Migration, kids’ education and the future of the Mekong Delta

vnexpress.net

February 7, 2022 | 10:05 am GMT+7 Truong Chi Hung

Bang was my schoolmate back in middle school. After finishing ninth grade he dropped out though his results were the second best in the entire school.

At the time Uncle Sau, his father, said his family had plenty of farmlands, and so there was no need to study, and staying at home and farming was enough for him to live a healthy life.

At the age of 16 Bang just did as he was told by the adults. A few years later he became his family’s breadwinner. He was by himself taking care of two hectares of lands and growing three crops a year, and so there was never a shortage of food.

Then he got married, had children and built a family like all others in my hometown.

People in the Mekong Delta have a saying: “Barrels can be used to measure rice but no one uses barrels to measure letters,” meaning food and clothing are always top priority, but getting an education, while nice, is not an imperative.

Tiếp tục đọc “Migration, kids’ education and the future of the Mekong Delta”

Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL

HƯƠNG MAI  –  Thứ ba, 02/08/2022 17:54 (GMT+7)

laodong.vn

Sự khác nhau về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến việc người dân từ ĐBSCL di cư lên các đô thị và khu công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ.

Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL

Trong công bố báo cáo kinh tế thường niên năm 2022 về tình hình kinh tế ĐBSCL và những vấn đề quan trọng của vùng, ở phương diện xã hội, thách thức đầu tiên của ĐBSCL là thiếu việc làm ở nông thôn.

Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của ĐBSCL năm 2020 là 3,47%, cao thứ 2 toàn quốc, chỉ sau Tây Nguyên; tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn ĐBSCL cao gấp đôi so với khu vực thành thị (3,97% so với 1,87%).

Tiếp tục đọc “Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL”

Vùng cửa biển sôi sục tìm đường… xuất ngoại

NN – 17/07/2017, 13:50 (GMT+7) Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Nhật Bản đang trở thành phong trào “Đông du” của người dân vùng biển Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Đây là câu chuyện nóng nhất của vùng cửa biển này diễn ra từ sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra.

Nhà có 5 người lao động nước ngoài

Xưa nay, người dân vùng biển Cửa Việt chỉ có một nghề duy nhất là đánh cá trên biển quê hương. Nhà nào có điều kiện thì đóng tàu to rồi kêu trai bạn trong làng cùng đi biển. Sản phẩm thu về sẽ chia theo hình thức chủ tàu 6 phần, 4 phần còn lại chia đều cho số lao động trên tàu.

17-17-58_xut_khu_1
Rất đông người dân vùng biển Cửa Việt tập trung học tiếng Hàn Quốc để đi lao động nước ngoài

Tiếp tục đọc “Vùng cửa biển sôi sục tìm đường… xuất ngoại”

Phim ngắn: “Câu chuyện của những giấc mơ”

Bạn có biết?

– Hơn 1,4 triệu người Việt Nam đã và đang làm việc ở nước ngoài từ năm 1992 đến nay.
– Hàng năm có khoảng trên dưới 100.000 lao động Việt Nam xuất ngoại.
– Lượng kiều hối gửi về vào năm 2015 đạt 275 nghìn tỉ đồng (12,25 tỉ USD).

Tuy nhiên, không phải ước mơ lao động ngoài nước nào cũng đem lại quả ngọt, khi có nhiều rủi ro rình rập người di cư trái phép: bóc lột lao động, bạo lực hoặc thậm chí mua bán người. Bên cạnh ngăn ngừa những rủi ro này, di cư hợp pháp và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân người lao động và cả xã hội. Tận tụy với sứ mệnh ấy, Tổ chức Di cư Quốc tế IOM, cơ quan di cư Liên Hợp Quốc, cùng với các chính phủ các quốc gia thành viên, các tổ chức xã hội và cộng đồng quốc tế luôn nỗ lực hỗ trợ người dân. Tiếp tục đọc “Phim ngắn: “Câu chuyện của những giấc mơ””

Lao động Nữ di cư ở khu vực Châu Á

spsn – 2015-09-03 08:16:06 

Những khó khăn và giải pháp hỗ trợ

Cùng với xu hướng di cư nói chung, di cư lao động Nữ tại khu vực Châu Á cũng ngày càng phát triển. Ngày càng nhiều phụ nữ Châu Á đi làm việc ở nước ngoài với mục đích chính nhằm có thu nhập cao hơn để giúp cải thiện cuộc sống gia đình và cũng để phát triển bản thân, cộng đồng và xã hội. Những quốc gia Châu Á có nhiều lao động Nữ đi làm việc ở nước ngoài có thể kể đến như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Philippin, Việt Nam… Lao động Nữ Châu Á tới làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó những điểm đến chính là những nước phát triển ở khu vực Châu Á gồm các nước Trung Đông, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, với những nghành nghề đặc thù dành cho Nữ giới như giúp việc gia đình, điều dưỡng, hộ lý, công nhân nhà máy. Tiếp tục đọc “Lao động Nữ di cư ở khu vực Châu Á”

Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ

  • Kỳ 1: Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
  • Kỳ 2: Hai anh em Nghị – Sỹ
  • Kỳ 3: Xóm người Chăm An Giang ở Klang
  • Kỳ 4: Những cô dâu Việt ở Malaysia
  • Kỳ 5: Người phụ nữ Việt Nam nhân ái ở Malaysia
  • Kỳ 6: Miền đất mới của người Việt trẻ tuổi

***

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình

11/04/2017 11:59 GMT+7

TTO – Những ngày ở Malaysia chứng kiến sự lao động cực nhọc và nghiêm túc của nhiều lao động Việt xa xứ.

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
Chị Ngô Thị Chung tại một quán ăn ở Malaysia mà chị đã giúp việc trong 7 năm qua – Ảnh: Quỳnh Trung

Chúng tôi mới thấu hiểu rằng phía sau những đồng ngoại tệ gửi về gia đình ở quê nhà là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là sự tủi nhục mà họ phải chịu nơi xứ người.

Một ngày đầu tháng 4, tại quán ăn Trung Hoa đối diện trung tâm thương mại Low Yat Plaza ở khu trung tâm sầm uất Bukit Bintang, thủ đô Kuala Lumpur, một phụ nữ trung niên nhỏ nhắn cầm thực đơn trên tay, liên tục mời du khách bằng tiếng Hoa. Người phụ nữ này tên Ngô Thị Chung (45 tuổi, quê Nghệ An). Tiếp tục đọc “Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ”

Người Việt di cư: Sự chuyển dịch sắc xanh và sắc xám

MINH NGUYỆT Thứ Ba | 04/10/2016 08:00 NCĐT

Dòng xoáy di dân đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trước sự chuyển dịch sắc xanh (ngoại tệ) và sắc xám (trí thức trẻ).

Trên chuyến bay đêm từ Hồng Kông đến TP.HCM, ánh mắt trầm ngâm hiện rõ trên gương mặt của ông Terance V., giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam của một ngân hàng nước ngoài. Vài năm gần đây, chi nhánh ngân hàng của ông tại TP.HCM đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao; Tiếp tục đọc “Người Việt di cư: Sự chuyển dịch sắc xanh và sắc xám”

Bảo hiểm xã hội: cần đa dạng hóa các giải pháp

Văn Thịnh – Đinh Tuấn Minh Thứ Năm,  9/4/2015, 08:31 (GMT+7)
Bảo hiểm xã hội không chỉ là bảo hiểm hưu trí mà còn bao hàm bảo hiểm y tế, tai nạn, thất nghiệp, thai sản… Về bản chất, có thể coi BHXH là một chính sách an sinh xã hội trong đó mọi người bắt buộc phải tham gia tiết kiệm nhằm phòng ngừa, bù đắp những rủi ro kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) – Việc Chính phủ dự định kiến nghị Quốc hội sửa điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa mới ban hành theo hướng người lao động sẽ có quyền rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc ngay lập tức tạo ra nhiều tranh luận trái chiều. Bài viết cung cấp một góc nhìn về bản chất kinh tế của BHXH.

Tiếp tục đọc “Bảo hiểm xã hội: cần đa dạng hóa các giải pháp”

Sang Mỹ làm việc sẽ khó hơn?

Thái Bình Chủ Nhật,  4/12/2016, 12:12 (GMT+7)


Mỗi năm chính phủ Mỹ cấp khoảng 65.000 visa H1-B cho các chuyên viên công nghệ nước ngoài đến Mỹ làm việc, song chương trình này có thể bị hạn chế hay hủy bỏ. Ảnh Internet

(TBKTSG) – Những tuyên bố của ông Donald Trump – Tổng thống đắc cử của Mỹ – về siết chặt chính sách nhập cư diện lao động lành nghề đang làm giấc mơ sang Mỹ lập nghiệp của các tài năng công nghệ nước ngoài xem ra sẽ khó khăn hơn.

Tiếp tục đọc “Sang Mỹ làm việc sẽ khó hơn?”

Giúp phụ nữ di cư có quyền và được bảo trợ xã hội

migrant
Ảnh: Đối với nhiều chị em phụ nữ di cư, bán tôm cá trên vỉa hè đã trở thành nguồn thu nhập chính. Ảnh: UN Women / Phạm Thành Long

UN – Hiện nay, theo ước tính có khoảng 40 – 50 phần trăm người di cư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là phụ nữ, và họ phải đối mặt với nhiều thử thách khắc nghiệt. Thu nhập thấp và không ổn định, không được xã hội bảo vệ khiến cho họ trở thành những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Nhưng các chị đã từ chối không chấp nhận cuộc sống bên lề xã hội. Hơn 10.000 lao động nhập cư đã học được cách làm thế nào để tiếp cận các phúc lợi xã hội, bảo vệ pháp lý và chăm sóc sức khỏe. Họ đang vận động cho quyền lợi của chính mình và cùng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Tiếp tục đọc “Giúp phụ nữ di cư có quyền và được bảo trợ xã hội”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”