Tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam trong suốt một thập kỉ qua và quá trình chuyển đổi cấu trúc đang diễn ra đã dẫn đến những cải thiện quan trọng về phúc lợi của người dân nông thôn Việt Nam (Tarp, 2017). Tỉ lệ nghèo đói đã giảm ngoạn mục và đang tiếp tục diễn biến theo chiều hướng này. Kết quả điều tra VARHS 2016 khẳng định xu thế này với thu nhập trung bình ở 12 tỉnh được điều tra đều tăng hơn so với năm 2014. Cùng lúc đó, tỉ lệ các hộ được xếp loại là hộ nghèo cũng tăng lên do việc nâng chuẩn nghèo cho thấy ngày càng có nhiều hộ nghèo được tiếp cận các hỗ trợ và dịch vụ của chính phủ để thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, Tarp (2017), lại chỉ ra rằng thành công về kinh tế của Việt Nam đã không được chia sẻ công bằng giữa các hộ ở nông thôn, với chênh lệch lớn trong phúc lợi và tiếp cận các nguồn lực giữa các nhóm hộ gia đình. Trong báo cáo này, chúng tôi ghi nhận rằng rất nhiều trong số những chênh lệch này tiếp tục tồn tại trong năm 2016 ở các vùng nông thôn thuộc 12 tỉnh được điều tra.
Chương 1 cho thấy các hộ ở miền núi phía Bác, Lào Cai, Điện Biên, và Lai Châu thụt lùi hơn ở một loạt các chỉ số phúc lợi như về mức độ chuyển dịch khỏi nghèo đói, tiếp cận giáp dục, y tế và các dịch vụ khác. Thêm nữa, nhiều chênh lệch tiếp tục tồn tại giữa các nhóm dân tộc và khoảng cách giữa các hộ giàu nhất và nghèo nhất tiếp tục duy trì ở mức rất lớn.
Chương 2 tập trung vào các thị trường đất đai và nhận thấy các hộ giàu hơn tham gia vào thị trường này nhiều hơn, và có xác xuất nhận được đất từ nhà nước cao hơn. Các hộ nghèo hơn ít tiếp cận các thị trường này hơn nhiều, và nhìn chung sở hữu ít đất đai có giá trị hơn.
Chương 3 nhấn mạnh sự chênh lệch trong bối cảnh thương mại hóa nông nghiệp, ngành tiếp tục là một cấu phấn quan trọng (mặc dù giảm) trong thu nhập của hầu hết các hộ ở nông thôn. Ví dụ, nông dân ở các tỉnh phía Bắc ít thương mại hóa hơn các hộ ở các tỉnh miền Nam. Đặc biệt, ở Điện Biên và Lai Châu, có ít hộ sử dụng lao động thuê ngoài hơn hoặc mua phân bón. Các hộ giàu hơn cũng có xu hướng thương mại hóa nhiều hơn. Thống nhất với quán trình chuyển đổi cấu trúc đang diễn ra, tỉ lệ hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp đã giảm sâu hơn giữa năm 2014 và 2016, và thu nhập từ tiền lương và từ các hộ kinh doanh cá thể trở nên càng quan trọng hơn.
Chương 4 tập trung vào vai trò của các hộ kinh doanh, đối tượng nhận được một lượng tiền và thời gian đầu tư quan trọng của các hộ ở nông thôn. Sự chênh lệch giữa các vùng và các nhóm dân tộc cũng được nêu bật ở chương này. Tài sản của các hộ gia đình, trình độ giáo dục, và dân tộc là các yếu tố có tính dự báo rõ ràng với lượng nguồn lực tài chính và thời gian phân bổ cho các hộ kinh doanh và thu nhập từ hoạt động này. Chương này kết luận bằng cách nhấn mạnh một thực tế là, phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động ở quy mô nhỏ và đều phi chính thức và ít có khả năng tạo ra nhiều việc làm. Đây là điều đáng lo ngại trong bối cảnh đang diễn ra quá trình chuyển đối cấu trúc và nhu cầu không thể tránh được trong việc tạo việc làm ở khu vực nông thôn trong các năm tới. Liên quan đến nội dung này, chương 5 xem xét các xu hướng di cư, đã chỉ ra rõ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các điểm đến quan trọng của người di cư.
Chương 6 tập trung vào vấn đề tiếp cận tín dụng và nhận thấy một xu hướng sụt giảm chung trong mức độ tiếp cận tín dụng năm 2016 so với 2014, do có sự sụt giảm trong các khoản vay phi chính thức. Điều đặc biệt đáng lưu ý là các hộ nghèo và các hộ dân tộc thiểu số đã có nhiều tiếp cận với tín dụng hơn giữa năm 2014 và 2016. Đây có thể là một bước đi tích cực trong việc giảm bớt các chênh lệch về phân phối nguồn lực ở khu vực nông thôn.
Chương 7 cho thấy rằng các hộ có điều kiện kém hơn, nhất là các hộ có trình độ giáo dục thấp hơn và các hộ dân tộc thiểu số có xác xuất gặp phải các cú sốc nhiều hơn. Hơn thế nữa, các hộ nghèo hơn thường dựa vào các cơ chế tự thân hoặc phi chính thức để đối phó với rủi ro như giảm chi tiêu hoặc dựa vào bạn bè và gia đình. Bảo hiểm ít khi được sử dụng khi gặp phải các cú sốc cho thấy xác suất cao gặp phải các rủi ro không được bảo hiểm. Chương 5 cũng cho thấy rằng tiền gửi về đóng vai trò như là một cơ chế đối phó với rủi ro trong trường hợp gặp phải các cú sốc bất lợi.
Chương 7 cũng chỉ ra rằng các hộ giàu hơn và có trình độ giáo dục cao hơn tiếp cận các công cụ tiết kiệm nhiều hơn. Hầu hết các khoản tiết kiệm là để dự phòng và không phải để sử dụng cho mục đích đầu tư cho sản xuất và sinh lợi, nhất là đối với các hộ nghèo và các hộ không phải dân tộc Kinh. Có thể nhận thấy từ các kết quả của Chương 8 là các hộ ở nông thôn Việt Nam giàu có về vốn xã hội, nhưng một lần nữa, các hộ nghèo hơn cũng bị yếu thế hơn ở khía cạnh này. Họ ít có thành viên tham gia vào các nhóm chính trị-xã hội chính thức, ít tham dự các đám cưới, tổ chức ít tiệc sinh nhật hơn, và ít có xu hướng có các kết nối chính trị hơn.
Những phát hiện của VARHS 2015 cho khoảng cách lớn về những thành quả của phát triển và tiếp cận nguồn lực giữa các vùng núi cao và vùng đồng bằng, vừa giữa nhóm dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại trong năm 2016. Hơn thế, khoảng cách về phúc lợi giữa các hộ giàu nhất và hộ nghèo nhất vẫn còn rất lớn. Đảm bảo những thành công về kinh tế của Việt Nam được chia sẻ đồng đều, giảm sự chênh lệch nên được coi là một mối quan tâm chính của các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong các năm tới. Xác định những chênh lệch này và đảm bảo rằng các hộ giàu nhất và các hộ dễ bị tổn thương nhất sẽ không bị bỏ lại về phía sau cần phải là một trọng tâm trong chính sách phát triển. Do vậy, các nhà làm chính sách cần tránh phụ thuộc vào các chính sách “thẩm thấu” (trickle-down) mà thay vào đó cần đặt trọng tâm vào các can thiệp với mục tiêu rõ ràng hướng đến tăng cường phúc lợi của các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Khởi đầu của báo cáo nghiên cứu này được bắt đầu từ năm 2002 khi Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình (VARHS) được thực iện lần đầu tiên. Kết quả điều tra VARHS02 đã thôi thức Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp thuộc Viện Chính Sách Chiến lược Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã họi (MoLISA) và Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen, cùng với Danida đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc điều tra khác vào năm 2006 và sau đó năm 2008 và năm 2010.
UNU-WIDER bắt đầu tham gia Dự án này từ năm 2010 khi phía Đan Mạch giảm dần sự hỗ trợ, và UNU-WIDER đã hỗ trợ để thực hiện tiếp các vòng điều tra năm 2012 và 2014. Cuốn sách tổng hợp các nghiên cứu về kinh tế phát triển của
UNU-WIDER dựa trên bộ dữ liệu hoàn chỉnh từ năm 2006 đến 2014 (OUP) đã được Trường Đại học Oxford xuất bản.1 Cuộc điều tra năm 2016 xây dựng trên cơ sở các vòng điều tra trước với trọng tâm là sự phát triển giai đoạn 2014-2016, Báo cáo này cũng được xây dựng dựa trên các kết quả từ cuộc điều tra năm 2016.
ILSSA thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đến lập kế hoạch và thực hiện điều tra tại địa bàn, và UNU-WIDER hợp tác chặt chẽ với nhóm nghiên cứu của trường Cao đẳng Trinity, DERG, CIEM và ILSSA trên mọi mặt của hoạt động thiết kế điều tra và phân tích số liệu nhằm đảm bảo Dự án VARHS bên cạnh việc cung cấp dữ liệu và những nghiên cứu chính sách liên quan cho các nhà hoạch định chính sách còn nâng cao năng lực nghiên cứu để có thể khai thác được những lợi ích mà bộ dữ liệu này mang lại. Các vòng điều tra VARHS được thiết kế như nỗ lực nghiên cứu chung
Các vòng điều tra VARHS được thiết kế như nỗ lực nghiên cứu chung với mục tiêu là bổ sung cho Điều tra mức sống dân cư Việt Nam lớn và có tính đại diện cho cả nước (VHLSS) được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê (GSO) hai năm một lần. Nhiều hộ được điều tra trong VARHS qua các năm cũng được điều tra trong VHLSS. Vì vậy, VARHS tập trung dựa trên cơ sở dữ liệu lớn đã được thu thập trong VHLSS với trọng tâm cụ thể vào việc thu thập số liệu và tìm hiểu về tiếp cận và tương tác của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam với thị trường đất đai, lao động và tín dụng. Hơn nữa, như các vòng điều tra trước, năm 2016 đặc biệt quan tâm đến thu thập số liệu nông nghiệp ở từng thửa ruộng của nông dân
Báo cáo này đưa ra tổng quan về các thông tin chủ yếu từ cơ sở dữ liệu VARHS16, so sánh tính khả thi và sự phù hợp của chúng với các dữ liệu từ các vòng điều tra trước đó, đặc biệt là VARHS14. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, báo cáo này không thể hiện được tất cả dữ liệu thu thập được, do đó người đọc nên tham khảo thêm bảng hỏi (online). Bảng hỏi được 8 sử dụng trong thu thập dữ liệu để thấy tập hợp toàn diện các vấn đề cần được giải quyết hoặc nhằm phát hiện ra những vấn đề cần được giải quyết sâu hơn trong báo cáo này.
Các nghiên cứu sâu hơn đối với các vấn đề được chọn về kinh tế nông thôn Việt Nam đang được thực hiện và cuộc điều tra VARHS tiếp theo đang được lên kế hoạch cho năm 2018 với quan điểm tiếp tục và mở rộng cơ sở dữ liệu lặp lại theo thời gian
Giáo sư Finn Tarp Giám đốc, UNU-WIDER 9 tháng 10 2017