục đọc “Chương trình Toàn cầu nhằm ngăn chặn tình trạng ưa thích con trai và hạ thấp giá trị con gái: Cải thiện tỷ số giới tính khi sinh tại một số quốc gia ở châu Á và khu vực Cáp-ca-dơ”

Vietnam caught pants down in gender gap ranking

VNE – By Nguyen Quy   December 21, 2019 | 03:20 pm GMT+7

Vietnam caught pants down in gender gap ranking
A woman works at a garment company in Hanoi, Vietnam, May 15, 2019. Photo by Reuters.

Struggling to eliminate gender inequality, Vietnam falls 10 places to 87th in 2019 global ranking.

With an average score of 0,700 on a scale of 1, Vietnam is making little progress toward gender equality, according to 2019 Global Gender Gap Report released by World Economic Forum.

Across Southeast Asia, the Philippines performed best, ranking 16th globally, followed by Laos (43rd), Singapore (54th), Thailand (75th), and Indonesia (85th). Vietnam lies ahead of Cambodia (89th), Brunei (95th), Malaysia (104th) and Myanmar (114th). Tiếp tục đọc “Vietnam caught pants down in gender gap ranking”

Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh

Hà Nam - Một trong những tỉnh có tình trạng mất cân bằng giới tính cao nhất nước - Ảnh 1.

moh.gov.vn – 29/08/2018 | 00:35 AM   |

Nếu không có giải pháp cụ thể thì chúng ta sẽ mãi loanh quanh, luẩn quẩn trong câu chuyện “trọng nam khinh nữ”.

Thực tế, phụ nữ luôn bị coi là thứ hai, đứng sau nam giới. Đến bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới và người dân nhận thức được rằng, đẻ con gái cũng tốt như đẻ con trai, lúc ấy có lẽ tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) mới được giải quyết”, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội nhấn mạnh.

Tiếp tục đọc “Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh”

Quấy rối ở công sở Việt Nam: Chuyện bất thường trở nên bình thường

Zing – Thứ sáu ngày 08/06/2018

Quay roi o cong so Viet Nam: Chuyen bat thuong tro nen binh thuong hinh anh 1

12 nữ nhân viên công sở chia sẻ câu chuyện của chính mình về những lần đối diện với lời nói, cử chỉ, hành vi đủ để coi là quấy rối, gạ tình. Trong bối cảnh lằn ranh giữa quấy rối và “đùa vui” vẫn còn nhạt nhòa tại Việt Nam, vấn nạn này dường như đang rình rập bất kỳ ai. Tiếp tục đọc “Quấy rối ở công sở Việt Nam: Chuyện bất thường trở nên bình thường”

Công bằng Thuế: 15 thiên đường thuế trên thế giới, 50 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ, 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu đang gây thất thoát thuế như thế nào?

Kết quả hình ảnh cho tax heaven

oxfam – Thursday, May 18, 2017

THÔNG TIN DÀNH CHO BÁO CHÍ

Công bằng Thuế: 15 thiên đường thuế trên thế giới, 50 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ, 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu đang gây thất thoát thuế như thế nào?

Vì sao lại là CÔNG BẰNG THUẾ?

100 tỷ USD là con số mà các nước đang phát triển (bao gồm Việt Nam) đang bị thất thu hàng năm do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Khoản tiền này có thể giúp 124 triệu trẻ em đang phải bỏ học được đến trường và cứu sống 6 triệu trẻ em. Tiếp tục đọc “Công bằng Thuế: 15 thiên đường thuế trên thế giới, 50 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ, 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu đang gây thất thoát thuế như thế nào?”

Vì sao nên chọn ngành Giới và Phát triển?

Có rất nhiều ngành nghề trong xã hội. Mỗi khi bước vào việc lựa chọn cho mình một ngành học và mong muốn gắn nó với công việc trong tương lai, bạn sẽ đối mặt với câu hỏi: Tôi nên học ngành gì?

Có nhiều bạn chọn những ngành học đang là xu hướng của xã hội, những ngành kinh doanh, ngân hàng, tài chính, v.v, với mong muốn khi ra trường sẽ dễ xin việc và có thu nhập “ổn định”. Có những bạn chọn ngành học do mong muốn và sự sắp đặt của cha mẹ, gia đình. Dù chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ về thông tin, dường như chúng ta vẫn không thực sự biết mình yêu thích và mong muốn học gì, đam mê với công việc, cống hiến như thế nào cho bản thân và xã hội.

Đã bao giờ bạn ngồi xuống, yên lặng, lắng nghe chính mình và tự hỏi: Ước mơ của tôi là gì?


Ảnh 1 – Sinh viên Khoa Giới và Phát triển trong Tọa đàm “Thấu hiểu để yêu thương” Tiếp tục đọc “Vì sao nên chọn ngành Giới và Phát triển?”

Phụ nữ trong khoa học: Những góc nhìn

TS – 07/03/2018 08:00 – Ann Hibner Koblitz*

Gần như tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có những nữ khoa học, nữ bác sĩ và nhà phát minh nữ nhưng vì nhiều lí do, tên tuổi của những người phụ nữ này vẫn bị khuất lấp hoặc không được ghi nhận. Đến thời kì “làn sóng nữ quyền lần thứ hai” trỗi dậy vào giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1980, những nhà sử học theo chủ nghĩa nữ quyền đã khôi phục lại tên của vô vàn những người phụ nữ vĩ đại trong quá khứ, bao gồm các nhà khoa học và phát minh nữ. Những học giả này đã thách thức các định kiến giới trong những trang sử của hàng thế kỉ đã xóa đi những đóng góp của người phụ nữ trong rất nhiều lĩnh vực bởi các nhà sử học nam.


Nhà toán học Miryam Mirakhani. Ở Iran, quê hương cô, nghiên cứu toán học được coi là một nghề nữ tính. Trong ảnh là bìa của một tờ báo ngày tại Iran vinh danh Mirakhani sau khi cô qua đời. Tiếp tục đọc “Phụ nữ trong khoa học: Những góc nhìn”

Tiếp thị hay truyền bá và củng cố định kiến giới ?

  • YẾN KHANH – HẠNH NGUYÊN
  • TTCT – 03.02.2018, 06:26
Tiếp thị hay truyền bá và củng cố định kiến giới ?
Chiến dịch #WomenNotObjects: “Tôi lên tiếng vì con gái tương lai của mình”. Ảnh: refinery29.com

Việc Hãng hàng không Vietjet sử dụng những cô gái trẻ ăn mặc hở hang tiếp đón đoàn cầu thủ Việt Nam đoạt giải á quân U-23 AFC trở về ngày 28-1 cho thấy nhận thức về phụ nữ trong cộng đồng các nhà tiếp thị và xã hội cần thay đổi.

Phụ nữ không phải đồ vật

Không khó để giải thích sự xuất hiện trên máy bay của tám cô gái đi catwalk trong trang phục y như trong bộ hình lịch bikini mà Vietjet vừa chụp đầu năm 2018.

Đây là kế hoạch tiếp thị có chuẩn bị, thống nhất với thương hiệu gắn liền với bikini của hãng hàng không đang dùng hashtag là #vietjetbikini trên mạng xã hội. Tiếp tục đọc “Tiếp thị hay truyền bá và củng cố định kiến giới ?”

Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn: Việt Nam bùng nổ mạnh ngành sản xuất hàng may mặc đã thực sự đem lại lợi ích cho phụ nữ?

Honoring Rural Women Worldwide

Foodbank

October 15 is recognized by the United Nations as the International Day of Rural Women, a day to honor rural women worldwide.

Phát động cuộc thi ảnh Đối thoại với dòng sông lần thứ III – năm 2017

Đăng vào 01/09/2017  

MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI VIỆT NAM PHÁT ĐỘNG CUỘC THI ẢNH

ĐỐI THOẠI VỚI DÒNG SÔNG 2017:
“Đồng bằng sông Cửu Long – Giới trong quản trị tài nguyên nước”

Trong cộng đồng dân cư, phụ nữ luôn là một trong các đối tượng chịu tác động lớn nhất trước các thách thức từ gia tăng dân số hay các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, vai trò của họ trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự tham gia của người phụ nữ nói chung vào các vấn đề môi trường vẫn chưa được ghi nhận rõ nét, đặc biệt là tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục đọc “Phát động cuộc thi ảnh Đối thoại với dòng sông lần thứ III – năm 2017”

Hiểu đúng về nữ quyền và bình đẳng giới

TS – 06/03/2017 10:00 – Phải chăng đề cao đức tính hi sinh, sự dịu dàng và nhẫn nhịn của phụ nữ là đang bảo vệ và tôn vinh họ? Phải chăng nữ quyền là tranh đấu và chia đôi thế giới này thành hai nửa riêng để phụ nữ và nam giới đều được hưởng như nhau? TS. Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội) trao đổi với Tia Sáng về những mệnh đề cơ bản này.

TS. Khuất Thu Hồng

Tia Sáng: Nhiều người cho rằng, phụ nữ Việt Nam thời nay thật hạnh phúc vì đã bình đẳng như nam giới, có thể tự do làm nhiều điều mình muốn, được Luật Bình đẳng giới bảo vệ, có cả những cơ quan chuyên trách về các vấn đề của phụ nữ… Bà có đồng tình với quan điểm đó? Tiếp tục đọc “Hiểu đúng về nữ quyền và bình đẳng giới”

Nghiên cứu Oxfam: định kiến giới lãnh đạo nữ từ báo chí truyền thông Việt

Tuesday, February 21, 2017 Lâm Á (#XHDS)

Nghiên cứu của Oxfam mới đây đã cho thấy tư tưởng – văn hóa Nho giáo ảnh hưởng ít nhiều đến định kiến giới ngay trong truyền thông – báo chí Việt.
Bình đẳng giới tại Việt Nam

Việt Nam – sau ba thập kỷ đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế – xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò phụ nữ. Theo số liệu thống kê chính thức (9/2016), đến năm 2015, hơn 93% phụ nữ Việt Nam biết chữ, chiếm 48.4% tổng lực lượng lao động được trang bị kỹ năng. Thành công này một phần nhờ vào khung pháp lý được hoàn thiện, trong đó bao gồm việc phê chuẩn Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1982; thông qua Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007.

Đại biểu Vũ Thị Hương Sen (trái, sinh năm 1986, Hải Dương) là một trong những thành viên trẻ nhất của Quốc Hội khóa 13. Ảnh: VietNamNet

Tiếp tục đọc “Nghiên cứu Oxfam: định kiến giới lãnh đạo nữ từ báo chí truyền thông Việt”

Loại bỏ định kiến, tăng quyền tiếp cận đất đai cho phụ nữ

Dân Việt 13/03/2017 06:10 GMT+7 

Phụ nữ đóng góp sức lực ngang bằng nam giới trong gia đình, nhưng nhiều chị lại đang chịu phận “thấp cổ, bé họng” vì không cùng sở hữu tài sản với chồng, không được chia tài sản thừa kế. TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) đã chia sẻ về nghịch lý này.

Phụ nữ bị trói buộc bởi khái niệm “của chồng, công vợ”

Theo bà, hiện phụ nữ đang chịu thiệt thòi gì trong việc sở hữu những tài sản lớn như đất đai, nhà cửa?

Loai bo dinh kien, tang quyen tiep can dat dai cho phu nu - Anh 1

TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)

Tiếp tục đọc “Loại bỏ định kiến, tăng quyền tiếp cận đất đai cho phụ nữ”