Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn: Việt Nam bùng nổ mạnh ngành sản xuất hàng may mặc đã thực sự đem lại lợi ích cho phụ nữ?

Thanh xuân trong công xưởng

Bảo Uyên


Cả nước có hơn 2,4 triệu công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trong đó gần 70% là lao động nữ. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Năm 2017, dân mạng có một trào lưu đặt câu hỏi “Bạn dành cả tuổi thanh xuân để làm gì?”. Câu hỏi chỉ có một nhưng trả lời thì muôn hình vạn trạng. Có người “dành cả tuổi thanh xuân để yêu một người”, “dành cả thanh xuân chỉ để học”. Có người trả lời “dành cả tuổi thanh xuân để tìm chìa khóa xe” hay “dành cả thanh xuân để qua môn thể dục” để miêu tả một cách dí dỏm về sự vụng về, đãng trí dường như cố hữu của mình.

“Bạn dành cả tuổi thanh xuân để làm gì?”.

Với Xuyến, tôi đã hình dung ra câu trả lời cho chị. Nhưng Xuyến – cô gái 31 tuổi có hơn 10 năm bám trụ trong các xưởng may gia công ở Bình Dương, TPHCM và giờ làm công nhân trong một nhà máy sản xuất linh kiện điện thoại ở khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, liệu có khi nào đặt câu hỏi này cho mình?

Tiếp tục đọc “Thanh xuân trong công xưởng”

“Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”

04/11/2014 11:31

(NLĐO)- Đó là câu nói thách thức của một nhân viên kỹ thuật người nước ngoài làm việc tại công ty đóng trên địa bàn quận 12, TP HCM sau khi (CN) phản ứng cách quản lý hà khắc của công ty. Sự việc xảy ra cách nay chưa lâu.

“Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”

Cũng ở quận 12, TP HCM, cuối tháng 9-2014 tại Công ty TNHH SJ Globol, ông Kim Young Wan, quản lý người Hàn Quốc, đã chửi bới, xua đuổi và lao vào đòi đánh một số CN phản đối việc công ty không giải quyết quyền lợi khi họ nghỉ việc. Tiếp tục đọc ““Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?””

3.000 công nhân Cty Matrix Vinh ngừng việc tập thể: Cơm ca kém, định mức lao động cao

– 232 QUANG ĐẠI 9:24 AM, 04/10/2016


Công nhân tham gia buổi đối thoại đòi quyền lợi sáng 3.10.

Như giọt nước tràn ly, sáng 3.10, khoảng 3.000 CN (công nhân) Cty Matrix Vinh (Nghệ An) ngừng việc tập thể đòi quyền lợi. CN đề xuất 12 vấn đề bức xúc, trong đó có bữa cơm ca thấp, định mức lao động cao. Trước đó, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đã làm việc với Cty và có kiến nghị nâng bữa ăn ca, chăm sóc sức khỏe CN nhưng chưa được giải quyết kịp thời.

Tiếp tục đọc “3.000 công nhân Cty Matrix Vinh ngừng việc tập thể: Cơm ca kém, định mức lao động cao”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

Liêu xiêu nơi cuối Việt (2 kỳ)

Kỳ 1: Những ngôi làng vắng bóng phụ nữ

() – Số 59 HOÀNG VĂN MINH – HỮU DANH – 7:36 AM, 16/03/2015


Ngày càng có nhiều đàn ông miền Tây ở nhà chăm con, làm việc nhà… để vợ đi làm xí nghiệp. Ảnh: H.V.M

Sau khi báo Lao Động số ra ngày 8.10.2014 đăng loạt phóng sự “Đi làm từ 3h sáng”, kể về thân phận những người phụ nữ ở nhiều địa phương miền Tây phải thức dậy từ khuya để đón xe lên Sài Gòn làm công nhân, nhiều bạn đọc hỏi đầy bức xúc: Vậy chồng của những phụ nữ đó làm gì trong khi vợ vắng nhà? Chúng tôi ngược về miền Tây cuối Việt. Câu hỏi “đang làm gì” hóa ra không dễ trả lời trước thực trạng “liêu xiêu” từ con người cho đến kết cấu xã hội…

Kết cấu xã hội ở miền Tây đã và đang bị phá vỡ từ những gia đình. Bây giờ ở Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Tây Ninh…, đến đâu chúng tôi cũng gặp những ngôi làng ban ngày chỉ toàn đàn ông bởi phụ nữ bận “đi làm xí nghiệp” để kiếm tiền, tức làm công nhân cho một công ty nào đó ở Long An, Sài Gòn, Tây Ninh… Trong lúc ngược lại các ông chồng cam chịu ở nhà đi chợ, nấu cơm, chăm lo nhà cửa… Tiếp tục đọc “Liêu xiêu nơi cuối Việt (2 kỳ)”