(HNNN) – Tấm giấy khai sinh có mặt từ lâu và hiện vẫn đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, vấn đề liên quan tới giấy khai sinh từng được đưa ra trước Quốc hội và rất nhiều vấn đề đã được giải quyết trên tinh thần bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền của trẻ em: “Có họ tên, quốc tịch và được bảo vệ giữ gìn bản sắc”.
Chị Đỗ Thị Tri với giấy khai sinh của mình.
Những chuyện rắc rối
Kể lại những chuyện liên quan tới tấm giấy khai sinh của mình, chị Đỗ Thị Tri, công nhân Khu công nghiệp Bình Phú (huyện Thạch Thất, Hà Nội) giọng đượm buồn: “Ông nội định đặt cho tôi tên “Chi”, mượn ý cỏ Lan chi mỏng manh nhưng có sức sống bền bỉ. Bố tôi lên UBND xã làm thủ tục nhưng đã không kiểm tra lại khi cán bộ làm giấy khai sinh “xuống bút” từ “Chi” thành “Tri”.
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My – Thư viện Pháp Luật
Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
1. 04 cách thức tra cứu thông tin công dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, KT3
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
– Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua cống dịch vụ công quốc gia;
– Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNelD;
– Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip;
– Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức trên, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú, bao gồm:
– Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân;
– Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
– Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Qua hàng chục năm đối thoại giữa chính quyền Trung ương và địa phương, với rất nhiều các “cơ chế đặc thù” nhưng dường như các địa phương không chỉ không sáng tạo hơn, phát triển mạnh hơn, tự do hơn mà kết cục lại…xin cơ chế riêng nhiều hơn nữa. Nhưng đó mới là phần nổi của tảng băng.
Hà Nội đang đề xuất sửa Luật Thủ đô để “xây dựng, phát triển thành phố Hà Nội xứng tầm”. Ảnh: hanoimoi.com.vn
Tổng Bí thư cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021.
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5 sáng 4/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý một số nội dung quan trọng liên quan đến công tác xây dựng Đảng.
Cơ hội quý để học tập, chia sẻ lẫn nhau
Trong đó có việc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư cho biết, trong tháng 1/2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với việc thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Cá thể hoá trách nhiệm hay như kết luận của Bộ Chính trị nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu là cách tiếp cận khoa học và đúng đắn. Nó đã loại bỏ được cách nghĩ, cách làm kiểu “cha chung không ai khóc” hay sai phạm của “tập thể”.
Tháng 4/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 34 về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030. Nhiều nội dung quan trọng đã được nêu ra. Tuy nhiên, nội dung mới mang tính đột phá là khi cán bộ, đảng viên không đủ năng lực, uy tín thì sẽ phải miễn nhiệm, từ chức và trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Quang cảnh cuộc họp của Bộ Chính trị. Ảnh: TTXVN
Từ lâu trách nhiệm của người đứng đầu tuy được nhắc đến nhiều vẫn chưa được cụ thể hoá một cách chặt chẽ. Vì thế, tiêu cực tham nhũng xảy ra ở đơn vị mình, ngành mình nhưng không ai chịu trách nhiệm. Một thời gian dài, nhiều bộ ngành số vụ tham nhũng tiêu cực, số cán bộ phải vào vòng lao lý nhiều nhưng chưa thấy trách nhiệm của người đứng đầu. Có những bộ, ngành mà những yếu kém, tiêu cực cho đến nay vẫn chưa xử lý xong. Những dự án, công trình, nhà máy… thua lỗ kéo dài gây thất thoát tiền của của nhà nước. Những vụ chuyển đổi đất, thu hồi đất sai phạm gây thất thoát ngân sách, làm hàng nghìn người lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” khiếu kiện kéo dài vẫn chưa được quy trách nhiệm.
Kết luận 14 của Bộ chính trị (BCT) ban hành ngày 22/9/2021 đã nhắm vào một trong những vấn đề nóng bỏng của nền quản trị quốc gia hiện nay. Đó là bảo vệ cho những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, vì sự thịnh vượng của đất nước.
Trong thời gian qua, tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, an phận thủ thường đang ngự trị ở trong không ít các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Chúng ta ai cũng thấy, tình trạng công việc bị đình trệ mà không ai dám quyết đáp. Cấp xã đùn đẩy công việc cho cấp huyện, cấp huyện-cho cấp tỉnh, cấp tỉnh- cho cấp Trung ương. Gần đây hàng ngàn tỷ đồng vốn ODA cho đầu tư công đã được phân bổ, nhưng lại bị một số bộ, ngành trả lại cho Chính phủ. Phải chăng đã không ai ở đó có đủ quyết đáp để thúc đẩy công việc và triển khai các dự án thành công? Điều đáng nói là trong lúc dịch Covid đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế. Quý ba năm 2021 GDP nước ta đã tăng trưởng âm trên 6%; hàng triệu lao động đang mất việc làm. Đầu tư công được coi là cứu cánh của nền kinh tế. Làm sao đầu tư công có thể trở thành cứu cánh được, nếu như các bộ, ngành lại trả lại các khoản đầu tư phát triển lớn như vậy?! Tiếp tục đọc “Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm: Tư duy lập pháp”→
PLO – Người dân Bao Vinh muốn ‘trả lại’ tấm bản đồ quy hoạch cho nhà nước để lấy lại quyền tự quyết trong việc đập bỏ hay sửa chữa những ngôi nhà gần 150 tuổi nếu chính quyền vẫn không có một chiến lược cụ thể và quyết tâm cao.
Bước vào tháng 2 âm lịch, Huế kết thúc mùa mưa, cũng là lúc bà Phan Thị Diệu Liên (78 tuổi) cùng chồng Phạm Văn Tâm (80 tuổi) ở xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế tháo dỡ những tấm bạt che mưa cũ kỹ trong căn nhà gỗ xuống cấp qua bốn đời người sử dụng.
Không nhớ rõ việc này xuất phát từ lúc nào, nhưng cứ đến mùa mưa ông bà lại lấy tấm bạt che dưới mái nhà. Ở giữa tấm bạt có khoét một lỗ nhỏ để nước mưa đổ về một điểm đã đặt sẵn cái thau hứng dưới sàn, tránh tràn ra xung quanh.
Trong căn nhà vốn là lầu son gác tía một thời, giờ chỗ ngủ của cả gia đình đều phụ thuộc vào ông trời. Vào mùa mưa, bà Liên chọn những chỗ khô ráo để đặt chiếc giường xếp ngả lưng. Nhưng có hôm, người tính không bằng trời tính, bà chợt tỉnh giấc vì bị nước mưa bắn vào mặt, rồi không tài nào chợp mắt được nữa, cứ trằn trọc nhìn lên cái ‘di sản’ mình đang sống.
GDVN– Vụ việc của ông Nguyễn Quang Tuấn liên quan đến sự xuống cấp đạo đức cán bộ hay chỉ là hậu quả của chuyện biến một nhà khoa học giỏi thành một nhà quản lý tồi?
Ông Nguyễn Quang Tuấn. (Ảnh: VOV)
Gần đây, không ít nhà khoa học, nhà giáo làm công tác quản lý bị kỷ luật Đảng, bị cơ quan chức năng truy tố, bị bắt tạm giam hoặc cho tại ngoại.
Chỉ trong vòng 05 năm đã có gần một chục Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, một số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều đáng nói là trong số đó có những người thực sự giỏi về chuyên môn, được dư luận trong ngoài nước đánh giá cao như GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội.
Đại dịch COVID 19 đã vén màn cho chúng ta thấy phần nào bức tranh hiện thực về những người nhập cư và thân phận bên lề của họ ở các đô thị lớn.
Đoàn xe của người di cư ở TP HCM trở về các tỉnh Tây Nguyên tránh dịch. Ảnh: Báo Gia Lai.
Trong chuyến đi nghiên cứu một xóm liều Hà Nội, tôi hỏi chuyện người đàn bà trung tuổi đang tạm trú trong mái lều tối tăm, chật hẹp và dột nát cùng với mấy người đồng hương từ Hưng Yên lên làm cửu vạn ở chợ đầu mối Long Biên. Chị bảo:
“Chả giấu gì bác, chúng em là người tạm cư nên không được chính quyền hỗ trợ gì đâu. Họ không đuổi không làm khó dễ là may lắm rồi. Mọi thứ điện nước đều phải mua lại từ người trong ngõ, chả có một thứ bảo hiểm gì sất, ốm đau thì về quê chữa trị, muốn đưa con lên đây đi học thì không có hộ khẩu. Mấy hôm trước bác tổ trưởng dân phố thấy chị em sống khổ quá, bảo ra họp để xét hỗ trợ cho vay cứu tế, ra đến nơi bác ấy lại xin thông cảm vì “chị em không phải người ở đây” nên không trong diện được mời họp…”
Câu chuyện của họ cứ cuốn tôi đi theo những nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong thân phận cô đơn của người tạm cư.
CEO bệnh viện phải là người có khả năng quy tụ được những người giỏi, thiết kế được một đội ngũ khám, chữa bệnh chất lượng mang lại lợi ích cho người bệnh.. Trong ảnh: Niềm vui đón một em bé chào đời
Chủ trương thí điểm để bệnh viện công thuê giám đốc điều hành (CEO) của Bộ Y tế đang thu hút sự chú ý của dư luận. Cách làm này được kỳ vọng sẽ tạo tính minh bạch và hiệu quả trong việc điều hành bệnh viện công, tháo gỡ nhiều bất cập nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, song theo một số chuyên gia, để hiện thực hóa điều này hiện vẫn còn nhiều rào cản về cơ chế chính sách và nhận thức.
TTCT – Đã đến lúc thể thao Việt Nam cần phân biệt rạch ròi giữa người làm chuyên môn và nghề quản trị thể thao.
Mới đây, tôi được hân hạnh tiếp chuyện anh Trần Chu Sa, giám đốc điều hành VBA (Giải bóng rổ nhà nghề Việt Nam). Sa có thâm niên ba năm ở vị trí này và anh đang làm cho VBA ngày càng hấp dẫn hơn.
Nhà điều hành trẻ của VBA Trần Chu Sa. Ảnh: Tấn Phúc
Sa cho biết Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam đã có quyết định đồng ý cho đội dự tuyển bóng rổ quốc gia tham dự VBA 2021, nhằm hướng đến việc đổi màu huy chương tại SEA Games 31 vào cuối năm nay tại Hà Nội.
Nghe những trình bày đầy mới mẻ, hăm hở của anh chàng giám đốc điều hành 35 tuổi này, tôi hỏi: “Xin lỗi, anh có phải dân bóng rổ không? Có phải dân thể thao không?”. “Không anh, tôi là dân ngoại đạo thể thao”, Trần Chu Sa đáp…
Từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt một loạt quyết sách quan trọng với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển ở 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 ngàn người, tập trung vào hai lĩnh vực chính là hỗ trợ giáo dục (QĐ số 2123/QĐ-TTg, 2010 và Nghị định số 57/NĐ-CP/2017) và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội (QĐ số 1627/QĐ-TTg, 2011 và QĐ số 2086/QĐ-TTg, 2016). Mặc dù đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Chính phủ trong thực hiện chính sách dân tộc nhưng cho đến nay, chưa có báo cáo nào đánh giá toàn diện tác động của các dự án này đối với phát triển bền vững ở các nhóm dân tộc nói trên. Bài viết này nêu ra một vài nhận xét đặng góp phần cải thiện chính sách phát triển ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Người Xạ Phang, có khoảng 20 ngàn người, chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Chưa có bất kỳ mô tả dân tộc học nào nói đến nhóm dân tộc này nhưng trong đợt xác định thành phần tộc người từ 1973 xếp họ là một nhóm của người Hoa. Ảnh: NVC.
‘Sức khỏe’ giới khoa học nông nghiệp: Bài 1 – Thủ tục, giấy tờ cao hơn ông chủ nhiệm đề tài
12/03/2019, 11:17 (GMT+7)Nuôi sống một đất nước gần 100 triệu dân, xuất khẩu nông sản hơn 40 tỉ USD/năm, ước tính khoa học ngành nông đóng góp ít nhất 30% vào sự phát triển của nông nghiệp.
Nhưng đời sống và chất lượng nghiên cứu của giới khoa học hiện nay ra sao, cơ chế nào đang bó buộc họ?
ENTERNEWS.VN(DĐDN) – Nếu không có những cơ chế thúc đẩy DN phá sản theo đúng “quy trình” để lọc và đào thải những DN yếu kém, thua lỗ rất có thể Luật Phá sản sẽ rơi vào “vết xe đổ” của các đạo luật trước đó.
(DĐDN) – Nếu không có những cơ chế thúc đẩy DN phá sản theo đúng “quy trình” để lọc và đào thải những DN yếu kém, thua lỗ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư, góp phần duy trì sự tồn tại của các DN có hiệu quả, rất có thể Luật Phá sản sẽ rơi vào “vết xe đổ” của các đạo luật trước đó.
Vụ việc của bà Trần Thị Châu Giang nộp đơn đề nghị TAND Quận 3 mở thủ tục phá sản đối với Cty BĐS Xây lắp Dầu khí VN (PVC Land), chủ đầu tư dự án Petro Landmark phù hợp với Luật Phá sản năm 2014.
Đầu tháng 11/2016, TAND Quận 3, TP HCM đã gửi thông báo cho bà Trần Thị Châu Giang và Cty cổ phần Bất động sản Xây lắp dầu khí (PVC Land) về việc bà Giang yêu cầu tuyên bố phá sản Cty là hợp lệ. Việc bà Giang đệ đơn đề nghị mở thủ tục phá sản đối với PVC Land là trường hợp đầu tiên và hy hữu khi khách hàng yêu cầu chủ đầu tư một dự án phá sản trên thị trường địa ốc Việt Nam. Tiếp tục đọc ““Phá sản”…. Luật Phá sản”→
TTCT – Vấn đề cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay là chữa lành các mối quan hệ giữa thầy – trò; giáo viên – phụ huynh; các cấp quản lý giáo dục – nhà giáo bởi các mối quan hệ này đang chịu nhiều tác động nên bị méo mó, không còn tuân theo những quy luật bình thường như trước.
Muốn chữa bệnh phải chẩn bệnh. Căn bệnh lớn nhất của nền giáo dục là nhầm tưởng về một nghịch lý: thế giới bên ngoài đánh giá khá cao nền giáo dục Việt Nam, trong khi người trong nước tin chắc nền giáo dục đang có vấn đề và muốn con em mình thoát ra khỏi môi trường giáo dục đó. Tiếp tục đọc “Chữa lành các mối quan hệ”→