Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng – Thông điệp Ngày Thế giới Hòa bình 2018

Đức Giáo Hoàng Phanxicô
 Thông điệp Ngày Thế giới Hòa bình 2018

 

Người Di Dân và Tị Nạn: Những người nam nữ tìm kiếm hòa bình

1. Những lời chúc tốt lành dành cho hòa bình


Bình an cho hết mọi dân tộc và mọi quốc gia trên trái đất! Bình an, điều mà các thiên thân loan báo cho các mục đồng vào đêm Giáng Sinh,[1] là một động lực sâu sắc cho mọi người, cho mỗi cá nhân và cho hết mọi dân tộc, và đặc biệt là cho những người đang phải chịu sự vắng bóng của hòa bình cách sâu sắc. Trong số những người mà tôi thường nhớ trong tư tưởng và lời cầu nguyện, một lần nữa tôi đề cập đến 250 triệu người di dân trên khắp thế giới, mà trong số đó có 22.5 triệu người là tị nạn. Tiếp tục đọc “Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng – Thông điệp Ngày Thế giới Hòa bình 2018”

Vấn đề nông dân – di cư là… cơ hội của ĐBSCL

thesaigontimes.vn Chủ Nhật,  15/10/2017, 08:52 (GMT+7)
Dương Văn Ni


ĐBSCL dễ bị tổn thương hơn trước các thiên tai như bão tố, lụt lội. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ

(TBKTSG) – Sự thay đổi cực đoan của các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, mưa, gió (biến đổi khí hậu), nước biển dâng và việc các quốc gia phía thượng nguồn sử dụng nguồn nước cho thủy điện, nông nghiệp, công nghiệp đã làm cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối diện thường xuyên với các vấn đề như hạn hán, mặn xâm nhập, ngập lụt, lún sụt mặt đất, thiếu hụt phù sa gây ra sạt lở bờ sông, bờ biển, làm xáo trộn đời sống kinh tế – xã hội và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

Tiếp tục đọc “Vấn đề nông dân – di cư là… cơ hội của ĐBSCL”

Người Việt di cư: Sự chuyển dịch sắc xanh và sắc xám

MINH NGUYỆT Thứ Ba | 04/10/2016 08:00 NCĐT

Dòng xoáy di dân đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trước sự chuyển dịch sắc xanh (ngoại tệ) và sắc xám (trí thức trẻ).

Trên chuyến bay đêm từ Hồng Kông đến TP.HCM, ánh mắt trầm ngâm hiện rõ trên gương mặt của ông Terance V., giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam của một ngân hàng nước ngoài. Vài năm gần đây, chi nhánh ngân hàng của ông tại TP.HCM đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao; Tiếp tục đọc “Người Việt di cư: Sự chuyển dịch sắc xanh và sắc xám”

Vụ nổ súng chết người tại Đắk Nông: Nguyên cớ nóng bỏng chuyện tranh chấp đất đai

Chuỗi bài gồm có:

  • Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
  • Bình Phước: Gỡ rối do cưỡng chế quá đà – 2 kỳ
  • Bình Phước: Máu đổ khi công an cưỡng chế đất bị dân đâm
  • Bình Phước: Cưỡng chế quá đà, dân nghèo thêm khổ
  • Tranh chấp đất rừng 3 người bị bắn chết, mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

***

TP – Ngày 24 tháng 10 năm 2016

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông

Tối 23/10, ông Đoàn Hồng Quân – Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho biết, hiện trường vụ nổ súng thuộc địa bàn xã Quảng Trực chứ không phải xã Đắk Ngo như thông tin ban đầu.

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu.

Tiếp tục đọc “Vụ nổ súng chết người tại Đắk Nông: Nguyên cớ nóng bỏng chuyện tranh chấp đất đai”

Chợ đen nội tạng người – 3 kỳ

Chợ đen nội tạng người (K1): Bùng nổ

Chợ đen nội tạng người (K2): Điểm đen Trung Quốc

Chợ đen nội tạng người (K3): Tranh cãi pháp lý


Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen trình bày về vấn đề mổ cướp tạng ở Trung Quốc tại Đồi Capitol.

***

Chợ đen nội tạng người (K1): Bùng nổ

(ĐTTCO) – Ngày 4-7, cảnh sát Italia cho biết vừa triệt phá đường dây gồm 38 tên buôn người, chuyên bán di dân cho các “lò mổ người” để thu hoạch nội tạng, với mức giá bình quân 15.000USD/người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tin tức ghê rợn này hé lộ một phần ánh sáng về thị trường chợ đen nội tạng người trên toàn cầu, nơi nguồn cung luôn thiếu hụt. Tiếp tục đọc “Chợ đen nội tạng người – 3 kỳ”

Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ ở miền núi Nghệ An

KỲ 1: Tan nát vì nạn buôn người sang Trung Quốc

QUANG ĐẠI 9:38 AM, 31/05/2016

Thời gian gần đây, tại các huyện miền núi Nghệ An liên tục xẩy ra các vụ bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc gây hoang mang cho các gia đình. Đầu tháng 5.2016, công an huyện Tương Dương đã giải cứu thành công một vụ bắt cóc trẻ em bán sang Trung Quốc, bắt giữ 3 đối tượng, trao trả bé gái 3 tuổi cho gia đình. 

Tiếp tục đọc “Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ ở miền núi Nghệ An”

Gái bán dâm phải chịu cảnh ức hiếp: Ai cứu?

Thứ 5, 06:50, 17/12/2015

VOV.VNVì hành nghề mại dâm bị coi là phạm pháp nên nhiều chị em bị bạo hành không dám báo công an hay cơ quan chức năng, vì sợ mình cũng bị bắt.

Phụ nữ bán dâm tại Việt Nam đang phải chịu hai dạng kỳ thị. Thứ nhất là do bán dâm bị coi là “tệ nạn xã hội”; và thứ hai, sự kỳ thị sâu xa hơn là bất bình đẳng giới ở Việt Nam.

gai ban dam phai chiu canh uc hiep: ai cuu? hinh 0
Phụ nữ bán dâm đường phố dễ bị bạo hành hơn cả (ảnh Internet)

Tiếp tục đọc “Gái bán dâm phải chịu cảnh ức hiếp: Ai cứu?”

Người nhập cư và những cuộc đi – về

Thanh Hương – Thứ Bảy,  20/2/2016, 11:03 (GMT+7)

Có nghiên cứu nào, cuộc điều tra nào đo lường được cái giá phải trả về mặt tinh thần và xã hội khi cấu trúc gia đình bị gãy vỡ vì những cuộc di cư và mưu sinh tạm bợ? Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) – Người nhập cư đã, đang và sẽ tiếp tục là lực lượng lao động chủ chốt ở các khu vực đô thị lớn, góp phần làm nên công cuộc thay đổi cơ cấu kinh tế quan trọng của đất nước trong vòng 15 năm tới, nhưng có rất ít chính sách, quy hoạch và chiến lược chuẩn bị và hỗ trợ cho sự dịch chuyển lớn này.

Những nỗi buồn nhập cư

Mỗi năm vào dịp Tết, ở TPHCM người ta thấy một cuộc đi – về lớn của những người nhập cư. Họ ùn ùn ra khỏi thành phố cuối tháng Chạp âm lịch và trở lại thành phố những ngày sau Tết, gây ra tình trạng kẹt xe triền miên ở các cửa ngõ của thành phố và các bến tàu, xe, sân bay, nhắc chúng ta nhớ rằng người nhập cư là một thành phần chính của cư dân thành phố này. Tiếp tục đọc “Người nhập cư và những cuộc đi – về”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959

Posted on by The Observer – NCQT

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Trên thực tế, trước năm 1954, đó còn chưa phải là một ngôi làng. Nhưng vào năm đó, Giám mục Thaddeus Lê Hữu Từ đã chọn Gia Kiệm làm nơi tái định cư cho hàng ngàn dân Công giáo bỏ chạy vào Nam từ Giáo khu Phát Diệm của ông ở miền Bắc. Dân Công giáo từ các giáo khu khác ở miền Bắc như Bùi Chu và Thanh Hóa nhanh chóng gia nhập đoàn giáo dân của Lê Hữu Từ tại Gia Kiệm. Tên của các giáo xứ mới thành lập tại Gia Kiệm gợi nhắc gốc gác miền Bắc của họ: Phát Hải, Thanh Sơn, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, v.v…[1] Tiếp tục đọc “Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”

Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao

Axel van Trotsenburg's picture
Also available in: English

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Năm 1986 dân số đô thị của Việt Nam chỉ là dưới 13 triệu người; hiện nay con số đó đã là 30 triệu. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Một thực tế được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu là nếu quản lý tốt, quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quan sát cụ thể hơn, có thể thấy đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo rằng quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao. Tiếp tục đọc “Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao”

Những hàng rào mới – Thất bại của toàn cầu hóa quyền lực

15/11/2015 05:51 GMT+7

TTCT Từ bao giờ con người có ý định xây tường rào để chia cắt nhau? Vạn Lý Trường Thành để ngăn quân Mông Cổ vào Trung Nguyên; bức tường Berlin chia đôi Đông – Tây… Những tưởng đó là chuyện xưa cũ, nhưng dường như càng văn minh, càng kêu gọi hội nhập, người ta lại càng xây tường rào nhiều hơn, mà gần đây nhất là hàng rào của Hungary xây tháng 6-2015 giáp giới Serbia, Croatia trong cuộc khủng hoảng người nhập cư. Thấy gì từ những hàng rào mới này?

Lưu Nguyên Sa
Lưu Nguyên Sa

Năm 1989 bức tường Berlin được dỡ bỏ, rồi năm 1993 Liên minh châu Âu bỏ biên giới giữa tất cả các nước thành viên. Năm 1994, Mỹ, Canada, Mexico cho thông thương biên giới dễ dàng theo Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA)…, người ta tuyên bố về một thế giới phẳng, một thế giới đồng nhất. Nhưng rồi cuộc khủng bố 11-9-2001 nổ ra, tâm trạng đó thay đổi… Tiếp tục đọc “Những hàng rào mới – Thất bại của toàn cầu hóa quyền lực”

Những đứa trẻ Việt ở Biển Hồ

26/09/2015 15:05 GMT+7

TTBiển Hồ (Tonle Sap Lake) rộng khoảng 15.000km2, không nhìn thấy bờ, trải dài qua bảy tỉnh, thành của Campuchia. Đó là nơi sinh sống làm ăn của hàng trăm ngàn người Việt.

Dãy phòng học do Quân khu 7 tài trợ - Ảnh: K.V.
Dãy phòng học do Quân khu 7 tài trợ – Ảnh: K.V.

Chúng tôi tiếp cận Biển Hồ bằng 15km đường bộ tính từ trung tâm thành phố du lịch nổi tiếng Siem Reap, nơi có kỳ quan thứ 7 thế giới Angkor.

Giống như nơi tận cùng của thế giới, ở đây chỉ có nước, nước mênh mông và sự đói nghèo lam lũ của những di dân VN sống bằng nghề đánh cá. Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ Việt ở Biển Hồ”

People on the move have human rights which require protection

UN Human Rights

The rights of migrant workers are routinely violated and even more so when their immigration status is irregular, said UN Human Rights Chief, Zeid Ra’ad Al Hussein.

“Not only are they often denied even the most basic labour protections, personal security, due process guarantees, healthcare and, in the case of their children, education; they may also face abuses at international borders, including prolonged detention or ill-treatment. And in some cases they risk being trafficked, enslaved, sexually assaulted or murdered,” he described.

Zeid was speaking at a panel discussion which marked the 25th anniversary of the convention on migrant workers that not only analysed migration trends, but also sought the views of countries of destination of migration on their response to challenges in protecting migrants’ rights. Tiếp tục đọc “People on the move have human rights which require protection”