Where is gallium in our bauxite? Gali – kim loại trọng yếu – đang nằm ở đâu trong quặng Boxit của Việt Nam?

Bài tiếng Việt theo sau bài tiếng Anh

Where is gallium in our bauxite?

Given the strategic role of gallium in the world’s economy and security, and the availability of gallium in bauxite, why there has been absolutely neither discussion on nor mentioning of gallium through all these years of heated discussions about bauxite in Việt Nam?

Gallium is listed as a critical mineral by many advanced economies and may very well exist in Vietnam’s bauxite mines.

Minerals that have important uses and no viable substitutes, yet face potential disruption in supply, are defined as critical to a nation’s economic and national security.”[1]  Oftentimes, the terms “critical mineral” and “strategic mineral” are used interchangeably – if a mineral is deemed critical, it is usually essential for a national strategy, be it an economic or a defense strategy.


Gallium, appearance: silvery blue
Tiếp tục đọc “Where is gallium in our bauxite? Gali – kim loại trọng yếu – đang nằm ở đâu trong quặng Boxit của Việt Nam?”

Khủng hoảng kim loại đất hiếm: ngành năng lượng sạch đừng lo lắng

Rare-earth stock prices from 2007 to 2017

“Nguyên tố Đất hiếm” là 17 nguyên tố hóa học với tên gọi lạ lùng và đặc điểm không bình thường. Số nguyên tử của chúng là từ 57-71, 21 và 39. Hai phân nhóm nhỏ hơn, một nhóm là hiếm hơn và vì thế có giá trị hơn nhóm còn lại, có đặc điểm hóa học tương tự, vì vậy chúng thường được tìm thấy và khai thác cùng nhau.

Mặc dù tên gọi là hiếm, đất hiếm không phải là chất hiếm về mặt địa lý nhưng được phân tán rộng khắp lớp vỏ trái đất. Tuy nhiên, đất hiếm được khai thác ở một vài nơi và bởi một vài công ty bởi vì chúng thường không xuất hiện tập trung một chỗ với lượng lớn. Hơn nữa khai thác mỏ ngày càng nhiều chi phí và rủi ro, thị trường đất hiếm trên thế giới không lớn (vài tỷ đô la một năm), dễ bay hơi, phức tạp và bị chi phối bởi Trung Quốc, nơi mà không phải tất cả các mỏ và xuất khẩu khoáng sản đều hợp pháp và minh bạch. Một chuyên gia kết luận rằng khoảng một nửa số đất hiếm được sản xuất trên toàn cầu năm 2015 không nằm trong thống kê chính thức.
Tiếp tục đọc “Khủng hoảng kim loại đất hiếm: ngành năng lượng sạch đừng lo lắng”

Thanh xuân trong công xưởng

Bảo Uyên


Cả nước có hơn 2,4 triệu công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trong đó gần 70% là lao động nữ. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Năm 2017, dân mạng có một trào lưu đặt câu hỏi “Bạn dành cả tuổi thanh xuân để làm gì?”. Câu hỏi chỉ có một nhưng trả lời thì muôn hình vạn trạng. Có người “dành cả tuổi thanh xuân để yêu một người”, “dành cả thanh xuân chỉ để học”. Có người trả lời “dành cả tuổi thanh xuân để tìm chìa khóa xe” hay “dành cả thanh xuân để qua môn thể dục” để miêu tả một cách dí dỏm về sự vụng về, đãng trí dường như cố hữu của mình.

“Bạn dành cả tuổi thanh xuân để làm gì?”.

Với Xuyến, tôi đã hình dung ra câu trả lời cho chị. Nhưng Xuyến – cô gái 31 tuổi có hơn 10 năm bám trụ trong các xưởng may gia công ở Bình Dương, TPHCM và giờ làm công nhân trong một nhà máy sản xuất linh kiện điện thoại ở khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, liệu có khi nào đặt câu hỏi này cho mình?

Tiếp tục đọc “Thanh xuân trong công xưởng”

Mặt trái của mạng xã hội

Thái Bình Thứ Sáu,  5/1/2018, 07:07 

Uber là một trong những ông lớn công nghệ bị công chúng phản đối năm 2017 sau khi bùng ra nhiều vụ tai tiếng đến nỗi nhà sáng lập công ty phải từ chức. Ảnh: The Guardian

(TBKTSG) – Khi cuốn sách của Jonathan Taplin “Move Fast and Break Things” (Di chuyển nhanh và Phá vỡ mọi thứ) được xuất bản ở Anh hồi tháng 4-2017, cái nhan đề phụ của nó “How Facebook, Google và Amazon cornered culture and undermined democracy” (Facebook, Google và Amazon đã lũng đoạn văn hóa và xói mòn nền dân chủ như thế nào) đã bị gạch bỏ bởi vì nhà xuất bản nghĩ rằng nhận định đó không có cơ sở. Nhưng lần tái bản vào đầu năm 2018, nhan đề phụ đó sẽ được khôi phục. Tác giả Taplin cho rằng “Đã có sự thay đổi rất lớn trong sáu tháng qua; trước đó mọi người dường như đang ngủ mê”.

Tiếp tục đọc “Mặt trái của mạng xã hội”

Chuẩn chính tả tiếng Việt: Việc đã cấp bách!

KVH Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Dõi, Khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, sau hơn sáu mươi năm trở thành chữ viết chính thức, cho đến nay chữ Quốc ngữ vẫn còn chưa được thật sự sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt. Chắc chắn nó sẽ tạo ra những tiêu cực xã hội không đáng có…

65198920-small_282434.jpg (350×263)
Lỗi chính tả có trong một biển hiệu giao thông khuyến cáo người đi đường.

Lỗi chính tả: từ sách học ra cuộc sống

Để chứng minh cho ý kiến này, Giáo sư Dõi đã đưa ra những ví dụ cụ thể. Tiếp tục đọc “Chuẩn chính tả tiếng Việt: Việc đã cấp bách!”

Chùm ảnh: Người Sài Gòn đặt hoa hồng trên gốc những hàng cây xanh bị đốn hạ ở đuờng Tôn Đức Thắng

cafedoanhnhan

Những ngày qua, hàng loạt cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP. HCM) đang được đốn hạ, di dời để phục vụ cho việc xây cây cầu Thủ Thiêm 2. Công trình này sẽ bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 và quận 2.

Theo Sở GT-VT TP. HCM, có 258 cây xanh sẽ bị chặt hạ và di dời vì ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng trong việc thi công cầu. Trong tổng số cây trên đường Tôn Đức Thắng, có 115 cây di dời và 143 cây bị đốn hạ.

Được biết, số cây xanh bị đốn hạ sẽ được thu hồi để chế tạo các sản phẩm phục vụ công cộng như bàn, ghế, sản phẩm điêu khắc. Đồng thời, ở khu vực này sẽ cho trồng mới 373 cây xanh trên diện tích 26.081 m2. Tiếp tục đọc “Chùm ảnh: Người Sài Gòn đặt hoa hồng trên gốc những hàng cây xanh bị đốn hạ ở đuờng Tôn Đức Thắng”