Giảm áp lực cho bác sĩ: Bệnh viện thêm người hay bác sĩ tự bớt việc?

LAN ANH – THÙY DƯƠNG 14/10/2020 7:10 GMT+7

TTCTKhông chỉ các bác sĩ phẫu thuật, nhiều bác sĩ khác cũng cho biết thời gian làm việc một ngày của họ gần như kín mít, suốt từ sáng đến khoảng 21h, áp lực luôn đè nặng. Bài toán nhân lực và thu nhập đang khiến hầu hết các bệnh viện đau đầu.

Nhiều ca phẫu thuật khó, bác sĩ có thể phải đứng mổ trên 10 giờ liền. Trong ảnh: một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nhiều ca phẫu thuật khó, bác sĩ có thể phải đứng mổ trên 10 giờ liền. Trong ảnh: một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tiếp tục đọc “Giảm áp lực cho bác sĩ: Bệnh viện thêm người hay bác sĩ tự bớt việc?”

Ngày an toàn người bệnh thế giới: Nghĩ về giảm tải cho bác sĩ

XUÂN MINH 23/9/2020 12:09 GMT+7

TTCTNăm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn 17-9 là Ngày thế giới vì sự an toàn của người bệnh. Năm nay, nhân kỷ niệm ngày này lần thứ hai, WHO nhấn mạnh sự an toàn cho nhân viên y tế và mối liên hệ giữa vấn đề này với an toàn cho bệnh nhân trong bối cảnh các nhân viên y tế trên toàn thế giới đã làm việc quá tải do COVID-19 kéo dài.

Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân COVID-19 nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: XINHUA
Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân COVID-19 nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: XINHUA

Ca trực 28 tiếng

Bác sĩ nội trú Uri Rosen – 35 tuổi, làm việc ở khoa nội tại Trung tâm y tế Holon Wolfson, Israel – kể về những lần buồn ngủ khi lái xe trở về nhà sau ca trực: “Sau vài lần ngủ gục và để xe trôi qua các giao lộ trên đường về nhà sau ca đêm, giờ đây tôi phải kéo thắng tay mỗi khi dừng ở giao lộ.

Đó là những gì xảy ra khi bạn phải trực 26 tiếng liên tục, một tuần có thể có hơn một tua trực như thế”. Anh cho biết: “Không biết có ai trong chúng ta thấy an tâm lên máy bay hay xe buýt khi biết rõ phi công hay tài xế đã làm việc suốt 24 giờ không ngủ. Là bác sĩ nội trú, tôi làm việc suốt 24 giờ”.

Tiếp tục đọc “Ngày an toàn người bệnh thế giới: Nghĩ về giảm tải cho bác sĩ”

Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên

ĐỨC HOÀNG 15/1/2017 5:01 GMT+7

TTCT Nếu coi sức lao động giá rẻ là một dạng tài nguyên, thì đó không phải là tài nguyên vô hạn: thời kỳ “dân số vàng” của Việt Nam sẽ kết thúc trong khoảng một thập kỷ nữa. 

minh họa
minh họa

Và đáng tiếc là lại đang có một luồng tư duy giúp doanh nghiệp tận thu loại tài nguyên này, càng nhanh, càng nhiều càng tốt.

“Tôi yêu Việt Nam”

Hãy cùng thử giải một bài toán đố quen thuộc, trong phiên bản doanh nghiệp. Công ty H năm 2013 có 8.014 lao động, cho nghỉ việc 1.837 lao động.

Năm 2014 công ty này tuyển dụng mới thêm 2.391 lao động, nhưng tiếp tục cho nghỉ 1.670 lao động khác. Tới năm 2015, họ cho nghỉ việc 2.968 lao động. Sau đó họ tiếp tục tuyển dụng để bù vào chỗ trống, chứ không phải là giảm biên chế.

Độc giả đoạn này khoan hãy lấy máy tính. Câu hỏi không phải là công ty hiện còn bao nhiêu lao động, mà là: Tại sao lại có phương thức sử dụng nhân sự này?

Tiếp tục đọc “Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên”

Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ

 nguoidothi – 11:52 | Thứ tư, 30/12/2020 

Hơn mười triệu dân TP.HCM được che chắn bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Để bảo vệ “tấm khiên xanh” này, có những người phụ nữ đã gắn bó gần cả cuộc đời với khu rừng ngập mặn này…

Chân trần trong rừng thẳm

Cách trung tâm TP.HCM 40km về hướng Đông Nam, trên bậc thang bắc lên gian nhà sàn nhỏ nằm trơ trọi bên rìa rừng ngập mặn Cần Giờ, Sang xỏ đôi ủng cao su vào. Đó là lần hiếm hoi Sang không đi chân trần. 

“Ở nhà đi qua đi lại vài bước chân là hết đất. Mình chỉ mang dép khi về đất liền”,  Sang nói. “Nhà” trong lời cô cũng chính là chốt giữ rừng được xây trên vài mét đất đắp cao, sát mép sông chảy qua Cần Giờ. Sang là người giữ khu rừng ấy. Bùn phèn khô bám lên hai bàn chân cô. Ở đây khan hiếm nước ngọt, cũng hiếm khi có khách nên Sang chẳng mấy khi để ý. Nước mưa trữ trong thùng không đủ cho hai vợ chồng cô sinh hoạt. Vào kỳ kinh nguyệt cô vẫn phải tắm giặt bằng nước sông, sau đó tráng lại vài gáo nước ngọt. 

Như bao lần khác, một mình Sang ngồi đợi… Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Tiếp tục đọc “Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ”

Ký sự 3 kỳ của Hoàng Thiên Nga- Chuyện về Rừng và Kiểm lâm

Thực trạng rừng bị tàn phá, suy giảm chất lượng không ngừng suốt nhiều thập kỷ qua, bất chấp mọi chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền buộc chúng ta phải tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Đâu là phương thức hữu hiệu để rừng vừa được gìn giữ vẹn nguyên, vừa tạo ra nguồn lợi đủ cho đội ngũ bảo vệ rừng được bảo đảm cuộc sống no ấm? 

Dân đốt rừng dọc QL27 để lấy đất gieo trồng 

Kỳ I- Rừng xanh, mất tới bao giờ ?

Ai cũng biết giá trị to lớn của Rừng về cân bằng môi trường sống, tạo nguồn nước cho năng lượng và nông nghiệp, là nguồn lâm sản, thực phẩm, dược liệu cho con người. Rừng là tài nguyên xanh cho du lịch sinh thái. Rừng là không gian lưu truyền các báu vật văn hóa phi vật thể của nhân loại… Tiếp tục đọc “Ký sự 3 kỳ của Hoàng Thiên Nga- Chuyện về Rừng và Kiểm lâm”

32 y bác sĩ Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng nghỉ việc

VNE – Thứ ba, 23/6/2020, 00:00 (GMT+7)

Nhiều tháng không được nhận lương, phụ cấp và đóng bảo hiểm xã hội, 32 y bác sĩ 5 khoa, phòng Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng đã nghỉ việc.

Trong ngày 22/6, Bệnh viện giao thông vận tải Hải Phòng chỉ còn khoa khám bệnh và khoa chạy thận Nhật- Việt hoạt động, các khoa, phòng khác đóng cửa do 32 y bác sĩ nộp đơn nghi việc tự túc do nhiều tháng nay không được trả lương và phụ cấp. Ảnh: Giang Chinh
Trong ngày 22/6, Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng chỉ còn khoa Khám bệnh và khoa Chạy thận Nhật – Việt hoạt động. Ảnh: Giang Chinh.

Tiếp tục đọc “32 y bác sĩ Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng nghỉ việc”

Cuộc chiến giữ rừng Bắc Hải Vân

VNE  – Thứ năm, 11/6/2020, 00:00 (GMT+7)

 

T-5230-1564095978.png

ị dọa giết, bị đâm chém, bị đốt xe, lương tháng hơn ba triệu đồng, đội bảo vệ chuyên trách đôi khi phải đổ máu để giữ màu xanh của rừng.

12 giờ trưa 22/11/2019, một gia đình ba người xông vào trụ sở Ban quản lý rừng Bắc Hải Vân. “Trả bẫy cho tau”, Lê Hưng vừa đi vừa chửi tục, la lối, lăm lăm dao trên tay, theo sau là bà mẹ Trương Thị Vàng và ông bố Lê Thành – Đội phó Đội bảo vệ rừng Bắc Hải Vân Nguyễn Văn Lương nhớ lại. Tiếp tục đọc “Cuộc chiến giữ rừng Bắc Hải Vân”

Tìm nguyên nhân hơn 1.000 cuộc đình công trong 10 năm qua ở TP.HCM

LĐO | 

Một cuộc đình công của CNLĐ tại Huyện Bình Chánh. Ảnh Nam Dương

Một cuộc đình công của CNLĐ tại Huyện Bình Chánh. Ảnh Nam Dương

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động, dẫn đến đình công là liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.

TP.Hồ Chí Minh: 10 năm, xảy ra hơn 1.000 cuộc đình công  Tiếp tục đọc “Tìm nguyên nhân hơn 1.000 cuộc đình công trong 10 năm qua ở TP.HCM”

Dòng vốn FDI – những câu hỏi chưa lời đáp

Sau ba thập kỷ nhận dòng vốn nước ngoài, còn nhiều mặt trái mà Việt Nam chưa thể xử lý.

Xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, Bình Dương nhìn từ trên cao xuống có một bố cục điển hình của kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21.

Khung cảnh chụp từ vệ tinh được tạo thành từ 3 mảng chất liệu chính: mái tôn lớn, mái tôn nhỏ và đất nông nghiệp. “Mái tôn lớn” là những mảng tôn che các khối nhà xưởng rộng hàng nghìn mét vuông. Chúng là thành tố kinh tế cốt lõi của cả Tân Uyên và Bình Dương trong hơn một thập kỷ qua. Một phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI. Tiếp tục đọc “Dòng vốn FDI – những câu hỏi chưa lời đáp”

Tìm việc ở “chợ số 7”

Cập nhật lúc: 08:32, 12/11/2018 [GMT+7]

(Báo Quảng Ngãi)- Để tìm việc làm, đồng bào dân tộc thiểu số Hrê ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà… hằng ngày phải cuốc bộ hàng chục cây số để đến Km số 7, Quốc lộ 24, thuộc thôn Vạn Lý, xã Phổ Phong (Đức Phổ) để chờ người thuê đi làm.  Người dân ở đây quen gọi là “chợ số 7”, vì nó hình thành gần 20 năm qua…

Những phụ nữ Hrê đi tìm việc làm ở “chợ số 7”.
Những phụ nữ Hrê đi tìm việc làm ở “chợ số 7”.

Hơn 9 giờ sáng, chiếc xe ôtô 16 chỗ từ hướng huyện Ba Tơ chở theo hàng chục lao động dừng lại trước các hàng quán tại Km7, Quốc lộ 24. Họ đều là người Hrê đến để chờ người thuê đi làm  việc. Trong cơn mưa nặng hạt, vừa xuống xe, họ kéo nhau vào khu chợ ở bên cạnh mua gạo, muối, cá khô, nước mắm… Một người đàn ông cười giòn tan bảo: “Đây là phần lương thực dùng để ăn trong nửa tháng làm việc xa nhà sắp đến của tụi tôi”. Tiếp tục đọc “Tìm việc ở “chợ số 7””

Over 82% of strikes in Vietnam occur at FDI enterprises

Updated at Thursday, 08 Aug 2019, 17:25

The Hanoitimes The causes of the strikes are mainly interest disputes (accounting for 55.22%) and rights disputes (11.94%).

In the first six months of 2019, 67 strikes occurred at foreign-invested enterprises, accounting for 82.1% of the total in Vietnam, according to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

The number of strikes occurred mostly at South Korean, Taiwanese and Chinese enterprises in southern provinces of Vietnam such as Long An, Dong Nai, Binh Duong and Ho Chi Minh City.

Illustrative photo

Illustrative photo

Tiếp tục đọc “Over 82% of strikes in Vietnam occur at FDI enterprises”

Tiền lương không đủ sống và hệ lụy – Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam

Oxfarm – Báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy – Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” do Oxfam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Công nhân Công đoàn thực hiện nhằm mục đích xác định những khoảng trống cần được giải quyết để cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc cho công nhân ngành may mặc tại Việt Nam.

Báo cáo mô tả những phát hiện của nhóm nghiên cứu về tiền lương thực tế của công nhân may ở Việt Nam tại một số nhà máy may mặc, và tác động của tiền lương tới cuộc sống và gia đình họ. Báo cáo cũng xác định các thông lệ trong chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến thực trạng lương không đủ sống và những rào cản lương đủ sống trong nước. Tiếp tục đọc “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy – Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam”

Vén màn bí ẩn Thủy tùng

Ký sự Hoàng Thiên Nga

Nước ta đang sở hữu một loại báu vật cổ xưa duy nhất có trên toàn cầu, đó là 2 quần thể thủy tùng tự nhiên tuyệt đẹp, cực kỳ quý giá ở tỉnh Đắk Lắk. Sau hơn nửa thế kỷ rơi vào trạng thái vô sinh, lứa Thủy tùng đầu tiên được nhân giống bằng phương pháp đặc biệt đã sinh trưởng nhanh bất ngờ, hứa hẹn có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho đất nước, nếu …

Cán bộ nhân viên Ban quản ký Khu bảo tồn bên cây Thủy tùng 700 năm tuổi ở Ea Ran

Tiếp tục đọc “Vén màn bí ẩn Thủy tùng”

Vất vả nghề bán vé số dạo

Chú Sáu, 65 tuổi, quê ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long, vợ bị tai biến ở quê, lên Sài Gòn bán vé số dạo kiếm sống đã 3 năm. Ban đầu, chú xin vô bán vé số và lưu trú ở đại lý của anh Quân, gần trường ĐH Lạc Hồng, Biên Hòa. Rồi bị xe đụng gãy chân, chữa chưa lành hẳn chú đã chuyển qua 1- 2 đại lý khác ở Sài Gòn, Bình Dương. Hiện nay, mỗi ngày từ 2 giờ sáng chú đã thức dậy, đi bộ bán vé số từ Bình Dương về đến Sài Gòn (khoảng 30km), sẩm tối lại quay về Bình Dương. Tuy nhiên, có khi vì mệt quá chú ngủ lại ở ngôi chùa nào đó bên Gò Vấp khi đêm xuống, chứ không có sức đi bộ trở về cái đại lý ở Bình Dương liền trong ngày… Tiếp tục đọc “Vất vả nghề bán vé số dạo”

Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái”

26/12/2009 15:16 GMT+7

TTCTĐề tài nghiên cứu “Hệ thống phúc lợi ở TP.HCM với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” do TS Trần Hữu Quang làm chủ nhiệm đã nêu ra một vài số liệu như một bằng chứng về những “oan trái” mà giáo viên phổ thông đang phải đối diện. Xin giới thiệu một số dữ liệu nghiên cứu ghi nhận được.

P6jDZcz2.jpg
Một giờ dạy bồi dưỡng cho học sinh giỏi của thầy Nguyễn Đức Tấn – Ảnh: Như Hùng
FHOsc2lN.jpg
Cô Trịnh Thị Định, giáo viên Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, trong giờ dạy môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 10A15 với dụng cụ dạy học là những hạt đậu trắng, đen. Cách dạy của cô khơi gợi được cảm xúc và sự thích thú của học sinh – Ảnh: Như Hùng

Tiếp tục đọc “Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái””