Tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam trong suốt một thập kỉ qua và quá trình chuyển đổi cấu trúc đang diễn ra đã dẫn đến những cải thiện quan trọng về phúc lợi của người dân nông thôn Việt Nam (Tarp, 2017). Tỉ lệ nghèo đói đã giảm ngoạn mục và đang tiếp tục diễn biến theo chiều hướng này. Kết quả điều tra VARHS 2016 khẳng định xu thế này với thu nhập trung bình ở 12 tỉnh được điều tra đều tăng hơn so với năm 2014. Cùng lúc đó, tỉ lệ các hộ được xếp loại là hộ nghèo cũng tăng lên do việc nâng chuẩn nghèo cho thấy ngày càng có nhiều hộ nghèo được tiếp cận các hỗ trợ và dịch vụ của chính phủ để thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, Tarp (2017), lại chỉ ra rằng thành công về kinh tế của Việt Nam đã không được chia sẻ công bằng giữa các hộ ở nông thôn, với chênh lệch lớn trong phúc lợi và tiếp cận các nguồn lực giữa các nhóm hộ gia đình. Trong báo cáo này, chúng tôi ghi nhận rằng rất nhiều trong số những chênh lệch này tiếp tục tồn tại trong năm 2016 ở các vùng nông thôn thuộc 12 tỉnh được điều tra.
Chương 1 cho thấy các hộ ở miền núi phía Bác, Lào Cai, Điện Biên, và Lai Châu thụt lùi hơn ở một loạt các chỉ số phúc lợi như về mức độ chuyển dịch khỏi nghèo đói, tiếp cận giáp dục, y tế và các dịch vụ khác. Thêm nữa, nhiều chênh lệch tiếp tục tồn tại giữa các nhóm dân tộc và khoảng cách giữa các hộ giàu nhất và nghèo nhất tiếp tục duy trì ở mức rất lớn.
Tiếp tục đọc “Kinh tế nông thôn Việt Nam: Bằng chứng từ Điều tra hộ gia đình nông thôn tại 12 tỉnh của Việt Nam”