Mỹ đánh tín hiệu trở lại Biển Đông trong năm 2018

26/01/2018 15:22 GMT+7   PHÚC LONG
TTOTrong bối cảnh “nhiệt độ” trên bán đảo Triều Tiên hạ một cách đột ngột, Mỹ bắt đầu bắn đi các tín hiệu không thể nhầm lẫn về sự trở lại ở Biển Đông.

Động thái của Mỹ được giới quan sát mô tả là loạt pháo đầu tiên mở màn chiến lược quốc phòng mới của Tổng thống Donald Trump, trong đó xác định Trung Quốc là “đối thủ chiến lược”.

Điểm qua thời sự, sự kiện thu hút nhiều quan tâm trong tuần này là chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Việt Nam. Tiếp tục đọc “Mỹ đánh tín hiệu trở lại Biển Đông trong năm 2018”

Khi Trung Quốc từ chối, rác chạy đi đâu?

12/12/2017 16:28 GMT+7  TTO – Không muốn tiếp tục bị gọi là “bãi rác của thế giới”, năm 2017, Trung Quốc đã có một loạt bước đi nhằm xóa bỏ “danh hiệu” không mấy hay ho này.

Khi Trung Quốc từ chối, rác chạy đi đâu? - Ảnh 1.

Hải quan Trung Quốc kiểm tra lô chất thải rắn nhập vào nước này – Ảnh: Reuters

Các nước phát triển bắt đầu thấy lo bởi trong khi núi rác trong nước ngày càng cao, Trung Quốc – nhà nhập khẩu rác quen thuộc – đã nói “không” với 24 loại rác thải rắn/phế liệu kể từ tháng 9-2017.

Con gà đẻ trứng vàng

Những năm 1980, thời kỳ nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu có những dấu hiệu phát triển nóng, việc nhập khẩu các loại phế liệu như giấy, nhựa, thép tái chế được xem là lựa chọn không tệ của các doanh nghiệp Trung Quốc. Chúng rẻ hơn nhiều so với việc đốn cây để làm giấy mới hay khai thác dầu mỏ để sản xuất nhựa và nilông, nhưng quan trọng hơn là đáp ứng được sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu trong nước. Điển hình như việc sản xuất thép tái chế tiết kiệm được tới 60% năng lượng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất thép mới. Tiếp tục đọc “Khi Trung Quốc từ chối, rác chạy đi đâu?”