Without protection, workers sacrifice rights to be in bosses’ good books

VNE – By Bao Uyen   November 26, 2019 | 08:58 am GMT+7

Xuan is a worker at a Taiwanese shoe factory. After 15 years of working there she understands the rights the Labor Code gives her.

Bao Uyen
Bao Uyen

But during her pregnancy, when her managers ask her to do jobs that may not be good for her unborn child, she obliges.

She used to work in the sole glueing division where, every day, she was exposed to industrial glues containing hazardous chemicals. When she became pregnant, she was transferred to the assembling division, where exposure to the glue is limited.

So far so good, but then her managers ask Xuan to return to her old work every time they are short of hands. Though she understands the risks for her baby, she complies.

Tiếp tục đọc “Without protection, workers sacrifice rights to be in bosses’ good books”

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng

VNE – Trên con đường cõng chữ lên non, có thầy giáo xa vợ con 17 năm, cắm bản ở điểm trường ngã ba biên giới, có cô giáo phải sau 10 năm mới được ăn cơm chung với chồng, con cái chia đôi.

Đêm 28/11/2013, mưa lạnh lắc rắc rơi trên đất Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Sơn La. Trong căn phòng công vụ quây ván gỗ của mấy giáo viên trường tiểu học, vợ chồng cô Quàng Thị Sỏm nằm đợi gà gáy để đèo nhau vượt 30 km xuống huyện, nhập viện chờ sinh.

Nhưng cô bé trong bụng Sỏm không muốn theo kế hoạch bố mẹ. Nửa đêm, thai phụ thức giấc vì những cơn đau bụng. Sỏm lay chồng, thở nhọc: “Em sinh”.

Thầy Thiệu chưa kịp dụi mắt, hốt hoảng chạy sang đập cửa phòng vợ chồng đồng nghiệp, nhưng cả bốn người họ đều bối rối vì không ai biết đỡ đẻ, bệnh viện quá xa.

Tiếp tục đọc “Những cuộc chia ly phía sau bục giảng”

Quấy rối tình dục nơi công sở: Chỉ đùa thôi, làm gì mà căng?

Ngọc Ánh

Thứ hai, 19/07/2021 – 06:30

(Dân trí) – “Tôi rơi vào trạng thái trầm cảm khi đến công ty và không dám nói chuyện bị quấy rối với chồng. Tôi chỉ xóa nhanh những tin nhắn tục tĩu vì sợ bị hiểu lầm” – chị Đ.T.H. chia sẻ.

Phải chăng chỉ là… đùa vô hại?

Chị Đ.T.H (28 tuổi, trú tại Hà Nội) đang là nhân viên của một công ty trong lĩnh vực truyền thông. Chị đã kết hôn và có con gái hơn 3 tuổi.

Môi trường làm việc của chị khá thoải mái, cởi mở, thậm chí những chủ đề “nhạy cảm” cũng hay được mọi người đem ra bàn tán trong giờ nghỉ giải lao.

Vì đã lập gia đình nên chị Đ.T.H không quá lo lắng và chưa từng nghĩ sẽ trở thành nạn nhân bị quấy rối tình dục. Cho đến cuối năm ngoái, trưởng phòng nhân sự thường xuyên gửi những bức ảnh và đường link clip nhạy cảm vào Zalo của chị. Người này còn hứa hẹn nếu “chiều” anh ta, chị sẽ sớm được thăng chức, tăng lương.

Quấy rối tình dục nơi công sở: Chỉ đùa thôi, làm gì mà căng? - 1
Nhiều nữ nhân viên bị quấy rối tình dục chọn im lặng thay vì lên tiếng (Ảnh minh họa).

Tiếp tục đọc “Quấy rối tình dục nơi công sở: Chỉ đùa thôi, làm gì mà căng?”

The Kafala system and Vietnam’s domestic workers: Corruption and a Silenced Press

newmandalaANGIE NGOC TRAN – 15 FEB, 2022

While worker grievances about abuses and exploitation since 2015 have fallen on deaf ears with the renewal of a bilateral Vietnam-Saudi Arabia labour pact (2019-2024), a recent announcement from the official state media seems to appease recent bad publicity about labor export. It reveals an entrenched network of financial interests between recruitment companies and the Ministry of Foreign Affairs. The Security Agency has prosecuted some officials at the Consular Department level for accepting bribes to permit recruitment companies to organise commercial flights to bring overseas workers, who pay upwards of USD $3000 for the one-way flight and quarantine costs, to return to Vietnam. It’s not a coincidence that the corruption exposé happened after waves of social media and the UN special rapporteurs’ letter about human trafficking. Still, numerous worker complaints about Department of Overseas Labour (DOLAB) officials operating in the Vietnamese Embassy in Riyadh continue to fall on deaf ears.

Tiếp tục đọc “The Kafala system and Vietnam’s domestic workers: Corruption and a Silenced Press”

Care at work: Greater investment in care could create almost 300 million jobs

ILO – News | 07 March 2022

Plugging existing, significant, gaps in care services could generate almost 300 million jobs and create a continuum of care that would help to alleviate poverty, encourage gender equality, and support care for children and the elderly, says new ILO report released ahead of International Women’s Day.

© GMB Akash / icddr,b

GENEVA (ILO News) – Persistent and significant gaps in care services and policies have left hundreds of millions of workers with family responsibilities without adequate protection and support, yet meeting these needs could create almost 300 million jobs by 2035, according to a new International Labour Organization (ILO) report.

Tiếp tục đọc “Care at work: Greater investment in care could create almost 300 million jobs”

Lao động Việt Nam tại Nhật qua ống kính của Fujimoto

RFI – 14/02/2022 – Thanh Phương

Áp phích của phim Along the sea tranh giải Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul 2022. © Festival de Vesoul

Tại Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul, Pháp, vừa bế mạc ngày 08/02/2022, bộ phim “Along the sea” ( Những cô gái bên bờ biển ) của đạo diễn Nhật Bản Fujimoto Akio đã được trao Giải thưởng lớn của ban giám khảo quốc tế. 

Bộ phim nói về cuộc sống đầy gian nan, vất vả của những thực tập sinh kỹ thuật người Việt, bị bóc lột thậm tệ nên phải bỏ nơi làm việc và như vậy trở thành những người lao động bất hợp pháp. Theo cảm nhận của các thành viên ban giám khảo Festival Vesoul, “Along the sea“ “đặt khán giả đối diện với những vấn đề xã hội-kinh tế mà các nhân vật đang gặp phải, tuy gần gũi về mặt địa lý với các nước phát triển, nhưng lại sống trong những điều kiện ngược lại hoàn toàn”. 

Tiếp tục đọc “Lao động Việt Nam tại Nhật qua ống kính của Fujimoto”

Công nhân: An cư thì lạc nghiệp

VŨ THỦY 25/2/2022 7:00 GMT+7

TTCTKhông chỉ là lương, thưởng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tính đến cả việc lo liệu chỗ ở cho người lao động để có thêm lợi thế tuyển người.

Chị Hà Thị Huyền (bên trái) – 34 tuổi, quê Nghệ An, công nhân Công ty INCOMFISH, trong căn phòng trọ khang trang. Ảnh: VŨ THỦY

Nhận việc ngay nhờ có chỗ ở

Sau Tết, chị Ngô Ánh Tuyết (30 tuổi, quê Long An) lên TP.HCM tìm việc làm. Chị tới Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Lộc, quận Bình Tân nộp hồ sơ vài công ty. Chỉ trong ngày đầu tiên, chị đã đồng ý nhận việc tại một công ty chế biến thủy sản và chuẩn bị để đi làm ngay hôm sau.

Tiếp tục đọc “Công nhân: An cư thì lạc nghiệp”

Tin tưởng vào bằng chứng: Đầu tư vào lực lượng hộ sinh

unfpa – 5 Tháng 5 2021

Tuyên bố của Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sĩ Natalia Kanem

Ngày Quốc tế Hộ sinh

Ngày 05 tháng 05 năm 2021

Mỗi ngày, ở khắp mọi nơi trên thế giới, các nhân viên hộ sinh đang cứu sống phụ nữ và trẻ em, cũng như nâng cao sức khoẻ và phúc lợi của toàn thể cộng đồng.

Họ xứng đáng được tôn trọng và biết ơn, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

Các nhân viên hộ sinh xứng đáng được đầu tư nhiều hơn vào năng lực, cũng như nơi làm việc để giúp họ được trao quyền và công nhận toàn diện những kỹ năng và đóng góp của họ. 

Tiếp tục đọc “Tin tưởng vào bằng chứng: Đầu tư vào lực lượng hộ sinh”

Nền kinh tế thế giới và thái độ “xóa bài làm lại”

XÊ NHO 23/11/2021 14:10 GMT+7

TTCTĐôi lúc chúng ta phải tự hỏi liệu thế giới này có tự điều chỉnh được không, để xóa đi các sai lầm từng mắc phải? Câu trả lời của người lạc quan là có, dù cơ chế “xóa bài làm lại” này chưa hiện rõ.

 Minh họa

Nguyên nhân thực của đứt gãy chuỗi cung ứng

Lấy ví dụ chuyện nhiều nước đang thiếu hàng hóa đủ loại, nếu chỉ đọc các lập luận giải thích trấn an đăng trên các báo thì chúng ta sẽ thấy chúng rất hợp lý nhưng không đủ. Tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến thiếu hụt hàng hóa quả thực là đang trầm trọng ở nhiều nước.

Tiếp tục đọc “Nền kinh tế thế giới và thái độ “xóa bài làm lại””

Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá

– 22/11/2021

Rừng Tây Nguyên – Đắk Nông, Đắk Lắk – bị tàn phá, đất rừng bị lấn chiếm từng ngày. Nguyên nhân của thực trạng này là lực lượng bảo vệ rừng không đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Rừng Tây Nguyên bị “xẻ thịt” từng ngày (Ảnh: Phan Tuấn)

Chọn lựa cái nghề giữ rừng không dễ, ở lại được với rừng, giữ được cái nghề càng khó khăn hơn. Chỉ với người làm công tác bảo vệ rừng mới hiểu được điều này.

Tiếp tục đọc “Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá”

Giảm áp lực cho bác sĩ: Bệnh viện thêm người hay bác sĩ tự bớt việc?

LAN ANH – THÙY DƯƠNG 14/10/2020 7:10 GMT+7

TTCTKhông chỉ các bác sĩ phẫu thuật, nhiều bác sĩ khác cũng cho biết thời gian làm việc một ngày của họ gần như kín mít, suốt từ sáng đến khoảng 21h, áp lực luôn đè nặng. Bài toán nhân lực và thu nhập đang khiến hầu hết các bệnh viện đau đầu.

Nhiều ca phẫu thuật khó, bác sĩ có thể phải đứng mổ trên 10 giờ liền. Trong ảnh: một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nhiều ca phẫu thuật khó, bác sĩ có thể phải đứng mổ trên 10 giờ liền. Trong ảnh: một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tiếp tục đọc “Giảm áp lực cho bác sĩ: Bệnh viện thêm người hay bác sĩ tự bớt việc?”

Ngày an toàn người bệnh thế giới: Nghĩ về giảm tải cho bác sĩ

XUÂN MINH 23/9/2020 12:09 GMT+7

TTCTNăm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn 17-9 là Ngày thế giới vì sự an toàn của người bệnh. Năm nay, nhân kỷ niệm ngày này lần thứ hai, WHO nhấn mạnh sự an toàn cho nhân viên y tế và mối liên hệ giữa vấn đề này với an toàn cho bệnh nhân trong bối cảnh các nhân viên y tế trên toàn thế giới đã làm việc quá tải do COVID-19 kéo dài.

Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân COVID-19 nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: XINHUA
Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân COVID-19 nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: XINHUA

Ca trực 28 tiếng

Bác sĩ nội trú Uri Rosen – 35 tuổi, làm việc ở khoa nội tại Trung tâm y tế Holon Wolfson, Israel – kể về những lần buồn ngủ khi lái xe trở về nhà sau ca trực: “Sau vài lần ngủ gục và để xe trôi qua các giao lộ trên đường về nhà sau ca đêm, giờ đây tôi phải kéo thắng tay mỗi khi dừng ở giao lộ.

Đó là những gì xảy ra khi bạn phải trực 26 tiếng liên tục, một tuần có thể có hơn một tua trực như thế”. Anh cho biết: “Không biết có ai trong chúng ta thấy an tâm lên máy bay hay xe buýt khi biết rõ phi công hay tài xế đã làm việc suốt 24 giờ không ngủ. Là bác sĩ nội trú, tôi làm việc suốt 24 giờ”.

Tiếp tục đọc “Ngày an toàn người bệnh thế giới: Nghĩ về giảm tải cho bác sĩ”

Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên

ĐỨC HOÀNG 15/1/2017 5:01 GMT+7

TTCT Nếu coi sức lao động giá rẻ là một dạng tài nguyên, thì đó không phải là tài nguyên vô hạn: thời kỳ “dân số vàng” của Việt Nam sẽ kết thúc trong khoảng một thập kỷ nữa. 

minh họa
minh họa

Và đáng tiếc là lại đang có một luồng tư duy giúp doanh nghiệp tận thu loại tài nguyên này, càng nhanh, càng nhiều càng tốt.

“Tôi yêu Việt Nam”

Hãy cùng thử giải một bài toán đố quen thuộc, trong phiên bản doanh nghiệp. Công ty H năm 2013 có 8.014 lao động, cho nghỉ việc 1.837 lao động.

Năm 2014 công ty này tuyển dụng mới thêm 2.391 lao động, nhưng tiếp tục cho nghỉ 1.670 lao động khác. Tới năm 2015, họ cho nghỉ việc 2.968 lao động. Sau đó họ tiếp tục tuyển dụng để bù vào chỗ trống, chứ không phải là giảm biên chế.

Độc giả đoạn này khoan hãy lấy máy tính. Câu hỏi không phải là công ty hiện còn bao nhiêu lao động, mà là: Tại sao lại có phương thức sử dụng nhân sự này?

Tiếp tục đọc “Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên”

Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ

 nguoidothi – 11:52 | Thứ tư, 30/12/2020 

Hơn mười triệu dân TP.HCM được che chắn bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Để bảo vệ “tấm khiên xanh” này, có những người phụ nữ đã gắn bó gần cả cuộc đời với khu rừng ngập mặn này…

Chân trần trong rừng thẳm

Cách trung tâm TP.HCM 40km về hướng Đông Nam, trên bậc thang bắc lên gian nhà sàn nhỏ nằm trơ trọi bên rìa rừng ngập mặn Cần Giờ, Sang xỏ đôi ủng cao su vào. Đó là lần hiếm hoi Sang không đi chân trần. 

“Ở nhà đi qua đi lại vài bước chân là hết đất. Mình chỉ mang dép khi về đất liền”,  Sang nói. “Nhà” trong lời cô cũng chính là chốt giữ rừng được xây trên vài mét đất đắp cao, sát mép sông chảy qua Cần Giờ. Sang là người giữ khu rừng ấy. Bùn phèn khô bám lên hai bàn chân cô. Ở đây khan hiếm nước ngọt, cũng hiếm khi có khách nên Sang chẳng mấy khi để ý. Nước mưa trữ trong thùng không đủ cho hai vợ chồng cô sinh hoạt. Vào kỳ kinh nguyệt cô vẫn phải tắm giặt bằng nước sông, sau đó tráng lại vài gáo nước ngọt. 

Như bao lần khác, một mình Sang ngồi đợi… Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Tiếp tục đọc “Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ”

Ký sự 3 kỳ của Hoàng Thiên Nga- Chuyện về Rừng và Kiểm lâm

Thực trạng rừng bị tàn phá, suy giảm chất lượng không ngừng suốt nhiều thập kỷ qua, bất chấp mọi chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền buộc chúng ta phải tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Đâu là phương thức hữu hiệu để rừng vừa được gìn giữ vẹn nguyên, vừa tạo ra nguồn lợi đủ cho đội ngũ bảo vệ rừng được bảo đảm cuộc sống no ấm? 

Dân đốt rừng dọc QL27 để lấy đất gieo trồng 

Kỳ I- Rừng xanh, mất tới bao giờ ?

Ai cũng biết giá trị to lớn của Rừng về cân bằng môi trường sống, tạo nguồn nước cho năng lượng và nông nghiệp, là nguồn lâm sản, thực phẩm, dược liệu cho con người. Rừng là tài nguyên xanh cho du lịch sinh thái. Rừng là không gian lưu truyền các báu vật văn hóa phi vật thể của nhân loại… Tiếp tục đọc “Ký sự 3 kỳ của Hoàng Thiên Nga- Chuyện về Rừng và Kiểm lâm”