TPO – Ngày 12/4, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết đã đưa ra cảnh báo với các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến việc Ủy ban châu Âu (EC) đang lập hồ sơ theo dõi dư lượng 2-chloroethanol (dư lượng thuốc trừ sâu) có trong sản phẩm bún, phở, bánh đa nhập khẩu từ Việt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không quản lý tốt dư lượng này thì có khả năng EC sẽ đưa các sản phẩm vào diện kiểm tra an toàn thực phẩm như đang áp dụng với mỳ ăn liền.
Phở, bún, bánh đa Việt Nam lại vào danh sách bị EC theo dõi hàm lượng thuốc trừ sâu.
Nếu trước đây việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc khá dễ dàng thì gần đây thị trường này đã có nhiều thay đổi về tiêu chuẩn nhập khẩu.
Phía Trung Quốc vừa phê duyệt mã số vùng trồng, vườn sầu riêng mới chỉ có trái còn non, thậm chí chưa ra trái, thế nhưng trên cửa khẩu đã có những xe hàng được gắn mã số vùng trồng này chờ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
Một số vùng xoài ở Đồng Tháp từng bị Trung Quốc “cấm cửa” vì mạo danh mã số vùng trồng (ảnh: Dân trí)
Nếu không làm đúng chuẩn, thích gian lận, doanh nghiệp xuất khẩu Việt sẽ tự chặn con đường đưa nông sản sang Trung Quốc.
Cao su, cà phê, ca cao, gỗ… nếu trồng trên đất phá rừng sau năm 2020 sẽ không được nhập khẩu vào EU theo một thỏa thuận mới đây.
Cà phê trồng trên đất phá rừng sau năm 2020 sẽ không được nhập khẩu vào EU.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, EU đã đạt được thỏa thuận chính trị về luật chống phá rừng và suy thoái rừng toàn cầu được thúc đẩy bởi sản xuất và tiêu dùng của EU.
Thỏa thuận quan trọng này được đưa ra ngay trước khi bắt đầu Hội nghị quan trọng về đa dạng sinh học (COP15) nhằm xác định các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên trong nhiều thập kỷ tới.
TN – Mỹ, thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây và hiện đã rớt xuống hạng 3 sau Trung Quốc và EU.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Tất cả các thông số chính của xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 1.2023 đều ở mức âm sâu. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu giảm 76% so với cùng kỳ năm trước và giảm 44% so với tháng trước.
Thị trường Mỹ giảm mạnh
Giá trị xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 1 chỉ đạt 9,84 triệu USD, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước và 40% so với tháng trước. Giá trung bình xuất khẩu chỉ đạt 2,97 USD/kg, giảm 34% so với cùng kỳ 2022.
Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân.
Tháng ba, sau nhiều năm chịu đựng mùi hôi của phân lợn, Nguyễn Thị Bông, 47 tuổi, cùng những phụ nữ thôn 5, xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, kéo nhau lên Ủy ban Nhân dân xã khiếu nại một trại nuôi lợn.
“Không thể thở nổi. Ban đêm đi ngủ còn phải đeo khẩu trang”, Bông ngồi bên hiên nhà kể lại, trong một buổi chiều tháng sáu hiếm hoi có thể mở toang cửa nhà đón gió hè. “Cái mùi ấy hôi tanh nồng nặc làm tôi đau đầu, choáng váng”.
Năm 2014, trại lợn quy mô 10.000 con cùng các hố chứa chất thải lộ thiên mọc lên cạnh nhà bà. Chất thải dẫn ra từ trang trại sớm nhuộm đen ao cá gần nhà. Trong khi đàn ông, người trẻ trong làng đi học, đi làm xa, những phụ nữ trung niên làm việc tại nhà như Bông hứng chịu nhiều nhất sự ô nhiễm này.
Trại lợn đã rút cạn bầu không khí trong lành của một vùng quê với đồi núi bao bọc. Không chỉ mỗi ngôi làng của Bông ngạt thở trong chất thải chăn nuôi. Có hàng loạt ngôi làng như vậy ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam. Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân bản địa.
Những người phụ nữ ở xã Phú An, Tân Phú, Đồng Nai đang đứng trước một hố nước thải của trại lợn. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên.
nikkei – Murky origins plague furniture sector coming down from COVID-fueled buying spree
A company displays lumber in Vietnam, whose wood products industry is grappling with risks ranging from the Ukraine war to fake forest certificates and U.S. trade probes. (Photo by Lien Hoang)
HO CHI MINH CITY — Reputational risks are piling up for a Vietnamese lumber industry already beset by a falloff in demand from the heights of the pandemic.
One of the world’s biggest wood and furniture exporters, Vietnam enjoyed a surge in orders when overseas buyers spent COVID lockdowns renovating their home offices and kitchens.
But the Southeast Asian country faces accusations of importing Chinese goods for re-export with “Made in Vietnam” labels since the onset of the China-U.S. tariff war in 2018. Now an actual war in Ukraine is stoking concern that sanctioned products from Russia may be routed through Vietnam, which maintains a neutral stance on the conflict between Kyiv and Moscow, as it does with Beijing and Washington. A third concern, about logging of fuel wood, has added to the pressure.
Vấn nạn xâm phạm bản quyền và điểm “nghẽn” xuất khẩu nông sản (Bài 1)
Báo Lâm Đồng – Cập nhật lúc 06:05, Thứ Sáu, 20/09/2019 (GMT+7)
LTS: Sau hơn 10 năm Việt Nam trở thành thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), trên cả nước đã có hàng trăm giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, công tác bảo hộ giống cây trồng đang có chuyển biến tích cực, một số giống cây đã được đăng ký bản quyền, song trên thực tế, tình trạng xâm phạm bản quyền giống cây trồng tiếp tục diễn ra khá phổ biến và chưa được quản lý, bảo hộ nên tạo ra điểm “nghẽn” trong hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh.
Bùng nhùng cây giống bản quyền
Ðối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hướng đến hoạt động xuất khẩu thì yếu tố bản quyền về giống là điều kiện tiên quyết để tạo nên thành công. Tuy nhiên, những năm qua, việc xâm phạm bản quyền giống đang trở thành vấn nạn nhức nhối tại tỉnh Lâm Ðồng. Thực tế này đã và đang tạo nên sự thiếu minh bạch trong ngành Nông nghiệp khi giống kém chất lượng mặc sức tung hoành…
Doanh nghiệp nhập và sản xuất giống có bản quyền, được bảo hộ chỉ sau 1 – 2 vụ đã bị sao chép, sản xuất tràn lan trên thị trường nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý triệt để
(KTSG Online) – Thương vụ lừa đảo 100 container hạt điều có giá trị khoảng hơn 20 triệu đô la Mỹ đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong tuần qua. Các thương nhân ngành điều cầu cứu khắp nơi và ngóng trông tin tức về số phận các container điều đang lênh đênh trên biển đến cảng nhận hàng tại nước Ý xa xôi.
Thương vụ Sứ quán Việt Nam tại Ý làm việc với ngân hàng Banca di Credito Popolare tại Napoli liên quan vụ 100 container hạt điều xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
TTCT – Các hoạt động kinh tế với Trung Quốc luôn không dễ dàng, nhất là với các quốc gia láng giềng, nhưng không phải là không có những cơ hội lớn có thể tận dụng.
Trung Quốc có biên giới đường bộ với 13 quốc gia. Ngoại trừ đất nước thuần Phật giáo Bhutan, vốn không chọn phát triển là hướng đi, 12 quốc gia còn lại đều là con nợ của Trung Quốc.
Trong đó, 5 nước đã rơi vào tình trạng “bẫy nợ công” – tức số nợ vay để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cảng… với các tổ chức tín dụng của Trung Quốc dần trở thành không trả nổi, nếu không có các nhượng bộ mang tính chính trị hay gán nợ bằng tài sản quốc gia.
TTCT – “Không thể có nông sản an toàn mà vẫn cấp phép tràn lan cho sản xuất và kinh doanh hóa chất độc hại, không thể có nền nông nghiệp sinh thái chỉ dựa vào lời kêu gọi của lãnh đạo cấp cao ngành nông nghiệp. Cần phải mạnh tay với chất cấm, loại bỏ chất độc ra khỏi ruộng đồng VN thì mới có nông sản sạch, mới có thể tăng giá trị nông sản trong thời gian tới” – TS Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, trao đổi với TTCT.
(KTSG) – Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) là một trong số các FTA thế hệ mới có tầm ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam, vì EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của ta và vì đó được xem là cái gạch nối giữa quá khứ với hiện tại giữa hai bên, được đặt nền móng từ nhiều thế kỷ trước bởi các đoàn tàu buôn của châu Âu tới các thương cảng Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Bến Nghé của ta. Có lẽ vậy, dù mới khởi động EVFTA đã tạo nhiều dấu ấn.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định trong khai thác hải sản.
Kiên Giang hiện là địa phương có số lượng tàu khai thác hải sản đứng đầu cả nước, với khoảng 10 nghìn tàu; trong đó gần 4.000 tàu có kích thước từ 15m trở lên, hoạt động đánh bắt xa bờ. Thực tế từ địa phương này cho thấy, không thể chỉ ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm IUU trên… giấy!
VOV.VN – Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “Thẻ đỏ”.
(KTSG Online) – Bộ Công Thương vừa công bố danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020.
Xuất khẩu vải thiều Bắc Giang bằng máy bay sang Nhật Bản. Ảnh: ĐVCC
Trên cơ sở đề xuất của 60 cơ quan, tổ chức xét chọn (bao gồm các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng, sở công thương tỉnh, thành phố), Bộ Công Thương đã xét chọn được 315 doanh nghiệp (tương đương với 323 lượt doanh nghiệp theo 26 ngành hàng).
Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, thuế, môi trường…
Đây là một hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia vào một loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn) và trang thông tin điện tử của một số cơ quan hữu quan.
Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 tại đây.