Vụ nổ súng chết người tại Đắk Nông: Nguyên cớ nóng bỏng chuyện tranh chấp đất đai

Chuỗi bài gồm có:

  • Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
  • Bình Phước: Gỡ rối do cưỡng chế quá đà – 2 kỳ
  • Bình Phước: Máu đổ khi công an cưỡng chế đất bị dân đâm
  • Bình Phước: Cưỡng chế quá đà, dân nghèo thêm khổ
  • Tranh chấp đất rừng 3 người bị bắn chết, mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

***

TP – Ngày 24 tháng 10 năm 2016

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông

Tối 23/10, ông Đoàn Hồng Quân – Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho biết, hiện trường vụ nổ súng thuộc địa bàn xã Quảng Trực chứ không phải xã Đắk Ngo như thông tin ban đầu.

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu.

Theo ông Đoàn Hồng Quân, khoảng 8 giờ ngày 23/10, khi lực lượng cán bộ bảo vệ rừng của Công ty TNHH Long Sơn đang dùng máy ủi để san ủi đất rẫy tại tiểu khu 1536 thì xảy ra tranh chấp với một số người dân địa phương.

Sau đó, có thêm nhiều người kéo đến hiện trường, trong đó có một số người mang theo gậy gộc, dao, rựa và súng tự chế. Khi sự việc trở nên căng thẳng, một số người mang súng tự chế đã bắn đạn hoa cải vào lực lượng của Công ty TNHH Long Sơn. Sau khi gây án, nhóm người nổ súng đã trốn khỏi hiện trường.

Chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng đưa những người bị thương đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Tuy Đức, một số người được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Đến nay, vẫn còn 3 trường hợp bị thương đang ở trong tình trạng rất nguy kịch.

Danh sách 3 người tử vong:

  1. Dương Văn Tiến (SN 1992, trú tại tỉnh Ninh Thuận)
  2. Điểu Vinh (SN 2000, trú tại tỉnh Bình Phước)
  3. Điểu Tào (SN 1991, trú tại tỉnh Bình Phước).

Danh sách các nạn nhân bị thương:

  1. Nguyễn Thanh Hùng (SN 1998, trú tại tỉnh Trà Vinh)
  2. Điểu An (trú tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước)
  3. Điểu Ka (trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)
  4. Điểu Duy
  5. Điểu Hồng (SN 1999, trú tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước)
  6. Điểu Thành (SN 1997, trú tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước)
  7. Điểu Dân (SN 1997, trú tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước)
  8. Điểu Đông (SN 1997, trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)
  9. Điểu Tư (SN 1995, trú tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước)
  10. Lê Phi Thông
  11. Lại Minh Hưng (SN 1998, trú tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước)
  12. Kim Hùng Vương (SN 1998, trú tại thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai)
  13. Lê Anh Nghĩa (SN 1998, trú tại Long Hưng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước)
  14. Điểu Tăng (SN 1999, trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)
  15. Đặng Ngọc Chính (SN 1986, ngụ xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước)

 

***

 

 

BÌNH PHƯỚC : GỠ  RỐI  DO CƯỠNG CHẾ QUÁ ĐÀ

 

Phóng sự điều tra 2 kỳ của Hoàng Thiên Nga

 

Ngày 27/10/2009 UBND tỉnh Bình Phước công bố kết luận sau buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh cùng 120 người dân tại huyện Phước Long, với sự quan sát của đại diện Thanh Tra Chính Phủ, nhen hy vọng cho nhiều hộ dân nghèo trắng tay sau các cuộc cưỡng chế rầm rộ do tỉnh tổ chức, nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

 

Kỳ I- Bất cập trong cuộc chiến bảo vệ rừng

 

Yếu kém quy hoạch nên lẫn lộn thật- giả

Không lâu sau ngày đất nước thống nhất, hàng trăm lâm trường được thành lập trên khắp các tỉnh thành phía Nam với chức năng quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng. Tuy nhiên, cơ chế quản lý không hiệu quả khiến phần lớn diện tích thuộc các lâm trường, sau đó chuyển thành các Ban Quản lý Rừng Phòng hộ ( BQLRPH) bị tàn phá bằng đủ mọi cách.Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Bình Phước phải tổ chức nhiều đợt cưỡng chế rầm rộ để thu hồi đất lâm nghiệp bị xâm lấn trái phép. Sau đó, phát sinh nhiều cuộc khiếu nại dai dẳng của nhiều thành phần mà trong số đó, ngoài những kẻ cơ hội “vừa phá vừa la”, nhiều trường hợp có dấu hiệu cưỡng chế oan sai. Về vấn đề này, báo Tiền Phong đã đăng các bài “Tranh đất trồng rừng khi mất hết rừng” ( ra ngày 27/10-2/11/2008) và “Thành tội phạm do mất đất trồng rừng” (ra ngày 25/11/2008) với quan điểm cần bảo vệ lợi ích chính đáng cho đồng bào bản địa.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều chuyến đi thực tế điều tra lại hàng chục buôn làng có đơn thư gửi đến Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, đồng thời gặp gỡ,  trao đổi với lãnh đạo các huyện  Phước Long, Bù Đăng và tỉnh Bình Phước. Công văn số 421 ngày 13/7/2009 do ông Phạm Công, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Phước ký gửi Tổng Biên tập báo Tiền Phong để trả lời chất vấn của phóng viên, cho biết phần lớn đất đai tịch thu được đã chia cho các dự án kinh tế. Cụ thể, trong 13.820 hecta đất mà tỉnh thu hồi chỉ có 1.950 ha cho chủ rừng trồng lại rừng, còn 9.532 ha giao cho các tổ chức kinh tế, 1.046 ha để bố trí đất ở và đất sản xuất cho đồng bào theo chương trình 134, 1.291 ha để cấp cho những đối tượng đã mất hết đất sản xuất,  đời sống khó khăn sau khi bị cưỡng chế (!)

Tìm trong nguồn tài liệu lưu trữ tại những cơ quan liên quan như Thanh tra Nhà nước, Chi cục định canh định cư và Kinh tế mới, hỏi các cựu giám đốc lâm trường để tìm hiểu từ trước đến nay, khi quy hoạch lâm trường, nhà chức trách có chừa ra diện tích sở hữu truyền đời của các làng buôn ? Chúng tôi được biết: Những năm sau ngày giải phóng, các lâm trường hình thành đơn giản bằng chỉ thị, khoanh vẽ sơ sài chứ không hề định vị đo đếm chặt chẽ theo nguyên tắc quy hoạch, nên chu vi lâm trường bao trùm cả buôn sóc, và đôi bên cứ thế chung sống hòa bình suốt nhiều năm.

Chính vì thế, đồng bào các buôn sóc, trong đó có cả địa danh nổi tiếng như sóc Bom Bo từng đóng góp hy sinh cho cách mạng trong kháng chiến, suốt nhiều năm vẫn hồn nhiên nói theo cán bộ là rẫy mình nằm ở tiểu khu A, tiểu khu B, không ngờ có lúc cái gọi là tiểu khu ấy khiến họ bị xếp chung vào đội hình của những kẻ mua bán lấn chiếm trái phép đất rừng để trục lợi, như công văn 421 khẳng định: Tất cả các hộ dân bị cưỡng chế thu hồi mà báo đề cập đều sử dụng đất lâm nghiệp trái phép.

            Những vô lý trong công tác quy hoạch không chỉ xảy ra từ 30 năm trước, mà đến nay vẫn tiếp diễn. Ví dụ gần đây một số khu kinh tế quốc phòng được thành lập, diện tích trùm luôn lên các BQLRPH. Như vậy, có những khoảng đất bị chồng chất quyền sở hữu của 3 chủ : đồng bào bản địa, BQLRPH, Khu KTQP. Thử hỏi, tránh sao khỏi phức tạp mỗi khi nảy sinh tranh chấp ?

 

Nỗi khổ của đồng bào mất rẫy

 

Điểu Nhâm sinh năm 1957, 14 tuổi đã tham gia cách mạng, phục vụ nhiều năm trong ngành công an. Từ năm 1986 Điểu Nhâm  nghỉ chế độ, tự túc làm rẫy trồng điều cùng đồng bào buôn Bu Xốp, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Những đợt cưỡng chế rầm rộ do tỉnh, huyện tổ chức đã phá luôn nhiều rẫy điều nuôi sống buôn Bu Xốp. Đồng bào cử Điểu Nhâm làm đại diện thay mặt họ đi tìm ông Nhà nước hỏi cho ra lẽ! Điểu Nhâm 3 lần khăn gói ra Hà Nội, lần nào cũng được cán bộ văn phòng Chính phủ cấp văn bản hướng dẫn về hỏi huyện và tỉnh. Chạy xe máy 30km ra huyện Bù Đăng, 80km ra tỉnh Bình Phước gần hai chục lần, lần nào cũng nghe cán bộ huyện bảo huyện không có thẩm quyền trả lại đất, cán bộ tỉnh bảo việc này thuộc trách nhiệm của huyện. Không cách nào gặp được người có thẩm quyền để nghe trả lời dứt khoát, giữa tháng 10/2009 làng nọ rủ làng kia hàng trăm người kéo xuống Cục 3 Thanh tra Chính phủ tại TP Hồ Chí Minh để kêu.

Nhiều lần nhận đơn thư kêu cứu từ buôn Bu Xốp, phóng viên báo Tiền Phong tới tận nơi điều tra. Tại nhà Điểu Nhâm, rất đông đồng bào chờ sẵn, thiết tha mời nhà báo ra hiện trường xem những gốc điều to bị ủi chỏng chơ to chật vòng tay người lớn để chứng minh không phải họ mới phá rừng trồng điều mấy năm gần đây. Riêng một cụ già tóc bạc phơ ngồi ngoài thềm lặng im buồn bã. Đó là già làng Broi tuổi ngoài bảy mươi, từng được Nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì và có 1 em trai hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau khi đoàn cưỡng chế tràn qua, cán bộ xã bảo ông là Đảng viên phải làm gương, nếu không chịu ký nhận vào danh sách tái định cư sẽ bị bắt đi cải tạo. Ông sợ quá đành rút tên khỏi danh sách khiếu nại. Ông hỏi: Nhà báo xem việc họ buộc tôi phải đổi cả 2 hecta điều sắp thu hoạch lấy 3 sào đất và 5 triệu đồng là đúng hay sai ?

Nhiều hộ dân ở thôn 4 xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng cũng rơi vào thảm cảnh tương tự. Đất đai, nhà cửa của đồng bào thuộc sơ đồ tiểu khu 202 thuộc BQLRPH Đồng Nai, tiểu khu 144 thuộc BQLRPH Bom Bo, tiểu khu 269 thuộc BQLRPH Thống Nhất và Nông-Lâm trường Đồng Nai, đều bị giải tỏa trắng.

Ông Điểu Ơi ở thôn Đăk U xã Phú Nghĩa, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước có 6 ha đất trồng điều từ năm 1985-1987 trên những khoảnh rẫy luân canh, tạo nguồn sống cho 7 khẩu trong gia đình. Tháng 5/2006, đoàn cưỡng chế gần 400 người ồ ạt kéo đến chặt sạch rẫy điều và dỡ bỏ hết nhà cửa của gia đình ông. Từ đó tới nay Điểu Ơi đi làm thuê, ngày nào được thuê mới kiếm được 30- 60 nghìn đồng tiền công nên cả nhà quanh năm túng bấn. Điểu Chắc cũng có 5 ha trồng điều từ năm 1995 đến năm 1999, bị thu hết 2,3 ha. Diện tích điều còn lại năng suất kém, mùa này hái phơi xong chỉ được 2 tạ hạt, chẳng biết xoay xở cách nào để gia đình đủ sống tới mùa sau.

Các già làng thôn Đắk U, xã Phú Nghĩa, huyện Phước Long tại rẫy điều còn lại – Ảnh: H.T.N

Hàng trăm hecta nương rẫy của các hộ đồng bào dân tộc Stiêng ở thôn Bù Gia Phúc, thôn Đăk U xã Phú Nghĩa, và thôn Bù Ka, thôn 4 xã Đăk Ơ huyện Phước Long, cùng chung số phận, khi chính quyền địa phương cho rằng nguồn gốc những nương rẫy này đều là đất thuộc diện bị cưỡng chế. “Trước đây nhờ trồng điều mà bà con có cái ăn cái mặc. Giờ thì nhà không có mà ở, cái ăn cũng chẳng còn!”, già làng Điểu Giấp thôn 4 buồn bã than.

Mất nguồn sống,  đồng bào quay lại tái chiếm phần đất vừa bị thu nên tiếp tục bị tái cưỡng chế, nhà cửa bị đập phá, đốt dỡ mấy lần, đành chấp nhận trở thành kẻ làm thuê ngay trên những khoảnh rẫy cũ. Chủ mới thành phần đa dạng, là cá nhân hoặc tập thể, là những đơn vị chức năng chính vốn không phải là quản lý bảo vệ rừng, như Phòng Dân tộc Tôn giáo, Phòng Kinh tế, Trung tâm khuyến nông, Hạt Kiểm lâm, Huyện đội, Công an… Chủ mới thuê dân nghèo trồng điều, trồng cao su trên những lô cao su và điều vừa bị ủi trắng. Có kẻ chạy sao đó mà được chia đất, rồi lòng vòng bán đất cho những khổ chủ vừa bị cưỡng chế thu hồi !

 

H.T.N. ( còn tiếp)

 

 

 

BÌNH PHƯỚC : GỠ  RỐI  DO CƯỠNG CHẾ QUÁ ĐÀ

 

Phóng sự điều tra 2 kỳ của Hoàng Thiên Nga

 

Kỳ II : Quy trình lập lại trật tự đầy kẽ hở

 

Nhiều sai phạm, chưa giám sát chặt chẽ

Chỉ thị số 33 ngày 12/5/2005 của Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo : Kiên quyết thu hồi đất rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; Nhổ bỏ đối với cây trồng trên đất lâm phần bị lấn chiếm từ đầu năm 2004 đến nay; Đối với những diện tích đã trồng cây từ trước 2004 nằm trong quy hoạch các dự án đã được phê duyệt thì tiến hành thu hồi có đền bù thành quả lao động trên đất … Tuy nhiên khi cưỡng chế, nhiều diện tích cây trồng từ lâu trước năm 2004, hoặc không thuộc quy hoạch các dự án cũng bị phá sạch.

Trong biên bản kiểm tra xác minh nội dung khiếu nại của 14 hộ dân tại thôn Bù Ka, xã Đăk Ơ huyện Phước Long, phía đại diện chính quyền xác nhận “: Toàn bộ diện tích đất đoàn cưỡng chế thu hồi ngày 13/5/2006 đã tiến hành trồng cao su, nên đến nay tổ kiểm tra không xác định được cây trồng và thành quả trên đất bị thu hồi, không xác định được diện tích đất của từng hộ (!) Có nghĩa là chưa điều tra khảo sát, trao đổi thương lượng với người dân, đoàn cưỡng chế vẫn chặt phá tài sản của họ. Biên bản cũng ghi rõ trên đất rẫy cũ đã bị thu hồi, vẫn còn sót lại những gốc điều bị ủi bật rễ và một số cây điều còn sống, đường kính gốc từ 15-25 cm. “Có cây điều nào trồng năm 2004 mà lớn nhanh như thế không? Vườn điều này tôi trồng lâu rồi sao lại chặt đi ? ” Điểu Hai bức xúc hỏi, không ai trả lời !

Điểu Nhâm ở thôn 4, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng có 5 ha đất bị thu hồi nhưng chỉ được ghi vào danh sách thu hồi là 3,5ha, với đề nghị hỗ trợ cây trồng 54 triệu đồng và 1,5 ha đất tái định canh. Ông không chịu nhận khoản hỗ trợ ít ỏi này, vì : “Đồng bào không cần tiền, chỉ cần đất sản xuất. Chừng này đất, cải gia đình mười mấy người như nhà tôi làm sao đủ sống ? ”

Trong 1 công văn trả lời kiến nghị của dân, Chủ tịch UBND huyện Phước Long Trương Duy Điểu khẳng định : Toàn bộ diện tích đất thu hồi nhà nước sẽ giao cho các đơn vị, doanh nghiệp trồng rừng và đặc biệt ưu tiên giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất trên địa bàn huyện, tuyệt đối không giao diện tích thu hồi cho bất cứ 1 cán bộ, cá nhân nào sử dụng. Thế nhưng, chỉ một thời gian sau đó, tình trạng mua bán đất trái phép đã diễn ra nhộn nhịp ngay trên những vạt rẫy cũ của đồng bào bị cưỡng chế. Tiêu biểu là vụ bán 3 ha rẫy cao su mới trồng tại tiểu khu 30 thuộc lâm trường Đắk Mai với giá 330 triệu đồng có chữ ký và con dấu giám đốc DNTN Thanh Hải. Báo cáo số 60 ngày 27/9/2007 của đoàn Kiểm tra 1679 về việc quản lý, sử dụng đất sau thu hồi tại huyện Phước Long còn cho thấy nhiều vùng đất thu hồi đã bị thực hiện sai vị trí, vượt diện tích, giao đất sai đối tượng, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thậm chí có 5 cán bộ công an được cấp tới 20,3 ha đất.

Suốt 4 năm qua tỉnh Bình Phước đã tổ chức nhiều đợt cưỡng chế, tái cưỡng chế theo kịch bản  tương tự như sau : Lực lượng 394 người chia làm 4 tổ : tổ tuyên truyền vận động, tổ cưỡng chế, tổ cấp cứu, tổ chặt hạ, do Chủ tịch huyện làm trưởng đoàn, đi trên 25 ô tô, 50 mô tô, 15 xe ủi, 7 xe cải tiến, 1 xe cứu thương, sử dụng 15 cưa máy và nhiều loại công cụ hỗ trợ khác như gậy cao su, gậy tầm vông, bộ đàm, dây dù… toàn bộ kinh phí phục vụ công tác cưỡng chế do chủ đầu tư chi trả. Trước sức mạnh không ngăn nổi của lực lượng cưỡng chế hùng hậu, chủ rẫy chỉ bất lực ôm mặt khóc.

Đợt chặt cây, ủi rẫy, dỡ nhà đầu tiên thực hiện từ tháng 5/2006, mãi tới tháng 11/2008 UBND huyện Phước Long mới lập kế hoạch “ Đầu tư dự án định canh định cư tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010” cho 447 hộ tại 2 xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập với tổng vốn gần 17 tỷ đồng. Chưa có tiền ngân sách, huyện tạm ứng vốn từ các nhà đầu tư. Việc cày ủi, san lấp mặt bằng tại tiểu khu 42 thuộc BQLRPH Đắk Ơ và Đắk Mai cách nơi ở cũ của đồng bào hàng chục cây số đã xong nhưng danh sách cấp đất vừa lập đã phát sinh khiếu nại kiện cáo rằng không đúng người, không đúng đối tượng nên đến nay đất dự án vẫn chưa được chia !

 

Gỡ không hết rối

Từ năm 2007, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký Quyết định số 57 yêu cầu thu bớt đất của các nông lâm trường giao lại cho các địa phương. Nếu chủ trương hợp lòng dân này được kịp thời triển khai nghiêm túc tại Bình Phước thay cho những đợt tái cưỡng chế đầy sơ hở, có lẽ đã khắc phục được phần nào sai phạm đáng tiếc, xáo trộn nghiêm trọng cuộc sống người dân.

Tại UBND huyện Bù Đăng, Chủ tịch huyện Nguyễn Anh Hoàng tiếp chúng tôi, khẳng định : Hộ nào bị thu hồi mà không còn đất sản xuất sẽ được các xã kiểm tra xác minh để giải quyết cấp đất theo chính sách 134. Huyện sẽ lưu ý thẩm tra kỹ những địa chỉ đáng chú ý mà các nhà báo nêu ra nêu ra để tránh xử lý oan sai. Chương trình 134 đang triển khai còn gặp khó khăn do các chủ đất cũ gây áp lực thậm chí ngăn cản không cho chủ đất mới sản xuất. Nếu thực hiện xong chương trình 134 sẽ không còn hộ dân nào thiếu đất (!)

Sau buổi đối thoại có sự chứng kiến của ông Nguyễn Đức Kỳ, cán bộ Thanh tra Chính phủ tại huyện Phước Long, ông Trương Tấn Thiệu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước kết luận : 1, Lập Tổ công tác đặc biệt (TCTĐB) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân 2 xã Đắk Ơ, Phú Nghĩa. 2, Giao cho UBND huyện Phước Long, mà sau ngày 1/11/2009 chia tách thành huyện Bù Gia Mập, khai hoang diện tích đất rừng nghèo kiệt để bố trí đất sản xuất cho người dân thiếu đất sản xuất vì bị thu hồi. 3, Đất xâm canh, lấn chiếm trước năm 2004 nếu thu hồi giao sai đối tượng hoặc chưa sử dụng thì xem xét để giao khoán lại, được hỗ trợ bồi thường cây trồng theo quy định bằng cách người dân tự chứng minh và đối chất với BQLR có sự chứng kiến của TCTĐB. 4, Giao cho TCTĐB làm rõ những cán bộ có hành vi lợi dụng thu hồi đất để chia chác, sử dụng sai; Yêu cầu người dân tố giác, giúp đỡ TCTĐB làm tốt nhiệm vụ được giao v.v…

Như vậy, tới nay đã có thể thấy rõ những cái được và chưa được của các đợt cưỡng chế diễn ra tại một số huyện của tỉnh Bình Phước: Cái được lớn nhất là làm chùn tay những kẻ xâm lấn và mua bán trái phép đất rừng, phần nào lập lại trật tự trong việc quản lý bảo vệ rừng. Nhưng nhiều cái chưa được, là việc tổ chức cưỡng chế thiếu chuẩn bị điều tra chu đáo, chưa tính hết hậu quả nghiêm trọng của việc đẩy hàng nghìn hộ dân vào hoàn cảnh đói khổ do bị hủy hoại tài sản, không giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất sau thu hồi, trả lại cho rừng chỉ một phần nhỏ diện tích nhưng sau đó lại chấp nhận mất thêm nhiều diện tích rừng khác, tốn kém thêm những khoản ngân sách lớn để giải quyết hậu quả làm sai. Tất nhiên, cách xử lý tiếp theo phần nào mang tính “ chữa cháy”, khó khắc phục hết những sai sót đã gây ra. Ví dụ: Ngân sách sao đền bù cho đủ công sức, vốn liếng và sự bình yên trong cuộc sống những hộ dân đã bị cưỡng chế oan sai ? Trong việc thu lại những diện tích đất đã cấp sai đối tượng, ví dụ trường hợp cấp 20,3 hecta đất rẫy thu của đồng bào cho 5 cán bộ ngành công an, ai chịu trách nhiệm bồi hoàn khoản đầu tư thuê người trồng cao su cho các chủ mới ?

Kết quả hình ảnh
Chỗ bị giải tỏa này là nghĩa địa cũ của làng Busar

Điều cần phải cảnh báo: Khi triển khai, các dự án tái định cư sẽ cấp nhà ở và đất sản xuất mỗi hộ bình quân 1 hecta. Chưa kể khoảng cách quá xa từ nơi ở đến chỗ đất được chia sẽ gây rất nhiều khó khăn cho đồng bào nghèo nhận đất, mà điều bất cập lớn hơn, là với lối canh tác truyền thống lạc hậu và các loại cây trồng năng suất quá thấp của đồng bào địa phương, nếu không có sáng kiến hay giải pháp mang tính đột phá tích cực nào từ công tác khuyến nông, thu nhập của đồng bào bản địa từ 1 hecta đất chắc chắn không đủ nuôi sống mỗi gia đình, và hậu quả lẩn quẩn của sự nghèo đói tất yếu tiếp tục dẫn đến phạm pháp, phá rừng.

 

H.T.N

 

 

***

 

Bình Phước: Máu đổ khi công an cưỡng chế đất bị dân đâm

 

 

Cưỡng chế đất, người dân bị bắn, công an bị đâm thủng bụng
Hiện trường xảy ra vụ xô xát – Ảnh: C.P.

VNTB – Một lực lượng công an đi theo đoàn cưỡng chế đã nổ súng và dùng dùi cui điện để trấn áp một gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Bình Phước và gặp phải sự chống tra quyết liệt.

Một người đàn ông bị công an dí dùi cui điện vào người đã dùng dao đâm thủng bụng một thượng úy công an.

Sự việc xảy ra sáng ngày 15 tháng 9, khi đoàn cưỡng chế thi hành án dân sự huyện Phú Riềng đến thu hồi tài sản của bà Lý Thanh Luân, 50 tuổi, ngụ tại xã Long Bình. Truyền thông trong nước cho biết trong số tài sản bị cưỡng chế của bà Lân gồm có diện tích 4,500 mét vuông đất trồng cây lâu năm. Do không đồng ý với quyết định cưỡng chế của nhà cầm quyền huyện, hàng chục người thân của bà Luân kéo đến giúp bà chống lại đoàn cưỡng chế. Các công an viên đi cùng đoàn đã sử dụng bạo lực để trấn áp những người chống trả. Anh Dũng Văn Hai, 29 tuổi, bị Thượng úy Lê Xuân Mạnh, 32 tuổi, dùng dùi cui điện dí vào người. Để chống lại, anh rút dao đâm thủng bụng Thượng úy Mạnh. Một công an viên khác đã nổ súng bắn anh của Hai là Dũng Văn Quang bị thương, đồng thời các công an viên khác tiếp tục mạnh tay ra đòn với những người còn lại.

Tin cho hay, Thượng úy Mạnh sau khi bị đâm thủng bụng đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Anh Dũng Văn Quang cũng được người thân đưa đi cấp cứu. Nhà cầm quyền huyện không công bố danh tính công an viên đã nổ súng bắn dân. Hôm Thứ Bảy 17/09, công an tỉnh Bình Phước cho biết đã bắt giữ bảy người bà con của bà Lý Thanh Luân. Theo báo Tuổi Trẻ, trước đây bà Luân bị một người hàng xóm kiện vì vay tiền không trả, nhưng họ đồng ý thỏa thuận với nhau ngoài tòa. Không ngờ nhà cầm quyền địa phương đưa mảnh đất 4,500 mét vuông của gia đình bà Luân ra bán đấu giá. Nhà cầm quyền huyện mới đây ra quyết định cưỡng chế để giao đất cho người mua đấu giá. Hiện chưa rõ danh tính và gốc gác của người được cho là đã mua được mảnh đất mà chủ nhân không hề có ý định bán.

Huy Lam / SBTN

***

 

BÌNH PHƯỚC :

        

CƯỠNG CHẾ QUÁ ĐÀ, DÂN NGHÈO THÊM KHỔ

 

Thực hiện chủ trương quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, từ năm 2006 đến nay lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo một số huyện tổ chức nhiều đợt cưỡng chế rầm rộ, thu hồi hàng nghìn hecta đất ở và đất sản xuất của hàng trăm hộ dân. Những sai phạm nảy sinh trong quá trình thu hồi, sử dụng đất khiến người dân bức xúc, khiếu nại kéo dài.

 

Kẽ hở của cuộc chiến bảo vệ rừng

Không lâu sau ngày đất nước thống nhất, hàng trăm lâm trường được thành lập trên khắp Tây Nguyên với chức năng quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng, có khai thác và trồng mới.

Rừng phòng hộ Bù Gia Phúc đã thành lập từ lâu, được cấp sổ đỏ 19/3/2003 gồm 18.000 ha, bao trùm lên diện tích canh tác của đồng bào dân tộc tại chỗ và đồng bào di cư tự do. Năm 1999 dân DCTD từ các tỉnh lân cận đổ về từ Bù Đăng đến Phước Long, Bình Phước . Nhiều người như ông Triệu Văn Thắng, Nguyễn Văn Thủy, Khằm Thanh Sơn mua lại đất đã phát hoang ở thôn Cây Da xã Phú Văn trồng điều từ năm 2002, bị ủi sạch, xin được bồi hoàn thành quả lao động.

+ 1993 dân DCTD ồ ạt đổ vào tỉnh Sông Bé. Từ 1/1/1997 tỉnh Sông Bé tách thành tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Cơ chế lỏng lẻo về QLBV rừng khiến tất cả các vùng rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đều bị xâm lấn.

– QĐ 57/2007 PTT Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu thu bớt đất của các nông lâm trường giao lại cho các địa phương quản lý. Phước Long : Trương Duy Điểu, trưởng ban cưỡng chế thu hồi đất ngày 18+19/5/2006 tại thôn Cây Da . CVP Hội đồng + UB huyện Võ Sư. Cưỡng chế : Đập, dỡ, đốt, làm đi làm lại mấy lần. Làn sau ngày 27/6/2007 mấy chục hộ bị chuyển qua khu tái định cư ở tổ 5 thôn Cây Da, trên phần đất khoảng 5 ha  nguyên là vườn điều trồng năm 97, 98  của anh em nhà Lê Văn Đủ, Lê Văn Cường, cho mỗi hộ 3 triệu đồng ra dựng nhà trên lô đất 350-400m/thổ cư/ triền dốc. Chia 64 hộ nhưng thực tế chỉ có 47 hộ, đi làm thuê khắp nơi. Mỗi sáng từ 6-7h Cty 27/7 cho xe bồn tới cấp nước, dân xếp hành hứng nước xả ra từ vòi, ai chậm là hết. Đắk Ơ cách thôn Cây Da 7-8 km.

– Cây cầu hỏng : tên Cầu Mới , Cty 610 của Bà Rịa- Vũng Tàu lên làm cầu từ ngày có Thủy điện Thác Mơ khoảng năm 1994, bắc ngang sông Đắk Lung thượng nguồn sông Bé.

– Bệnh viện Nhân Ái trên đất của Cty Cao su Hùng Vương. Hơn 20 năm trước Sở Y tế TP HCM lên lập Trung tâm cai nghiện trọng điểm, khoảng năm 2005 đổi thành BV.

– Mì tươi : Tổ 6 thôn Cây Da xã Phú Văn huyện Phước Long. Mì của các chủ đất mới nhận trồng rừng từ đất điều cũ của dân. Đường ĐT 750, khu tái định cư cách chỗ cân mì 1 con dốc, rẽ phải đường đất rộng 10m. Không điện không nước không việc làm từ cuối T6/2007 tới giờ. Nghe nói có chủ trương dời dân tái định cư tổ 5 đi tiếp, chưa rõ đi đâu.

– *  Kế hoạch số 23 ngày 2/3/2009 về việc cưỡng chế giải tỏa đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép tại tiểu khu 202 nông lâm trường Đồng Nai huyện Bù Đăng . Diện tích : 225,3 ha. Lực lượng : 394 người chia làm 4 tổ : tổ tuyên truyền vận động, tổ cưỡng chế, tổ cấp cứu, tổ chặt hạ, do Chủ tịch huyện làm trưởng đoàn, đi trên 25 ô tô, 50 mô tô, 15 xe ủi, 7 xe cải tiến, 1 xe cứu thương, sử dụng 15 cưa máy và nhiều loại công cụ hỗ trợ khác như gậy cao su, gậy tầm vông, bộ đàm, dây dù… toàn bộ kinh phí phục vụ công tác cưỡng chế do chủ đầu tư chi trả.

* Kế hoạch số 36 ngày 3/4/2009 về thu hồi, cưỡng chế giải tỏa đất lâm nghiệp bị tái lấn chiếm trái phép đợt 2 năm 2009. Đối tượng : Đất lâm nghiệp xâm canh bị tái lấn chiếm từ 2006 tới nay. Đoàn cưỡng chế cũng 394 người, do phó Chủ tịch huyện làm trưởng đoàn, chia làm 5 tổ, so với lần trước có thêm tổ áp giải. Kinh phí cưỡng chế do ngân sách huyện cấp, thực hiện từ 9/4 đến 15/4.

– Họp dân tối 30/4/2008 , Tổ trưởng tổ vận động quần chúng huyện Điểu Hà Hồng Lý chủ trì, họp với bà con thôn 4 xã Đồng Nai. Đồng bào ý kiến : Nhiều năm liên tục bà con chấp hành giao lại đất đã xâm canh, nhưng thấy thu hồi xong lại giao cho người Kinh từ nơi khác đến làm kinh tế là không công bằng; Sắp tới lại giao đất cho Cty tư nhân, trong khi cuộc sống đồng bào chỉ biết dựa vào đất để làm ra lương thực có cái ăn, cho con cái học hành biết cái chữ; Kiến nghị Đảng, nhà nước tạo điều kiện cho bà con dân tộc bản địa tham gia cách mạng từ cha ông tới nay có vườn rẫy ổn định để xây dựng bản soóc giàu đẹp. Nếu nhà nước cứ kiên quyết thu hồi diện tích đã xâm canh… chúng tôi thà chết tại cái rẫy đã làm còn hơn là sống mà không còn vườn rẫy để làm ăn. Nếu tỉnh, huyện không quan tâm thì chúng tôi chết và di cư về Lâm Đồng… Bà Hồng Lý đại diện tổ công tác khuyên bà con bình tĩnh đừng làm trái chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Bà hứa sẽ báo cáo lại với lãnh đạo huyện.

           

Nỗi khổ của đồng bào bị thu hồi đất

Ông Điểu Ơi ở thôn Đăk U xã Phú Nghĩa, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước từ năm 1997- 2000 khai phá được 6 ha đất rẫy để trồng điều, tạo nguồn sống cho 7 khẩu trong gia đình. Tháng 5/2006, đoàn cưỡng chế gần 400 người ồ ạt kéo đến chặt sạch rẫy điều và dỡ bỏ hết nhà cửa của gia đình ông.

Hàng trăm hecta nương rẫy của các hộ đồng bào dân tộc Stiêng ở thôn Bù Gia Phúc, thôn Đăk U xã Phú Nghĩa, và thôn Bù Ka, thôn 4 xã Đăk Ơ huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước cùng chung số phận, khi chính quyền địa phương cho rằng nguồn gốc những nương rẫy này đều là đất lâm trường, thuộc diện bị cưỡng chế.

Không có đất ở, đất sản xuất, đồng bào lâm vào tình trạng khó khăn, túng quẫn. “ Trước đây nhờ trồng điều mà bà con có cái ăn cái mặc. Giờ thì nhà không có mà ở, cái ăn cũng chẳng còn! ”, già làng Điểu Giấp thôn 4 buồn bã than.

Nhiều hộ dân ở thôn 4 xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng cũng rơi vào thảm cảnh tương tự. Đất đai, nhà cửa tạo dựng từ lâu đời của đồng bào rơi vào sơ đồ tiểu khu 202 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai, tiểu khu 144 thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Bom Bo, tiểu khu 269 thuộc Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Thống Nhất và Nông -Lâm trường Đồng Nai, nên đều bị giải tỏa trắng.

Mất quyền sở hữu rẫy nương, đa số đồng bào tự kiếm sống bằng cách trở thành kẻ làm thuê ngay trên thửa đất đã bị thu hồi của mình để cấp cho những chủ nhân mới. Chủ mới thành phần đa dạng, trong đó có những cá nhân đơn vị chức năng chính vốn không phải là quản lý bảo vệ rừng, như Phòng Dân tộc Tôn giáo, Phòng Kinh tế, Trung tâm khuyến nông, Hạt Kiểm lâm, Huyện đội, Công an… Chủ mới thuê người trồng điều, trồng cao su trên những lô cao su và điều vừa bị ủi trắng. Có kẻ chạy sao đó mà được chia đất, rồi quay trở lại bán đất cho những khổ chủ vừa bị cưỡng chế thu hồi !

Có nhiều dấu hiệu sai phạm

 

Theo chỉ thị số 33-CT/TU của Tỉnh ủy Bình Phước, để ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng phải tiến hành phá bỏ cây trồng trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm từ đầu năm 2004 đến nay mà không phải đền bù. Các chủ rừng phải đề xuất cụ thể diện tích đất, các khu vực đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Đối với diện tích đất trồng rừng trước năm 2004, thông báo với thôn, ấp và chủ rừng để thực hiện kê khai. Nhưng khi thực hiện thì lãnh đạo hai huyện (Phước Long, Bù Đăng) và các ban quản lý rừng phòng hộ đã xuất hiện nhiều sai phạm.

Trong biên bản kiểm tra xác minh nội dung khiếu nại của 13 hộ dân tại thôn Bồ Ka, xã Đăk Ơ do ông Điểu Chét đứng đầu. Đại diện của Hạt Kiểm lâm huyện Phước Long, UBND xã Đăk Ơ, phòng Tài nguyên và Môi trường, Lâm trường Đăk Ơ đã trả lời: Do diện tích của 13 hộ trên, lâm trường trồng cao su nên không thể xác định được diện tích của từng hộ, không xác định được diện tích cây trồng để đền bù. Như vậy, dù chưa xác định cụ thể diện tích đất đai và cây trồng có từ năm nào, nhưng huyện vẫn cứ tiến hành cưỡng chế.

Đoàn cũng xác định tại khu đất của ông Điểu Hai có hai cây điều bị ủi ra ngoài đường từ năm 2006 trong khi cưỡng chế, đang mọc chồi có đường kính gốc là 15cm. “Có cầy điều nào trồng từ năm 2004-2006 mà lớn nhanh như thế không? Vườn điều này tôi trồng hơn sáu năm rồi sao lại chặt đi? ” Điểu Hai bức xúc nói.

Ông Điểu Nhâm ngụ tại thôn 4, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng có 5 ha đất bị thu hồi nhưng chỉ được ghi vào danh sách thu hồi là 3,5ha, với đề nghị hỗ trợ cây trồng 54 triệu đồng và 1,5 ha đất tái định canh. Ông không chịu nhận khoản hỗ trợ ít ỏi này, vì : “Đồng bào không cần tiền, chỉ cần đất sản xuất. Chừng này đất, quá đông con cháu như gia đình tôi làm sao đủ sống ?”

Kết quả hình ảnh
Phóng viên làm việc với đồng bào buôn Busar, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng – Ảnh: V.T

Chưa chuẩn bị phương án tái định cư cho dân đã ào ạt cưỡng chế! Việc chặt cây, ủi rẫy, dỡ nhà thực hiện từ tháng 5/2006, mãi tới tháng 11/2008 UBND huyện Phước Long mới lập kế hoạch “ Đầu tư dự án định canh định cư tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010” cho 447 hộ tại 2 xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập với số vốn cần có gần 17 tỷ đồng. Đến nay dự án vẫn còn nằm trên giấy vì chưa biết lấy tiền từ đâu (!)

Theo đó, dự án sẽ cung cấp nhà ở và đất sản xuất cho đồng. mỗi hộ như vậy sẽ nhận được từ 0,5-1ha. Với số đất ít ỏi như thế, làm sao có thể đủ để sản xuất. Trong khi mỗi hộ như vậy có rất nhiều thành viên nên có làm cũng không thể đủ ăn.

Trao đổi với PV Tiền phong, Chánh văn phòng tỉnh Bình Phước thừa nhận “quá trình giao đất vẫn có một tổ chức là hợp tác xã Dương Phụng Bình và năm cán bộ chiến sĩ công an không thuộc đối tượng nhưng vẫn được giao đất. Còn Công ty 27/7, thì đoàn thanh tra có đề xuất thu hồi vì không đúng đối tượng nhưng đây là doanh nghiệp nhà nước nên thuộc đối tượng giao đất nên không thu hồi mà chỉ điều chỉnh lại diện tích và vị trí”.

Trong 1 công văn trả lời kiến nghị của dân, Chủ tịch UBND huyện Phước Long Trương Duy Điểu khẳng định : toàn bộ diện tích đất thu hồi nhà nước sẽ giao cho các đơn vị, doanh nghiệp trồng rừng và đặc biệt ưu tiên giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất trên địa bàn huyện, tuyệt đối không giao diện tích thu hồi cho bất cứ 1 cán bộ, cá nhân nào sử dụng. Thế nhưng, chỉ một thời gian sau đó, tình trạng mua bán đất trái phép đã diễn ra nhộn nhịp ngay trên những vạt rẫy cũ của đồng bào bị cưỡng chế. Tiêu biểu là vụ bán 3 ha rẫy cao su mới trồng tại tiểu khu 30 thuộc lâm trường Đắk Mai với giá 330 triệu đồng có chữ ký và con dấu giám đốc DNTN Thanh Hải. Người mua sau khi chồng tiền không thể nào canh tác được mới vỡ lẽ đất đó đều thuộc nương rẫy của những người dân tộc Stiêng chưa thôi bất bình vì bị cưỡng chế.

Mất hết đất sản xuất, đồng bào phải dắt díu nhau đi làm thuê kiếm miếng ăn qua ngày. Khốn khổ thay, lại phải làm thuê trên chính mảnh đất vốn là đất của mình.

 

 

 

Tham gia CM năm 71, 14 tuổi đã tham gia CM , bảo vệ thủ trưởng, Điểu Nhâm SN 1957 , đến 86 mới về , làm công an huyện Bù Đăng rồi sang huyện Phước Long từ 76-86, ông già bệnh nặng quá về luôn, được nhận 3 tháng lương 62 đồng năm 86, về tự túc làm rẫy trồng điều , bịnh hoài hổng làm được gì hết. Quê quán, ông già con cháu đều ăn ở sinh sống phát rẫy tại đó luôn. Đi thăm lăng Bác kết hợp khiếu nại chuyện đất đai 3 lần Hà Nội rồi, trình 13 lần đi qua đi lại cực khổ lên UB huyện. Tháng 7 năm 2008 đi Hà Nội lần đầu, vừa đi vừa hỏi. Đi tới lần thứ 3 mới nghe người ta giới thiệu gặp ông Chuyên tại Hà Nội. Lần 2 ở Hà Nội 3 ngày, nhận được văn bản của Văn phòng chính phủ bảo đem về trình cán bộ địa phương giải quyết , 30 km ra huyện Bù Đăng. Huyện lên tỉnh 50km , tỉnh chỉ xuống huyện, không gặp người có thẩm quyền, lại về không.

Tháng 3 năm 2009 đi Hà Nội lần 2 .

Ngày 23/4/2009 đi Hà Nội lần 3. Lần nào cán bộ VPCP cũng cấp văn bản đem về. Huyện nói huyện không có thẩm quyền trả lại đất, tỉnh lại chỉ về huyện. Ở đây 23 hộ cùng khiếu nại đều thuộc buôn Bu Xốp, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng .

Ông Broi có huân chương kháng chiến hạng nhì, có 1 em hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, bị thu 2 hecta , tái định cư 3 sào, 3 khẩu, Đảng viên, hơn bảy mấy tuổi, lúc đầu không chịu nhận nhưng bị ông Cao Anh Tuấn PCT xã dọa nếu không nhận sẽ bị bắt đi cải tạo, sợ quá mới chịu nhận 5 triệu đồng.

 

– Gặp trên thực địa : cán bộ của Nông trường Minh Hưng thuộc Cty Cao su Phú Riềng triển khai hợp đồng trồng cao su cho công ty tư nhân Tường Vy, bên trái trả cho dân tái định cư, bên phải đường thu hồi trồng cao su .

 

– UBND tỉnh Bình Phước : Chúng tôi kiểm tra lại phát hiện việc thu hồi, cưỡng chế nhầm, đất thu hồi lại giao không đúng chỉ thị thu hồi để giao cho các chủ rừng và đơn vị trồng rừng, hoặc giao cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các đề án. Có vài trường hợp giao cho các hộ dẫn đến mâu thuẫn, bất bình … Trịnh Ngọc Hiền chuyên viên thanh tra huyện, Tô Quang Mạnh

 

– Lấy của đồng bào cấp cho đồng bào, 43 hộ đã bị thu hồi năm 2006, sau đó đều tái chiếm, năm 2009 nhà nước cưỡng chế đợt 2 có 14 người ngoài rìa không bị thu hồi. BQLR Phòng hộ Bom Bo thành lập năm 1998. Rẫy đồng bào có từ 87, 88. Ông Điểu Krang bị thu 1,2 ha khai phá năm 2003 thuộc tiểu khu 144. Khi đó đã có BQLR phòng hộ. Nhưng chỗ đó chính thức đã khai phá từ lâu, luân canh, có mồ mả ông bà ở đó. Già làng Điểu Bó sinh năm 1946 tại sóc Bom Bo, cả nhà bị thu 5 ha khai phá từ năm 1984-1985, năm 2001-2002 trồng điều, xin giống bà con bên Đắk Ơ. Điểu Đum cũng định cư và trồng điều năm 2002 diện tích 2,6 ha. Điểu Gấc A sinh năm 1960, nhà thôn Đắk Xuyên bị thu 4 ha phát dọn và trồng điều năm 2002 bị thu hết sạch, nhà 2 vợ chồng với 5 đứa con không còn gì sống, phải bán nhà chữa bệnh xơ gan  . Riêng gia đình Điểu Đum 3 lần bị thu hồi tổng cộng 7,8 ha. Điểu Krang bị thu 6 ha điều không có sổ.

Không ai có giấy tờ gì chứng nhận đất ngày xưa. Già làng Điểu Bó có công với CM. 1962 đồng bào người trong ấp chiến lược, người ở căn cứ. Sau năm 1975 nhà nước gọi đồng bào tập trung về ĐCĐC. Năm 1985 mấy ông già lập lại sóc Bu Sar. Xưa sóc Bom Bo với sóc Bù Sar cùng xã Đắk Nhau. Sau này Đắk Nhau tách ra thành 2 xã, bây giờ có xã Bom Bo cạnh xã Đắk Nhau . Chỗ bị thu hồi có cả mồ mả ông bà ở đó luôn. Chị Lưu Thị Nguyệt từ năm 2001-2003 mua lại đất của ông Điểu Mriêng, Điểu Bó, Điểu Đum do gia đình già Điểu Bó khai hoang từ 1976, sau mới biết đều thuộc tiểu khu 144, không nhận được công văn quyết định gì về việc thu hồi đất, bị huyện cưỡng chế thu 13 ha trồng cao su từ 1-6 năm tuổi, có lô 6 ha sang năm sẽ mở miệng cạo mủ, cũng bị thu và chặt hết 14/4/2009. Không rõ chia cho ai , chỉ biết đơn vị trồng lại cao su bây giờ là nông trường xã Thống Nhất  chi nhánh Cty Phú Riềng, chặt sạch cao su để trồng cao su. Tài sản đổ ra lớn, vay mượn còn nợ 230 triệu ngân hàng, vay ngoài hơn 200 triệu , tổng vốn dồn vào đó từ nhiều nguồn buôn bán gom góp cả tỉ đồng, giờ không biết lấy gì trả. Chẳng còn gì hết, rất khó khăn . Sao lại chặt cao su để trồng cao su ?

 

Ngày 1/5/2009

 

Rừng phòng hộ Bù Gia Phúc đã thành lập từ lâu, được cấp sổ đỏ 19/3/2003 gồm 18.000 ha, bao trùm lên diện tích canh tác của đồng bào dân tộc tại chỗ và đồng bào di cư tự do. Năm 1999 dân DCTD từ các tỉnh lân cận đổ về từ Bù Đăng đến Phước Long, Bình Phước . Nhiều người như ông Triệu Văn Thắng, Nguyễn Văn Thủy , Khằm Thanh Sơn mua lại đất đã phát hoang ở thôn Cây Da xã Phú Văn trồng điều từ năm 2002, bị ủi sạch, xin được bồi hoàn thành quả lao động.

 

+ 1993 dân DCTD ồ ạt đổ vào tỉnh Sông Bé. Từ 1/1/1997 tỉnh Sông Bé tách thành tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Cơ chế lỏng lẻo về QLBV rừng khiến tất cả các vùng rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đều bị xâm lấn.

 

– QĐ 57/2007 PTT Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu thu bớt đất của các nông lâm trường giao lại cho các địa phương quản lý. Phước Long : Trương Duy Điểu, trưởng ban cưỡng chế thu hồi đất ngày 18+19/5/2006 tại thôn Cây Da . CVP Hội đồng + UB huyện Võ Sư. Cưỡng chế : Đập, dỡ, đốt, làm đi làm lại mấy lần. Làn sau ngày 27/6/2007 mấy chục hộ bị chuyển qua khu tái định cư ở tổ 5 thôn Cây Da, trên phần đất khoảng 5 ha  nguyên là vườn điều trồng năm 97, 98  của anh em nhà Lê Văn Đủ, Lê Văn Cường, cho mỗi hộ 3 triệu đồng ra dựng nhà trên lô đất 350-400m/thổ cư/ triền dốc. Chia 64 hộ nhưng thực tế chỉ có 47 hộ, đi làm thuê khắp nơi. Mỗi sáng từ 6-7h Cty 27/7 cho xe bồn tới cấp nước, dân xếp hành hứng nước xả ra từ vòi, ai chậm là hết. Đắk Ơ cách thôn Cây Da 7-8 km

 

– Cây cầu hỏng : tên Cầu Mới , Cty 610 của Bà Rịa- Vũng Tàu lên làm cầu từ ngày có Thủy điện Thác Mơ khoảng năm 1994, bắc ngang sông Đắk Lung thượng nguồn sông Bé.

 

– Bệnh viện Nhân Ái trên đất của Cty Cao su Hùng Vương. Hơn 20 năm trước Sở Y tế TP HCM lên lập Trung tâm cai nghiện trọng điểm, khoảng năm 2005 đổi thành BV.

 

– Mì tươi : Tổ 6 thôn Cây Da xã Phú Văn huyện Phước Long. Mì của các chủ đất mới nhận trồng rừng từ đất điều cũ của dân. Đường ĐT 750, khu tái định cư cách chỗ cân mì 1 con dốc, rẽ phải đường đất rộng 10m. Không điện không nước không việc làm từ cuối T6/2007 tới giờ. Nghe nói có chủ trương dời dân tái định cư tổ 5 đi tiếp, chưa rõ đi đâu.

 

 

– *  Kế hoạch số 23 ngày 2/3/2009 về việc cưỡng chế giải tỏa đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép tại tiểu khu 202 nông lâm trường Đồng Nai huyện Bù Đăng

 

– Diện tích : 225,3 ha

– Lực lượng : 394 người chia làm 4 tổ : tổ tuyên truyền vận động, tổ cưỡng chế, tổ cấp cứu, tổ chặt hạ, do Chủ tịch huyện làm trưởng đoàn, đi trên 25 ô tô, 50 mô tô, 15 xe ủi, 7 xe cải tiến, 1 xe cứu thương, sử dụng 15 cưa máy và nhiều loại công cụ hỗ trợ khác như gậy cao su, gậy tầm vông, bộ đàm, dây dù… toàn bộ kinh phí phục vụ công tác cưỡng chế do chủ đầu tư chi trả.

 

* Kế hoạch số 36 ngày 3/4/2009 về thu hồi, cưỡng chế giải tỏa đất lâm nghiệp bị tái lấn chiếm trái phép đợt 2 năm 2009. Đối tượng : Đất lâm nghiệp xâm canh bị tái lấn chiếm từ 2006 tới nay. Đoàn cưỡng chế cũng 394 người, do phó Chủ tịch huyện làm trưởng đoàn, chia làm 5 tổ, so với lần trước có thêm tổ áp giải. Kinh phí cưỡng chế do ngân sách huyện cấp, thực hiện từ 9/4 đến 15/4.

 

– Họp dân tối 30/4/2008 , Tổ trưởng tổ vận động quần chúng huyện Điểu Hà Hồng Lý chủ trì, họp với bà con thôn 4 xã Đồng Nai  . Đồng bào ý kiến : Nhiều năm liên tục bà con chấp hành giao lại đất đã xâm canh, nhưng thấy thu hồi xong lại giao cho người Kinh từ nơi khác đến làm kinh tế là không công bằng; Sắp tới lại giao đất cho Cty tư nhân, trong khi cuộc sống đồng bào chỉ biết dựa vào đất để làm ra lương thực có cái ăn, cho con cái học hành biết cái chữ; Kiến nghị Đảng, nhà nước tạo điều kiện cho bà con dân tộc bản địa tham gia cách mạng từ cha ông tới nay có vườn rẫy ổn định để xây dựng bản soóc giàu đẹp. Nếu nhà nước cứ kiên quyết thu hồi diện tích đã xâm canh… chúng tôi thà chết tại cái rẫy đã làm còn hơn là sống mà không còn vườn rẫy để làm ăn. Nếu tỉnh, huyện không quan tâm thì chúng tôi chết và di cư về Lâm Đồng… Bà Hồng Lý đại diện tổ công tác khuyên bà con bình tĩnh đừng làm trái chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Bà hứa sẽ báo cáo lại với lãnh đạo huyện.

 

VỤ BÌNH PHƯỚC

 

+ Nhóm Phước Long : Điểu ơi, Điểu Chét

+ Nhóm Bù Đăng : Điểu Nhâm, Điểu Krang

+ Nhóm Đồng Phú : 3 hộ Đầm Sen

 

Hồ sơ :

 

Các QĐ tương tự nhau do Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Nguyễn Quang Toản ký ngày 18/5/2006 :

 

1, QĐ số 201 v/v cuỡng chế thu hồi đất rừng bị phá và lấn chiếm trái phép từ năm 2004-2006 tại TK 144 thuộc BQLRPH Bom Bo,:

 

Điều 1: Cưỡng chế giải tỏa đối với những hộ lấn chiếm đất lâm nghiệp, đất rừng trái phép từ 2004-2006 tại TK 144 thuộc BQLRPH Bom Bo quản lý. Diện tích xâm canh trái phép 209,63ha

 

Điều 2: Giao BQLRPH Bom Bo xác định rõ vị trí , ranh giới cần giải tỏa. Các thành viên trong đoàn cưỡng chế …. có trách nhiệm cưỡng chế toàn bộ nhà cửa, cây trồng, vật kiến trúc khác …, thu hồi đất giao cho

– chương trình 134 và trồng rừng 661.

 

( xã Đắk Nhau)

 

2, QĐ số 199, cùng nội dung, tại TK 269 thuộc BQLRPH Thống Nhất , 288,7 ha;  Xã Thống Nhất; Thu hồi đất giao cho BQLRPH Thống nhất quản lý.

 

* Tân Chủ tịch huyện Bù Đăng Nguyễn Anh Hoàng : 3, QĐ số 878 ngày 20/7/2007 về cưỡng chế …. từ năm 2004 đến nay tại TK 270 thuộc BQLRPH Thống Nhất, DT 128 ha,  ( 0 nói cưỡng chế giải tỏa toàn bộ xong thì giao cho ai)

 

* Chủ tịch huyện Phước Long : Trương Duy Điểu

 

 

Ý kiến chủ tịch UBND huyện Bù Đăng:

 

Trả lời những ý kiến liên quan đến UBND huyện Bù Đăng: đã có trong tay quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện, trong đó có khiếu nại không đồng tình với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, đã có quyết định lần 2 của UBND tỉnh.

Về chủ trương, chính sách: Cấp huyện không giải quyết, tất cả các chủ trương thu hồi đều triển khai theo chỉ thị 12, 08 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh uỷ có chỉ thị 33, UBND tỉnh có quyết định 37 là những cơ sở như tôi đã trình bày. Cấp huyện là cấp thừa hành, tổ chức thực hiện theo trình tự, chủ trương nhà nước.

Thứ nhất: về ban quản lý rừng phòng hộ Bam bo thành lập năm nào, trước đây các hộ canh tác như thế nào vì đồng bào đã sinh sống lâu năm tại khu vực này-trả lời: sau 1975 thì nhà nước tổ chức hệ thông quản lý ngành lâm nghiệp để quản lý và bảo vệ rừng, qua nhiều đời, nhiều giai đoạn khác nhau thì có tổ chức khác nhau; tiền thân là xí nghiệp lâm nghiệp Phước Long, sau đó chuyển sang lâm trường rừng 10 rồi trong quá trình chuyện đổi thành ban lý rừng phòng hộ Bam bo và hiện nay là ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng. Có nghĩa rằng nhà nước quản lý rừng và đất rừng từ sau giải phóng chứ không hề có chuyển rừng vô chủ và cho đến thời điểm sau khi tách tỉnh thì các chủ rừng đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai: các hộ canh tác ở đâu: các hộ dân tộc bản địa ở đây bao gồm người M’nông và người K’tiêng họ sống lâu đời trên mảnh đất này, tập tục dân tộc ở đây trước những năm 80 là di canh di cư, sau khi thực hiện chính sách định canh định cư và dặc biệt từ khi chung ta thực hiện nhiều chính sách dân tộc quan tâm đầu tư cho đồng bào dân tộc thì không còn tình trạng du canh du cư, tuy nhiên trong thực tế thì đồng bào dân tộc luôn xảy ra tình trạng phá rừng làm rẫy;

Về luật pháp thì họ vi phạm pháp luật, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng chủ yếu là do làn sóng dân di cư tự do vào Bình Phước nói chung và Bù Đăng nói riêng nên gia tăng cơ học cao, có nhiều giải pháp như cấp đất cho đồng bào dân tộc nhưng bà con vẫn bán cho dân di cư và tiếp tục đi phát rẫy; Có giai đoạn chính quyền các cấp đã cấm không được mua bán đất của đồng bào dân tộc bản địa nhưng đó là giải pháp không phù hợp và bà con vẫn mua bán lén lút, ngoài ra vẫn còn một số nguyên nhân đó là nhiều năm công tác quản lý bảo vệ rừng còn buông lơi cho nên người dân tộc bản địa cũng như các người dân khác lén lút phá rừng, Nhà nước và các chủ rừng giữ không tốt, Tỉnh uỷ nhận định là nhiều năm lơi lỏng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Trong năm 2005 có quyết định 134 về giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc còn gặp khó khăn thì huyện đã tiến hành ra soát các hộ còn thiếu đất ở, đất sản xuất. Tuy nhiên chương trình 134 còn gặp khó khăn trong việc đất thu hồi giao cho người sử dụng mới, khi thu hồi giao cho chủ mới thì các chủ đất cũ gây áp lực thậm chí ngăn cản không cho sản xuất. nếu thực hiện xong chương trình 134 thì không có hộ dân nào thiếu đất, kể cả các người dân khiếu nại thì huyện cũng đã xác minh đời sống của các hộ này (các hộ này không thiếu đất, có những hộ 5-6ha);

Vừa rồi, liên quan đến một số hộ như Điểu Ló…có vụ việc: từ năm 2006 sau khi thực hiện chỉ thị 12 và chỉ thị 33 thì UBND huyện Bù Đăng đã cưỡng chế thu hồi diện tích tại tiểu khu 144 để thực hiện chương trình 134. tháng 4/2006 đã giao 128 ha cho các hộ. từ đó đến nay, những người được hưởng chính sách này không canh tác được, cuối năm 2008 đầu 2009 huyện bàn với công ty cao su Phú Riềng giao lại cho công ty cao su diện tích đó để đầu tư vồn trồng cao su, 2 năm  sau huyện thu hồi 50% diện tích đó và giao lại cho đối tượng thụ hưởng chương trình 134.

Nhiều hộ phản ánh khi chính quyền địa phương thu hồi cưỡng chế không biết thu hồi về mục đích gì? Ở huyện thực hiện quy trình đầy đủ trong việc thu hồi gồm kiểm kê, xác minh, lên kế hoạch, ra quyết định thu hồi, tổ chức tuyên truyền và mời tất cả các họ dân có liên quan, tổ chức cá cuộc họp dân.

Có nhiều hộ khi bị thu hồi không còn đất? Quan điểm thu hồi thì không trả lời mà nên hỏi UBND tỉnh. Đối với các bị thu hồi không còn đất thì chỉ đạo cho các xã kiểm tra xác minh để giải quyết theo chính sách 134.

 

 

Ý KIẾN NGƯỜI DÂN.

Lấy đất của người này chia cho người khác, 44 hộ ký đơn khiếu nại, sau đó 14 hộ rút ra không khiếu nại vì không bị thu hồi đợt 2.

Đây là đất của người dân sống đã từ lâu đời nhưng huyện vận thu hồi. Có những hộ bị thu hồi đến 3 lần.

*Lưu Thị Nguyệt (Thôn Đăk Xuyên): Mua đất của đồng bào tại chỗ, có nguồn gốc thừ năm 1976. Đề nghị khi UBND huyện có quyết định cưỡng chế thì phải thông báo đến tận hộ gia đình. Toàn bộ 13 ha cao su bị chặt toàn bộ trong đó 6ha là cao su sang năm 2010 bắt đầu cho thu hoạch. Bị chặt ngày 14/04/2009 (chặt hết)- Đất mua lại của các hộ Điểu ma Riêng, Điểu bó, Điểu đum. Thu hồi nhưng không có công văn, quyết định đem tới gia đình. Chặt cao su của hộ gia đình chị Nguyệt xong, đất này lại được trồng cao su của Nông trường xãThống Nhất (chi nhánh của Cty Phú Riềng).

Mong muốn: bồi thường số cây cao su bị chặt phá, (đầu tư trông cao su đã nợ 230 triệu.

 

Ý kiến chủ tịch UBND huyện Bù Đăng:

 

Tất cả các chủ trương thu hồi đều triển khai theo chỉ thị 12, 08 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh uỷ có chỉ thị 33, UBND tỉnh có quyết định 37. Cấp huyện chỉ thừa hành, tổ chức thực hiện theo trình tự, chủ trương nhà nước.

– Ban quản lý rừng phòng hộ Bam bo thành lập năm nào, trước đây các hộ canh tác như thế nào vì đồng bào đã sinh sống lâu năm tại khu vực này?

– Trả lời: sau 1975 nhà nước tổ chức hệ thống lâm nghiệp để quản lý và bảo vệ rừng, qua nhiều đời, nhiều giai đoạn khác nhau thì có tổ chức khác nhau; tiền thân là xí nghiệp lâm nghiệp Phước Long, sau đó chuyển sang lâm trường rừng 10 rồi trong quá trình chuyện đổi thành ban lý rừng phòng hộ Bam bo và hiện nay là ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng. Có nghĩa rằng nhà nước quản lý rừng và đất rừng từ sau giải phóng chứ không hề có chuyện rừng vô chủ và cho đến thời điển sau khi tách tỉnh thì các chủ rừng đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng bào dân tộc bản địa ở đây bao gồm người M’nông và người S’tiêng sống lâu đời trên mảnh đất này, tập tục dân tộc ở đây trước những năm 80 là du canh du cư, sau khi thực hiện chính sách định canh định cư và đặc biệt từ khi chung ta thực hiện nhiều chính sách dân tộc quan tâm đầu tư cho đồng bào dân tộc thì không còn tình trạng du canh du cư, tuy nhiên trong thực tế thì đồng bào dân tộc luôn xảy ra tình trạng phá rừng làm rẫy; Về luật pháp thì họ vi phạm pháp luật.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng chủ yếu là do làn sóng dân di cư tự do vào Bình Phước và Bù Đăng gia tăng cơ học cao. Có nhiều giải pháp như cấp đất cho đồng bào dân tộc nhưng bà con vẫn bán cho dân di cư và tiếp tục đi phát rẫy; Có giai đoạn chính quyền các cấp đã cấm không được mua bán đất của đồng bào dân tộc bản địa nhưng đó là giải pháp không phù hợp và bà con vẫn mua bán lén lút. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác : nhiều năm nhà nước và các chủ rừng lơi lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng, không kiểm soát được tình trạng lén lút phá rừng. Trong năm 2005 có quyết định 134 về giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc còn gặp khó khăn, huyện đã tiến hành rà soát các hộ còn thiếu đất ở, đất sản xuất. Tuy nhiên chương trình 134 còn gặp khó khăn trong việc thu hồi đất giao cho người sử dụng mới, do chủ đất cũ gây áp lực thậm chí ngăn cản không cho sản xuất. N ếu thực hiện xong chương trình 134 thì không có hộ dân nào thiếu đất. Đối với những người dân có đơn khiếu nại, huyện đã xác minh đời sống của họ, đa số không thiếu đất, có những hộ 5-6ha; Vừa rồi, liên quan đến một số hộ như Điểu Ló…có vụ việc: từ năm 2006 sau khi thực hiện chỉ thị 12 và chỉ thị 33 thì UBND huyện Bù Đăng đã cưỡng chế thu hồi diện tích tại tiểu khu 144 để thực hiện chương trình 134. tháng 4/2006 đã giao 128 ha cho các hộ. từ đó đến nay, những người được hưởng chính sách này không canh tác được, cuối năm 2008 đầu 2009 huyện bàn với công ty cao su Phú Riềng giao lại cho công ty cao su diện tích đó để đầu tư vồn trồng cao su, 2 năm  sau huyện thu hồi 50% diện tích đó và giao lại cho đối tượng thụ hưởng chương trình 134.

Nhiều hộ phản ánh khi chính quyền địa phương thu hồi cưỡng chế không biết thu hồi về mục đích gì? Ở huyện thực hiện quy trình đầy đủ trong việc thu hồi gồm kiểm kê, xác minh, lên kế hoạch, ra quyết định thu hồi, tổ chức tuyên truyền và mời tất cả các họ dân có liên quan, tổ chức cá cuộc họp dân.

Có nhiều hộ khi bị thu hồi không còn đất? Quan điểm thu hồi thì không trả lời mà nên hỏi UBND tỉnh. Đối với các bị thu hồi không còn đất thì chỉ đạo cho các xã kiểm tra xác minh để giải quyết theo chính sách 134.

 

11        Ngày18/3/2009           Tuy Đức- Đắk Nông   “18/3, 100 cán bộ chiến sỹ, đoàn liên ngành gồm: Kiểm lâm, công an và dân quân xã Đắk Ngo được trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ tổ chức giải toả các điểm phá rừng theo chỉ đạo của UBND huyện.

Vừa vào tới tiểu khu 1538, lực lượng liên ngành đã bị hàng trăm người dân bao vây, chửi bới, tấn công. Sử dụng phụ nữ, trẻ em làm lá chắn, bọn lâm tặc từ trong rừng ném gạch đá vào đoàn, rồi từng tốp thanh niên dùng gậy gộc tấn công. Không đối đầu với đám người manh động, lực lượng liên ngành đã phải rút chạy.

Tuy vậy, ông Lê Văn Tường, Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức đã bị lâm tặc đánh trọng thương ở tay và lưng, chạy mất cả giầy và giấy tờ; 1 dân quân xã đội Đắc Ngo bị rách mặt phải khâu 5 mũi; 2 cán bộ công an, huyện đội Tuy Đức thì bị đánh sưng mặt, sưng chân, phải nhờ đồng đội cõng.

***

Tranh chấp đất rừng 3 người bị bắn chết, mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

NN – 24/10/2016, 08:21 (GMT+7)

Ít nhất 3 nhân viên quản lý bảo vệ rừng thuộc Cty TNHH Long Sơn đã bị bắn chết, nhiều người khác bị thương rất nặng đang được tích cực cấp cứu tại bệnh viện.

Ngoài 3 cán bộ quản lý rừng tử vong còn có 15 người khác bị thương nặng đang được cấp cứu. (Ảnh: Thiện Nhân/VnExpress)

Đây là hậu quả của một vụ tranh chấp đất rừng xảy ra tại vùng giáp ranh giữa xã Quảng Trực và xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.

Nổ súng kinh hoàng

Thông tin ban đầu cho biết, sáng ngày 23/10, Cty TNHH Long Sơn đã cho người cùng máy móc vào vị trí đất rừng tại tiểu khu 1536, đây là vùng đất đang xảy ra tranh chấp giữa một số hộ dân với công ty này.

Trong lúc Cty TNHH Long Sơn đang cho người điều khiển máy móc san ủi thì nhiều người kéo tới yêu cầu dừng ngay việc san ủi này vì họ cho rằng vị trí đất này thuộc quyền sử dụng của họ, do họ khai phá.

Hai bên phát sinh mâu thuẫn, một số người đã dùng súng hoa cải bắn về phía những người đang làm việc cho Cty TNHH Long Sơn. Vụ nổ súng khiến 3 người của đơn vị này bị thương đặc biệt nghiêm trọng rồi tử vong ngay sau đó là anh Dương Văn Tiến (24 tuổi), quê Ninh Thuận, Điểu Tèo (25 tuổi) và Điểu Vinh (17 tuổi), đều ngụ tại tỉnh Bình Phước.

Ngoài ra, vụ nổ súng hoa cải này còn gây thương tích nặng cho nhiều người khác của Cty TNHH Long Sơn. Các nạn nhân lập tức được chuyển tới Bệnh viện huyện Tuy Đức cấp cứu, nhiều người trong số này đang trong tình trạng nguy kịch. Các đối tượng nổ súng bắn người sau đó nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.

Nhận được tin báo, Công an tỉnh Đắk Nông, Công an huyện Tuy Đức điều động trên một trăm cán bộ, chiến sĩ lập tức tới hiện trường. Tuy nhiên, nơi xảy ra vụ án trên là vùng đất giáp ranh giữa xã Quảng Trưc và Đắk Ngo, của huyện Tuy Đức. Vị trí này cách trung tâm tỉnh Đăk Nông tới 60km, xã UBND xã Đắk Ngo 20km, đường rừng, mùa mưa nên các đơn vị chức năng mất khá nhiều thời gian di chuyển mới vào tới hiện trường.

Đến chiều tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cả 3 nạn nhân để phục vụ công tác điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này. Lực lượng của các phòng chức năng Công an tỉnh Đắk Nông cũng đã tỏa đi nhiều nơi bao vây, chốt chặn các ngã đường, truy bắt các đối tượng gây án.

Bước đầu, Công an tỉnh Đăk Nông đã xác định được 2 trong 4 nghi phạm chính gây ra vụ án này là Hoàng Văn Thắng, Đinh Viết Thọ cùng hai người khác.

Trong đó, 1 người được cơ quan Công an tình nghi là có vai trò giúp sức, 3 người còn lại trực tiếp tham gia bắn chết 3 người và gây trọng thương cho khoảng 10 người khác. Các đối tượng gây án đều là người ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, lâu nay lên xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức sản xuất và có tranh chấp đất đai với Cty TNHH Long Sơn.

Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

Trao đổi với PV qua điện thoại, đại diện Cty TNHH Long Sơn, có trụ sở tại huyện Đắk Song (Đăk Nông) cho biết, rất đau lòng trước sự cố nghiêm trọng trên trên. Đơn vị này cho biết, họ được UBND tỉnh Đăk Nông giao khoảng 1.000ha đất tại tiểu khu 1536 vùng giáp ranh giữa hai xã Đắk Ngo và Quảng Trực của huyện Tuy Đức để thực hiện dự án nông lâm kết hợp. Vùng đất được giao có nhiều họ trước đó đã lấn chiếm đất rừng canh tác nông nghiệp nên khi doanh nghiệp tới lấy đất để thực hiện dự án thì phát sinh tranh chấp với nhiều hộ có đất trong khu vực này.

Trong thời gian qua, các bên đã ngồi lại thương thảo nhưng không đi đến thống nhất. Một cán bộ địa phương cho biết, các hộ dân có đất lấn chiếm, canh tác trong vùng từ lâu đã phát sinh mâu thuẫn với Cty TNHH Long Sơn vì họ cho rằng đất của gia đình họ khai phá, canh tác từ nhiều năm qua, nay không thể nghiễm nhiên giao cho công ty này thực hiện dự án nông lâm kết hợp mà không được bồi thương, hỗ trợ thỏa đáng.

Theo thông tin chúng tôi có được, có khoảng trên 30 hộ bị cưỡng chế, giải tỏa để bàn giao đất cho Cty TNHH Long Sơn thực hiện dự án nông lâm kết hợp.

HOÀNG HẠNH

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s