Giúp phụ nữ di cư có quyền và được bảo trợ xã hội

migrant
Ảnh: Đối với nhiều chị em phụ nữ di cư, bán tôm cá trên vỉa hè đã trở thành nguồn thu nhập chính. Ảnh: UN Women / Phạm Thành Long

UN – Hiện nay, theo ước tính có khoảng 40 – 50 phần trăm người di cư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là phụ nữ, và họ phải đối mặt với nhiều thử thách khắc nghiệt. Thu nhập thấp và không ổn định, không được xã hội bảo vệ khiến cho họ trở thành những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Nhưng các chị đã từ chối không chấp nhận cuộc sống bên lề xã hội. Hơn 10.000 lao động nhập cư đã học được cách làm thế nào để tiếp cận các phúc lợi xã hội, bảo vệ pháp lý và chăm sóc sức khỏe. Họ đang vận động cho quyền lợi của chính mình và cùng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

“Khi chồng tôi mất, mẹ chồng đã đuổi tôi và con gái ra khỏi nhà. Sau đó, tôi ra Hà Nội tìm việc làm”. Chị Hậu, một người phụ nữ nhập cư 37 tuổi đến từ tỉnh Hải Dương chia sẻ. Chị sống trong một căn nhà tồi tàn với cô con gái 12 tuổi tại khu An Xá. Mỗi ngày chị đạp xe quanh Hà Nội để bán chổi và khoai sắn luộc. Hôm nào đẹp trời, chị kiếm được khoảng 120 nghìn đồng.

Khi được hỏi vì sao ra Hà Nội, chị Hoa trả lời “Bởi vì ở nhà thì làm gì có gì mà ăn.” Gia đình chị có một mảnh ruộng nhỏ ở tỉnh Hà Nam, nhưng thóc lúa thu hoạch được chẳng đủ nuôi mấy miệng ăn. 17 năm nay, mỗi ngày chị đạp xe quanh thành phố để bán trứng gà, vịt. Mỗi ngày chị kiếm được khoảng 100.000 đồng. Chị Hoa thuê 1 căn nhà 25 m2 ở phường Phúc Tân, gần xóm Hậu đang sống, và ở cùng với 5 chị phụ nữ di cư từ các nơi khác. Tiền thuê nhà là hai triệu rưỡi một tháng. Chồng và con chị hiện đang ở Hà Nam, và nhờ có khoản tiền chị gửi về, gia đình cũng tạm đủ ăn.

Từ giữa những năm 1990, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến số lượng ngày càng tăng những người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Trong năm 2014, Chính phủ ước tính có khoảng 9,2 triệu người di cư trong nước ở các khu vực đô thị. Khoảng 40 đến 50 phần trăm người di cư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là phụ nữ, [1] và họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Những người phụ nữ lao động di cư như chị Hậu và chị Hoa kiếm được nguồn thu nhập ít ỏi và hoàn toàn không có bất kỳ sự bảo trợ xã hội nào. Phần lớn trong số các chị (61,2%) làm nghề tự do (so với tỷ lệ là 33,2% của nam giới) và hầu hết là không có hợp đồng lao động.  Trong khi hầu hết những người lao động nhập cư (99%) không có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nghề nghiệp, phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn tiếp cận dịch vụ y tế. Không còn nhận được sự hỗ trợ truyền thống của gia đình và làng xã, thu nhập thấp và không ổn định, phúc lợi ít ỏi và bị xã hội cô lập khiến cho nhiều người trong số các chị lâm vào tình cảnh thiệt thòi và bị tổn thương.

“Tôi từng phải ở nơi có đầy rác, chuột chạy khắp nơi. Là lao động di cư công việc của chúng tôi thường bấp bênh. Nhiều khi làm giúp việc, chúng tôi bị lừa tiền lương, hoặc có khi bị ông chủ quấy rối…”, chị Hương, một phụ nữ di cư rời  quê Nam Định ra Hà Nội tìm việc làm từ bảy năm trước, chia sẻ.

Hậu, Hoa và Hương là một vài người trong số 10.000 lao động nông thôn di cư ra thành phố đã được hưởng lợi từ dự án “Chúng tôi là phụ nữ”, một dự án ba năm bắt đầu từ năm 2013, do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới  và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tài trợ, và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) thực hiện. Dự án đã giúp tập huấn và hỗ trợ về năng lực để các chị có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội, dịch vụ pháp lý và được chăm sóc sức khỏe. Các chị cũng được cung cấp các thông tin về việc làm và được học về các tiêu chuẩn an toàn lao động và quyền của người lao động.

“Chúng tôi tin rằng những nỗ lực chung này sẽ tạo ra một xã hội mà ở đó sẽ không có lao động di cư nào nói chung, và nữ lao động di cư nói riêng, bị bỏ lại phía sau,” Shoko Ishikawa, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết. “Rõ ràng chúng ta còn cần phải làm rất nhiều việc để hỗ trợ nhóm lao động dễ bị tổn thương và đang ngày càng tang này. Nhưng với những người như chị Hâu, chị Hoa, Hương và nhiều người khác, một tương lai tươi sáng hơn không còn là điều gì đó quá xa vời.”

Lần đầu tiên, một câu lạc bộ dành cho các phụ nữ di cư được thành lập với 33 thành viên. Họ cũng là người tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm với phụ nữ di cư khác ở các xóm, và tổ, nơi mọi người chia sẻ thông tin và những khó khăn trong cuộc sống. Đây cũng là 33 thành viên chủ chốt đại diện phụ nữ di cư của khu Phúc Xá trong cuộc gặp với các cấp chính quyền, để nói lên những tiếng nói và mối quan tâm của phụ nữ di cư.

“Tôi đã trở nên tự tin hơn, tôi không ngần ngại chia sẻ những ý kiến với người khác. Với những kiến thức có được, tôi đã giúp đỡ được các chị em di cư khác”, chị Hoa cho biết. “Các cuộc sinh hoạt nhóm đã trở thành không thể thiếu. Chúng không chỉ đem lại niềm vui, tiếng cười mà còn thêm động lực cho chúng tôi trong cuộc sống”.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s