The United Nations declaration on the rights of peasants and other people working in rural areas

globalagriculture.org

The UNDROP Declaration (1) adopted by the General Assembly of the United Nations on December 17, 2018 reaffirms the UN Declarations on the right to development (2) , the rights of indigenous peoples (3) and the universality of all human rights. It recognises the special relationship and interaction among peasants and other groups working in rural areas and their contribution to conserving and improving biodiversity as well as their own and world-wide food security.

Article 1 of the Declaration defines peasants as any person who engages in small-scale agricultural production for subsistence and/or for the market, who relies significantly on family, household or other non-monetarized labour and who has a special dependency on the land.

It recognises that peasants and people working in rural areas, including youth and the ageing, are migrating to urban areas due to a lack of incentives and the drudgery of rural life, due to insecure land tenure, discrimination and the lack of access to productive resources, financial services and information. The Declaration is based on a concern that peasants and rural workers are burdened with environmental degradation and climate change and suffer disproportionately from poverty, hunger and malnutrition. This Declaration is an important contribution to the advancement of a paradigm for development where the agency of peasants, indigenous and forest peoples is at its foundation.

Tiếp tục đọc “The United Nations declaration on the rights of peasants and other people working in rural areas”

Thuyền năng lượng mặt trời cải tiến của nông dân Đồng Tháp

vnexpress.net

Để nâng công suất hoạt động của thuyền, ông Liêm cải tiến thân thuyền rộng lắp tấm pin năng lượng lớn, dùng thêm bộ phát điện chạy bằng sức nước.

Hơn hai tháng nay, “kỹ sư nông dân” Huỳnh Thiện Liêm (xã Trường Xuân, Tháp Mười, Đồng Tháp) đi sớm về khuya cùng cộng sự Huỳnh Văn Trăng và một số công nhân cải tiến chiếc thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời. Ông từng giới thiệu mô hình thuyền tại hội chợ công nghệ Techmart 2015 ở Hà Nội khiến nhiều người chú ý, một số đơn vị đặt hàng để phục vụ du lịch.

thuyen-nang-luong-mat-troi-cai-tien-cua-nong-dan-dong-thap
Ông Liêm (áo xanh) cùng cộng sự liên tục cải tiến chiếc thuyền hoạt động hiệu quả hơn. Ảnh: Hoàng Phương.

Chiếc thuyền ban đầu hoạt động trên nguyên tắc tích trữ năng lượng từ ánh sáng mặt trời qua tấm pin rồi nạp vào bình ắc quy, giúp chạy khoảng 30 km liên tục trong 3 tiếng với vận tốc 8-12 km/giờ. Thuyền được đánh giá là phương tiện đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng được năng lượng xanh để khai thác du lịch.

Tiếp tục đọc “Thuyền năng lượng mặt trời cải tiến của nông dân Đồng Tháp”

Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’ (4 bài)

Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’: Đường vào xứ sở bị lãng quên

nongnghiepChỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 40km, nhưng xóm ở biệt lập trên núi, không có nước, không có đường, không có sóng điện thoại, không có ánh đèn đường.

Nửa chìm trong hoang phế

Điện lưới cũng chỉ mới kéo lên đây được có vài năm. Do dính phải quy hoạch treo nên gần 20 năm nay người dân trong xóm không được xây dựng, cải tạo nhà cửa, một nửa đã trở về làng cũ, chỉ còn lại những ngôi nhà hoang cùng những trung niên, người già. Đêm đêm họ ra ngồi ở mỏm đá đầu xóm, phần để “hứng” sóng điện thoại, phần để ngắm thành phố Hà Nội về đêm với tòa nhà Keangnam và những cao ốc sáng lấp lánh như ánh sao sa trên trời.

Đó là cảnh ở khu kinh tế mới Ắng Bằng ở xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tôi có thể là nhà báo đầu tiên tới “bản người rừng” đó để ăn, ngủ cùng bà con một đêm. Từ xã lên chỉ thấy dốc và dốc, ngoằn nghèo như một con trăn đang trườn trên sườn núi. Cung đường này gợi cho tôi nhớ tới nhiều bản làng ở vùng cao biên giới, toàn là đất, lồi lõm, mấp mô, có một số chỗ dân đổ tạm ít xi măng như cái gờ sống trâu ở giữa, rộng chỉ hơn gang tay, vừa đủ lọt bánh xe máy.

Empty
Tác giả cùng với ông Bùi Xuân Biền ngồi ở hòn đá đầu xóm để trò chuyện. Ảnh: Nguyễn Văn Hiệu.

Tiếp tục đọc “Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’ (4 bài)”

Chính sách về giảm nghèo và phát triển nông thôn

vietnam.opendevelopmentmekong.net – 19 October 2021
 

Ảnh:  Phụ nữ ở xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang xây dựng đường hoa thôn bản. Ảnh do Lò Thị Nhiên chụp.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới – 10 năm nhìn lại và con đường phía trước

Giới thiệu

Tại Việt Nam, phát triển nông thôn luôn song hành với phát triển nông nghiệp. Bản thân nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Việt Nam, là trụ cột của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, phát triển nông thôn luôn là trọng tâm hàng đầu của chính phủ Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Chính sách về giảm nghèo và phát triển nông thôn”

Bến Tre: Người dân vùng biển bức xúc vì bị ảnh hưởng bởi công trình điện gió

TIẾNG DÂN – Bạch Thanh – 17:33 19/11/2021

(TN&MT) – Trong quá trình thi công các trụ tuabin của công trình nhà máy điện gió đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt, nhà cửa, cây trồng… của nhiều hộ dân vùng ven biển Bến Tre. Mặc dù suốt nhiều tháng dài người dân kiến nghị, yêu cầu được bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, thì nay chủ đầu tư lại khởi kiện một cá nhân ra Tòa “buộc” bồi thường thiệt hại vì hành vi cản trở việc thi công, xây dựng.

Người dân phản ánh về ảnh hưởng của công trình điện gió

Tiếp tục đọc “Bến Tre: Người dân vùng biển bức xúc vì bị ảnh hưởng bởi công trình điện gió”

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)

Không ít nơi, chính quyền địa phương thu hồi đất của lâm trường nhưng lại không giao cho người dân tại chỗ mà giao cho các công ty tư nhân. Các lâm trường có nhiều đất cũng giao lại cho những người giàu có. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

***

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn

Lời giới thiệu

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của nông/lâm nghiệp và là trụ đỡ quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tiếp tục đọc “‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)”

‘Thương binh’ Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh

NN – Thứ Hai 28/12/2020 , 07:01 (GMT+7)

Sau nhiều năm, tôi mới gặp lại ngư dân Tu Thanh Sơn với bước chân tập tễnh vì từng bị dính đạn ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Ngư dân Tu Thanh Sơn dù bị thương nhưng vẫn quay trở lại Hoàng Sa
Ngư dân Tu Thanh Sơn dù bị thương nhưng vẫn quay trở lại Hoàng Sa

Anh Sơn trông gầy yếu hơn và cho biết, vẫn phải đi lặn, vẫn quay lại Hoàng Sa mưu sinh để lo cho gia đình. Anh cũng đặt câu hỏi về việc đi giữ đảo nhưng bị Trung Quốc bắn bị thương thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì. Tiếp tục đọc “‘Thương binh’ Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh”

Sau thời hoàng kim là gánh nặng

K.TÂM – T.MẠNH – L.DÂN – C.CÔNG 4/1/2021 6:00 GMT+7

TTCT25 năm trước, Chính phủ triển khai “Chương trình 1 triệu tấn đường” và năm 2000 đạt được mục tiêu này. 20 năm sau, 2020 là năm mà cây mía đã trở thành gánh nặng với nhiều người.

“Nhắc tới cây mía, tui nổi da gà. Mần lúa, nuôi tôm còn có năm trúng năm thất, chứ cây mía gần 10 năm nay chưa một lần được giá, riết rồi nản, bà con bỏ gần hết”, chị Võ Thị Trang (xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) nói. Tiếp tục đọc “Sau thời hoàng kim là gánh nặng”

“Làng chài” bên bờ sông Hàn

Thứ tư, 22/01/2020 21:15 GMT+7

Biên phòng – Nằm sát bên bờ sông Hàn, Khu dân cư làng cá Địa Bảo (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) là thế giới thu nhỏ của ngư dân Đà Nẵng mà ở đó, mỗi gia đình là một mảnh ghép, phản ánh chân thực đời sống của những người dân vốn sống dựa vào biển. Qua thời gian, thành phố ngày càng phát triển, cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng không vì thế mà làm mất đi tinh thần cộng đồng vốn đã hình thành từ rất lâu của những con người mộc mạc, chân chất này.

d6e8_17a

Người dân ở Khu dân cư làng cá Địa Bảo gỡ lưới sau mỗi chuyến đi biển về. Ảnh: Trúc Hà Tiếp tục đọc ““Làng chài” bên bờ sông Hàn”

Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài

Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

***

Hai sắc thái của ruộng hoang: [Bài I] Anh hùng phủ lấm bụi mờ

Như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh ra khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai để có được những đại điền chủ kiểu mới… Tiếp tục đọc “Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài”

Phiên bản sói biển Hoàng Sa – 2 bài

***

Thứ Năm 24/10/2019 , 09:25 (GMT+7)

Phiên bản sói biển Hoàng Sa: [Bài 1] Bám đảo Hoàng Sa

Ngư dân Tiêu Viết Là, SN 1950, quê ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi từng nhiều lần bị Trung Quốc bắt lên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Trong đó 1 lần bị giam, 2 lần thu tàu, 1 lần bắn bị thương tích cùng với 6 ngư dân. Hiện nay 2 người con trai của ông là Tiêu Viết Linh và Tiêu Viết Vấn theo lời cha, tiếp tục ra bám giữ đảo.

1-kinh-ngu-tieu-viet-l-cung-2-nguoi-con-tri142206835
Kình ngư Tiêu Viết Là cùng 2 người con trai Tiêu Viết Linh (bên trái) và Tiêu Viết Vấn (bên phải). Ảnh: Văn Chương.

Trung Quốc đưa đội tàu thăm dò vào khu vực bãi Tư Chính và ngang nhiên thăm dò, quấy nhiễu. Ở phía khu vực quần đảo Hoàng Sa, hàng loạt tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị Trung Quốc tịch thu tài sản, đập phá đồ đạc. Ngư dân Tiêu Viết Vấn, con trai kình ngư nổi tiếng Tiêu Viết Là vừa trở về đất liền vào chiều 8/10. Con tàu bị tháo gỡ định vị, chặt phá dây hơi. Nhưng ngư dân này vẫn thể hiện là phiên bản của người cha mình, đó là sửa soạn để tiếp tục lên đường. Tiếp tục đọc “Phiên bản sói biển Hoàng Sa – 2 bài”

Anh em ‘thuyền trưởng Hoàng Sa’

NN – Thứ Tư 20/05/2020 , 09:10 (GMT+7)

Mỗi lần con tàu QNg 90617 TS tiến ra Hoàng Sa đánh cá, bạn chài xem 2 anh em ngư dân Trần Hồng Thọ và Trần Hồng Thiên như thuyền trưởng và thuyền phó.

Anh em thuyền trưởng Trần Hồng Thọ - Trần Hồng Thiên. Ảnh: Văn Chương.
Anh em thuyền trưởng Trần Hồng Thọ – Trần Hồng Thiên. Ảnh: Văn Chương.

Bởi lẽ, họ cùng lúc chia sẻ công việc cầm lái, cho tàu chuyển hướng để tránh né tàu Trung Quốc. Con tàu này bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào rạng sáng ngày 2/4 vừa qua.

Xúc tung mái vẫn trở lại

Vào một ngày khoảng giữa tháng 5 năm 2019, tại khu vực gần bãi Bình Sơn, quần đảo Hoàng Sa, chiếc tàu đánh cá mang biển số QNg 90617 TS cố lách mũi tàu Trung Quốc mang số 4301 màu trắng đang bám riết phía sau. Tàu chạy xé sóng. Tiếng máy gầm gào. Tiếp tục đọc “Anh em ‘thuyền trưởng Hoàng Sa’”

Cuộc vật lộn tìm sinh kế nơi biên cương phía Bắc

VNE – Thứ ba, 14/8/2018, 09:27 (GMT+7)

Chín trong số mười tỉnh nghèo nhất Việt Nam nằm ở vùng núi phía Bắc, trong đó có 5 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc.

“Nếu bố không cho đi học, em sẽ tự tử ngay”.

Con bé Nga bật thốt lên với vẻ mặt nghiêm túc. Đôi môi nó mím lại.

Nga muốn làm thầy thuốc cứu người như “bác sĩ Săm”. Đó là một y sĩ trong bản Sui Thầu của xã Chiến Phố này. Trong lời kể của Nga, thì bác sĩ Săm có thể cứu người, vào rừng hái lá thuốc chữa bệnh cho người dân trong bản.

Bàn tay Nga khuyết một ngón trỏ. Ngón tay mất đi trong một lần lên rừng cắt cỏ cho trâu. Bụi cỏ voi cao gấp đôi người, con bé giữ cho thằng Hiệp, anh nó cắt. Tai nạn xảy ra. Anh Vần cùng người nhà đưa con xuống viện. Dọc đường nó đau, nhưng không khóc.

Ngón tay không giữ lại được. Sau tai nạn, con bé ít nói hơn. Cũng từ đấy, nó mong ước trở thành một “bác sĩ Săm”.

Nga và khung cảnh quê em – huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. Tiếp tục đọc “Cuộc vật lộn tìm sinh kế nơi biên cương phía Bắc”

Muối Bạc Liêu trúng mùa, giá cao

LĐO | 

Muối Bạc Liêu được mùa, trúng giá. Ảnh: Phan Thanh Cường
Muối Bạc Liêu được mùa, trúng giá. Ảnh: Phan Thanh Cường

Bồn bồn mùa nắng hạn

Báo Cà Mau – 27/03/2020 10:00

Hiện nay, Cà Mau đang bước vào cao điểm mùa khô. Nắng hạn gay gắt đã khiến cho nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, giảm năng suất, chất lượng, thu nhập của nông dân cũng sụt giảm. Tuy nhiên, tại xã Khánh An, huyện U Minh, mô hình trồng bồn bồn vẫn đang phát triển tốt, cho năng suất cao, mang về nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Bồn bồn là loại thực vật sống ở vùng ngập nước, phát triển rất tốt trên vùng đất U Minh.

Gia đình bà Lê Thị Chung ở Ấp 1, xã Khánh An là một trong những hộ tiên phong thực hiện mô hình trồng bồn bồn hơn 6 năm nay. Với diện tích 3 ha, mỗi tháng bà Chung thu hoạch từ 3,5-4 tấn bồn bồn, bán cho thương lái với giá từ 22.000-25.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà Chung còn thu nhập hơn 50 triệu đồng. Tiếp tục đọc “Bồn bồn mùa nắng hạn”