Người Di Dân và Tị Nạn: Những người nam nữ tìm kiếm hòa bình
1. Những lời chúc tốt lành dành cho hòa bình
Bình an cho hết mọi dân tộc và mọi quốc gia trên trái đất! Bình an, điều mà các thiên thân loan báo cho các mục đồng vào đêm Giáng Sinh,[1] là một động lực sâu sắc cho mọi người, cho mỗi cá nhân và cho hết mọi dân tộc, và đặc biệt là cho những người đang phải chịu sự vắng bóng của hòa bình cách sâu sắc. Trong số những người mà tôi thường nhớ trong tư tưởng và lời cầu nguyện, một lần nữa tôi đề cập đến 250 triệu người di dân trên khắp thế giới, mà trong số đó có 22.5 triệu người là tị nạn. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, đã nói về họ là “những người nam nữ, trẻ em, người trẻ và người lớn tuổi, là những người đang tìm kiếm một nơi khác để sống trong hòa bình”.[2] Để tìm kiếm sự bình an đó, thì họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro mạng sống của họ trên một hành trình vốn thường quá dài và gian lao, để chịu đựng những khó khăn và đau khổ, và gặp gỡ những rào cản và bức tường được dựng nên để ngăn chặn họ khỏi mục tiêu của mình.
Trong tinh thần thương cảm, chúng ta hãy đón nhận tất cả mọi người chạy thoát chiến tranh và nạn đói, hoặc bị ép buộc vì sự phân biệt đối xử, bách hại, nghèo nàn và sự suy thoái môi trường để phải rời khỏi quê hương của mình.
Chúng ta biết rằng chỉ mở tâm hồn chúng ta ra trước nỗi khổ của người khác thì chưa đủ. Còn nhiều điều cần phải được thực hiện trước khi người anh chị em của chúng ta có thể một lần nữa sống cách hòa bình tại một quê hương an toàn. Việc đón tiếp người khác đòi hỏi một sự dấn thân cụ thể, một mạng lưới trợ giúp và thiện chí, sự chú tâm đầy tỉnh thức và đồng cảm, sự quản trị có trách nhiệm những hoàn cảnh mới và phức tạp mà đôi khi kết hợp nhiều vấn đề đang tồn tại, để chẳng nói gì về các nguồn tài nguyên, vốn luôn luôn là bị giới hạn. Bằng việc thực thi đức tính cẩn trọng, các nhà lãnh đạo chính phủ cần phải thực hiện các biện pháp thực tế để đón tiếp, cổ võ, bảo vệ, tháp nhập và, “trong những giới hạn cho phép bởi một sự hiểu biết đúng về thiện ích chung, cho phép họ trở thành một thành phần của xã hội mới”.[3] Các nhà lãnh đạo có một trách nhiệm rõ ràng trước những cộng đồng của riêng họ, mà các quyền lợi hợp pháp và sự phát triển hòa hợp mà họ phải đảm bảo, thì chớ gì họ không trở thành một người xây dựng hà khắc là người tính toán sai lầm và thất bại trong việc hoàn tất tòa tháp mà người ấy đã bắt đầu xây dựng”.[4]
2. Tại sao lại có quá nhiều người di dân và tị nạn?
Khi Ngài nhìn đến Đại Năm Thánh đánh dấu đoạn đường của hai ngàn năm kể từ khi việc loan báo sự bình an được các sứ thẩn khởi sự tại Bethlehem, Thánh Gioan Phaolô II đã nói đến con số ngày càng gia tăng về số người di tản như là một trong những hậu quả của “kết quả vô định và đáng kinh sợ của các cuộc chiến, mâu thuẫn, diệt chủng và thanh trừng sắc tộc”[5] vố đã là nét đặc trưng của thế kỷ 20. Cho đế ngày nay, một hế kỷ mới đã chẳng có gì là đột phá thật sự: những mâu thuẫn vũ trang và các hình thức bạo lực có tổ chức khác vẫn đang tiếp tục tạo nên phong trào các dân bên trong và bên ngoài biên giới quốc gia.
Tuy nhiên người ta cũng di dân vì những lý do khác nữa, về nguyên tắc vì họ “mong muốn một đời sống tốt đẹp hơn, và không thường xuyên là nỗ lực để lại phía sau ‘sự vô vọng’ của một tương lai không hứa hẹn”.[6] Họ ra đi để đoàn tụ với gia đình của họ hay để tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp và giáo dục, vì những người này không thể vui hưởng các quyền của họ để được sống trong hòa bình. Hơn thế, như tôi đã nhấn mạnh trong Tông Thư Laudato Si’, có “một sự gia tăng bi đát về mặt số lượng những người di dân đi tìm kiếm sự trốn thoát khỏi tình trạng nghèo ngày càng gia tăng bởi sự suy thoái môi trường”.[7]
Đa số người dân di dân qua các kênh thông thường. Tuy nhiên, một số người lại chọn những con đường khác, chủ yếu vì tuyệt vọng, khi đất nước của họ không mang lại sự an toàn cũng như cơ hội, và mọi con đường hợp pháp đều dường như không thực tế, bị ngăn chặn hoặc quá chậm chạp.
Nhiều đất nước điểm đến đã cho thấy một sự lan rộng lối biện minh bác bỏ những mối nguy được đặt ra cho tình trạng an ninh quốc gia hoặc chi phí cao của việc đón tiếp người mới, và bằng việc làm như thế đang có nghĩa là làm hạ thấp phẩm giá con người xứng với tất cả mọi người trong tư cách là con trai và con gái của Thiên Chúa. Những người mà, có lẽ vì những lý do chính trị, lại làm gia tăng nỗi sợ người di dân thay vì xây dựng hòa bình thì lại gieo sự bạo lực, sự phân biệt đối xử sắc tộc, và bệnh sợ người nước ngoài, vốn là những vấn đề quan ngại lớn đối với tất cả mọi người đang quan tâm đến sự an toàn của con người nhân loại.[8]
Tất cả mọi dấu chỉ đều sẵn sàng đối với cộng đồng quốc tế cho thấy tình trạng di dân toàn cầu sẽ tiếp tục trong tương lai. Một số đang coi đây là một mối đe dọa. Về phần tôi, tôi xin các bạn hãy nhìn nó bằng niềm tin như là một cơ hội để xây dựng hòa bình.
3. Bằng cái nhìn chiêm niệm
Sự khôn ngoan của niềm tin nuôi dưỡng một cái nhìn chiêm niệm vốn nhìn nhận rằng tất cả chúng ta “đều thuộc về một gia đình, những người di dân và người dân địa phương vốn đón tiếp họ, và tất cả đều có cùng một quyền được vui hưởng tài nguyên của trái đất, mà đích điểm của nó mang tính phổ quát, như học thuyết xã hội của Giáo Hội dạy. Chính tại đây mà tình liên đới và sự chia sẻ được tìm thấy”.[9] Những lời này gợi lại hình hảnh của Thành Jerusalem mới. Sách Tiên Tri Isaia (Chương 60) và Sách Khải Huyền (Chương 21) mô tả thành với những chiếc cổng của nó luôn mở ra cho người thuộc mọi dân nước, những người kinh ngạc vì thành này và lấp đầy thành bằng những sự phong phú. Hòa bình là một đặc quyền vốn dẫn dắt thành và công lý là nguyên lý vận hành sự sống chung trong thành ấy.
Chúng ta phải hướng cái nhìn chiêm niệm này đến các thành phố nơi chúng ta sống, “một cái nhìn của niềm tin vốn nhìn thấy Thiên Chúa cự ngụ nơi những căn nhà của họ, nơi các đường phố và quảng trường của họ, […] nuôi dưỡng tình huynh đệ, tình liên đới, và lòng muốn sự tốt lành, sự thật, và công lý” [10] – nói cách khác, chu toàn lời hứa hòa bình.
Khi chúng ta hướng cái nhìn ấy về phía người di dân và tị nạn, thì chúng ta sẽ khám phá ra rằng họ không đến với đôi bàn tay trắng. Họ mang theo với họ sự can đảm của họ, các kĩ năng, sức sống và động lực của họ, cũng như là quà tặng của nền văn hóa riêng họ, vốn làm phong phú đời sống của các quốc gia tiếp đón họ. Chúng ta cũng sẽ thấy sự sáng tạo, sự bền bỉ, và tinh thần hy sinh của biết bao nhiêu cá nhân, gia đình, cộng đồng trên khắp thế giới biết mở các cánh cửa của họ ra và tâm hồn họ ra cho người di dân và tị nạn, ngay cả nơi mà nguồn tài nguyên đang hiếm hoi.
Một cái nhìn mang tính chiêm niệm cũng sẽ hướng dẫn sự biện phân của những người có trách nhiệm về lợi ích công, và khích lệ họ theo đuổi những chính sách đón tiếp, “trong những giới hạn cho phép bởi một sự hiểu đúng về thiện ích chung” [11] – khi nhớ rằng, đó là nhu cầu của tất cả mọi thành viên của gia đình nhân loại và phúc lợi của mỗi người.
Những người nhìn mọi sự theo cách này sẽ có thể nhận ra được những hạt giống hòa bình vốn đang nảy mầm và nuôi dưỡng sự phát triển của họ. Các thành phố của chúng ta, thường bị chia rẽ và phân cực bởi những mâu thuẫn có liên quan đến sự hiện diện của người di dân và tị nạn, do đó sẽ biến thành những phân xưởng của hòa bình.
4. Bốn trụ cột cho hành động
Mang lại cho những người tìm kiến sự tị nạn, những người tị nạn, những người di dân và nạn nhân của nạn buôn người một cơ hội để tìm được sự bình an mà họ tìm kiếm đòi hỏi một chiến lược gồm bốn hành động: đón tiếp, bảo vệ, cổ võ và tháp nhập.[12]
“Đón tiếp” mời gọi việc mở rộng các hành lang pháp lý để đi vào và kh6ong còn đẩy người di dân và những người di tản đến các quốc gia mà họ sẽ phải đối diện với sự bách hại và bạo lực nữa. Việc này cũng đòi hỏi sự quân bình các mối quan tâm của chúng ta về an ninh quốc gia với mối quan tâm về nhân quyền nền tảng. Kinh Thánh nhắc nhớ chúng ta: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết”.[13]
“Bảo vệ” có liên hệ đến bổn phận của chúng ta khi nhận biết và bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của những người đang chạy thoát khỏi những mối nguy trong khi tìm kiếm sự tị nạn và sự an toàn, và ngăn chặn họ khỏi việc bị bóc lột. Tôi nghĩ cách cụ thể đến những phụ nữ và trẻ em đang ở torng hoàn cảnh mà họ đang phải đối diện với những mối nguy và lạm dụng vốn thậm chí có liên quan đến tình trạng nô lệ. Thiên Chúa không phân biệt đối xử: “CHÚA phù trợ những khách ngoại kiều, Người nâng đỡ cô nhi quả phụ, nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân”.[14]
“Cổ võ” đi kèm với việc hỗ trợ sự phát triển con người toàn diện cho người di dân và tị nạn. Trong số nhiều phương thế khả thi của việc làm như thế, thì tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự tham gia vào tất cả mọi cấp độ giáo dục đối với trẻ em và giới trẻ. Điều này sẽ giúp cho chúng không chỉ nuôi dưỡng và nhận ra khả năng của chúng mà còn trang bị cho chúng tốt hơn khi gặp gỡ người khác và nuôi dưỡng một tinh thần đối thoại hơn là bác bỏ hay đối đầu. Kinh Thánh dạy rằng Thiên Chúa “Ðấng xử công minh cho cô nhi quả phụ, và yêu thương ngoại kiều, cho họ bánh ăn áo mặc. Anh em phải yêu thương ngoại kiều, vì anh em đã từng là ngoại kiều ở đất Ai-cập.”[15]
Sau cùng, “Tháp nhập”, có nghĩa là giúp cho người di dân và tị nạn được tham gia hoàn toàn vào trong đời sống của xã hội đón tiếp họ, như là một phần của tiến trình làm phong phú nhau và sự hợp tác sinh hoa trái trong việc phục vụ sự phát triển con người toàn diện của cộng đồng địa phương. Thánh Phaolô thể hiện điều này trong những lời sau: “Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa”.[16]
5. Một đề xuất cho các hiệp định quốc tế
Niềm hy vọng trong thẳm sâu trái tim tôi là tinh thần này sẽ hướng dẫn tiến trình mà trong năm 2018 này sẽ dẫn dắt Liên Hiệp Quốc đến việc soạn thảo và phê chuẩn hai Hiệp Ước Toàn Cầu, một cho tình trạng di dân an toàn, trật tự và bình thường và một cho người tị nạn. Là những thỏa thuận chung ở cấp độ toàn cầu, những hiệp ước này sẽ mang lại một khuôn khổ cho những đề xuất chính sách và những biện pháp thực tế. Vì lý do này, các hiệp ước cần phải được gợi hứng bởi lòng thương cảm, sự tiên liệu, và lòng can đảm, để tận dụng mọi cơ hội để thăng tiến tiến trình xây dựng hòa bình. Chỉ bằng cách này thì chủ nghĩa thực tế cần thiết cho các chính sách quốc tế mới có thể tránh được việc đầu hàng trước chủ nghĩa hoài nghi và trước tình trạng toàn cầu hóa sự thờ ơ.
Đối thoại và hợp tác là một sự cần thiết và nghĩa vụ cụ thể đối với cộng đồng quốc tế. Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, những con số ngày càng cao về người tị nạn có thể được đón nhận – hay được đón nhận tốt hơn – ngay cả với những nước ít thịnh vượng hơn, nếu sự hợp tác quốc tế đảm bảo cho các nước này nguồn ngân quĩ cần thiết.
Bộ Phận Di Dân và Tị Nạn của Thánh Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện đã công bố một loạt 20 điểm hành động mang lại những hướng dẫn cụ thể để áp dụng bốn động từ này trong chính sách công và nơi những thái độ và hoạt động của các cộng đồng Kitô Giáo.[17] Mục đích của bản hướng dẫn này và những đóng góp khác là để thể hiện sự quan tâm của Giáo Hội Công Giáo trong tiến trình dẫn đến việc áp dụng hai Hiệp Ước Toàn Cầu của Liên Hiệp Quốc. Sự quan tâm này là dấu chỉ của một sự quan tâm mục vụ mang tính phổ quát hơn vốn có nguồn gốc rất sớm của Giáo Hội và vẫn đang tiếp tục trong nhiều công việc của Giáo Hội cho đến nay.
6. Vì ngôi nhà chung của chúng ta
Chúng ta hãy lấy động lực từ những lời của Thánh Gioan Phaolô II: “Nếu ‘giấc mơ’ về một thế giới hòa bình được hết mọi người chia sẻ, và sự đóng góp của người di dân và tị nạn có thể được đánh giá đúng, thì nhân loại sẽ trở nên ngày càng thành một gia đình hoàn vũ hơn và trái đất của chúng ta trở thành một ‘ngôi nhà chung’ thật sự”.[18] Trong suốt dòng lịch sử, nhiều người đã tin vào “giấc mơ” này, và những thành tựu của họ là một lời chứng cho sự thật là đó không đơn thuần là một sự không tưởng.
Trong số những người này, chúng ta nhớ đến Thánh Frances Xavier Cabrini trong năm nay đánh dấu dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Ngài. Vào ngày 13 tháng 11 này, nhiều cộng đoàn giáo hội tổ chức mừng kỷ niệm Ngài. Người phụ nữ xuất chúng này, người đã dành cả đời của mình để phục vụ người di dân và đã trở thành vị thánh bảo trợ của họ, đã dạy chúng ta biết đón tiếp, bảo vệ, cổ võ và tháp nhập anh em của chúng ta. Qua sự chuyển cầu của thánh nữ, Chúa sẽ giúp tất cả chúng ta kinh nghiệm được một “mùa gặt sự công chính được gieo trong hòa bình bởi những người kiến tạo hòa bình”.[19]
Làm từ Vatican, 13/11/2017
Kính Nhớ Thánh Frances Xavier Cabrini, Thánh Bổn Mạng Người Di Dân
Phanxicô
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ) masimpress.com
[1] Luca 2:14.
[2] Kinh Truyền Tin, 15/01/2012.
[3] GIOAN XXIII, Tông Thư Pacem in Terris, 106.
[4] Luca 14:28-30.
[5] Thông Điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2000, 3…
[6] BENEDICT XVI, Thông Điệp Ngày Thế Giới Người Di Dân và Tị Nạn 2013
[7] No. 25.
[8] Cf. Diễn Từ Trước Các Giám Đốc Quốc Gia Ủy Ban Chăm Sóc Người Di Dân Thuộc Các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, 22/09/2017.
[9] BENEDICT XVI Thông Điệp Ngày Thế Giới Người Di Dân và Tị Nạn 2011.
[10] Tông Huấn Evangelii Gaudium, 71.
[11] GIOAN XXIII Tông Thư Pacem in Terris, 106.
[12] Thông Điệp Ngày Thế Giới Người Di Dân và Tị Nạn 2018.
[13] Do Thái 13:2.
[14] Thánh Vịnh 146:9.
[15] Đệ Nhị Luật 10:18-19.
[16] Ê-phê-xô 2:19.
[17] “Hai Mươi Điểm Hành Động Mục Vụ” và “Hai Mươi Điểm Hành Động Cho Hiệp Ước Toàn Cầu” (2017); cf. Văn Kiện LHQ A/72/528.
[18] Thông Điệp Ngày Thế Giới Người Di Dân và Tị Nạn 2004., 6.
[19] Gia-cô-bê 3:18
***
MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE
FRANCIS
FOR THE CELEBRATION OF THE
51st WORLD DAY OF PEACE
1 JANUARY 2018
Migrants and refugees: men and women in search of peace
1. Heartfelt good wishes for peace
Peace to all people and to all nations on earth! Peace, which the angels proclaimed to the shepherds on Christmas night,[1] is a profound aspiration for everyone, for each individual and all peoples, and especially for those who most keenly suffer its absence. Among these whom I constantly keep in my thoughts and prayers, I would once again mention the over 250 million migrants worldwide, of whom 22.5 million are refugees. Pope Benedict XVI, my beloved predecessor, spoke of them as “men and women, children, young and elderly people, who are searching for somewhere to live in peace.”[2] In order to find that peace, they are willing to risk their lives on a journey that is often long and perilous, to endure hardships and suffering, and to encounter fences and walls built to keep them far from their goal.
In a spirit of compassion, let us embrace all those fleeing from war and hunger, or forced by discrimination, persecution, poverty and environmental degradation to leave their homelands.
We know that it is not enough to open our hearts to the suffering of others. Much more remains to be done before our brothers and sisters can once again live peacefully in a safe home. Welcoming others requires concrete commitment, a network of assistance and goodwill, vigilant and sympathetic attention, the responsible management of new and complex situations that at times compound numerous existing problems, to say nothing of resources, which are always limited. By practising the virtue of prudence, government leaders should take practical measures to welcome, promote, protect, integrate and, “within the limits allowed by a correct understanding of the common good, to permit [them] to become part of a new society.”[3] Leaders have a clear responsibility towards their own communities, whose legitimate rights and harmonious development they must ensure, lest they become like the rash builder who miscalculated and failed to complete the tower he had begun to construct.[4]
2. Why so many refugees and migrants?
As he looked to the Great Jubilee marking the passage of two thousand years since the proclamation of peace by the angels in Bethlehem, Saint John Paul II pointed to the increased numbers of displaced persons as one of the consequences of the “endless and horrifying sequence of wars, conflicts, genocides and ethnic cleansings”[5] that had characterized the twentieth century. To this date, the new century has registered no real breakthrough: armed conflicts and other forms of organized violence continue to trigger the movement of peoples within national borders and beyond.
Yet people migrate for other reasons as well, principally because they “desire a better life, and not infrequently try to leave behind the ‘hopelessness’ of an unpromising future.”[6] They set out to join their families or to seek professional or educational opportunities, for those who cannot enjoy these rights do not live in peace. Furthermore, as I noted in the Encyclical Laudato Si’, there has been “a tragic rise in the number of migrants seeking to flee from the growing poverty caused by environmental degradation”.[7]
Most people migrate through regular channels. Some, however, take different routes, mainly out of desperation, when their own countries offer neither safety nor opportunity, and every legal pathway appears impractical, blocked or too slow.
Many destination countries have seen the spread of rhetoric decrying the risks posed to national security or the high cost of welcoming new arrivals, and thus demeaning the human dignity due to all as sons and daughters of God. Those who, for what may be political reasons, foment fear of migrants instead of building peace are sowing violence, racial discrimination and xenophobia, which are matters of great concern for all those concerned for the safety of every human being.[8]
All indicators available to the international community suggest that global migration will continue for the future. Some consider this a threat. For my part, I ask you to view it with confidence as an opportunity to build peace.
3. With a contemplative gaze
The wisdom of faith fosters a contemplative gaze that recognizes that all of us “belong to one family, migrants and the local populations that welcome them, and all have the same right to enjoy the goods of the earth, whose destination is universal, as the social doctrine of the Church teaches. It is here that solidarity and sharing are founded.”[9] These words evoke the biblical image of the new Jerusalem. The book of the prophet Isaiah (chapter 60) and that of Revelation (chapter 21) describe the city with its gates always open to people of every nation, who marvel at it and fill it with riches. Peace is the sovereign that guides it and justice the principle that governs coexistence within it.
We must also turn this contemplative gaze to the cities where we live, “a gaze of faith which sees God dwelling in their houses, in their streets and squares, […] fostering solidarity, fraternity, and the desire for goodness, truth and justice”[10] – in other words, fulfilling the promise of peace.
When we turn that gaze to migrants and refugees, we discover that they do not arrive empty-handed. They bring their courage, skills, energy and aspirations, as well as the treasures of their own cultures; and in this way, they enrich the lives of the nations that receive them. We also come to see the creativity, tenacity and spirit of sacrifice of the countless individuals, families and communities around the world who open their doors and hearts to migrants and refugees, even where resources are scarce.
A contemplative gaze should also guide the discernment of those responsible for the public good, and encourage them to pursue policies of welcome, “within the limits allowed by a correct understanding of the common good”[11] – bearing in mind, that is, the needs of all members of the human family and the welfare of each.
Those who see things in this way will be able to recognize the seeds of peace that are already sprouting and nurture their growth. Our cities, often divided and polarized by conflicts regarding the presence of migrants and refugees, will thus turn into workshops of peace.
4. Four mileposts for action
Offering asylum seekers, refugees, migrants and victims of human trafficking an opportunity to find the peace they seek requires a strategy combining four actions: welcoming, protecting, promoting and integrating.[12]
“Welcoming” calls for expanding legal pathways for entry and no longer pushing migrants and displaced people towards countries where they face persecution and violence. It also demands balancing our concerns about national security with concern for fundamental human rights. Scripture reminds us: “Do not forget to show hospitality to strangers, for by so doing some people have shown hospitality to angels without knowing it.”[13]
“Protecting” has to do with our duty to recognize and defend the inviolable dignity of those who flee real dangers in search of asylum and security, and to prevent their being exploited. I think in particular of women and children who find themselves in situations that expose them to risks and abuses that can even amount to enslavement. God does not discriminate: “The Lord watches over the foreigner and sustains the orphan and the widow.”[14]
“Promoting” entails supporting the integral human development of migrants and refugees. Among many possible means of doing so, I would stress the importance of ensuring access to all levels of education for children and young people. This will enable them not only to cultivate and realize their potential, but also better equip them to encounter others and to foster a spirit of dialogue rather than rejection or confrontation. The Bible teaches that God “loves the foreigner residing among you, giving them food and clothing. And you are to love those who are foreigners, for you yourselves were foreigners in Egypt.”[15]
“Integrating”, lastly, means allowing refugees and migrants to participate fully in the life of the society that welcomes them, as part of a process of mutual enrichment and fruitful cooperation in service of the integral human development of the local community. Saint Paul expresses it in these words: “You are no longer foreigners and strangers, but fellow citizens with God’s people.”[16]
5. A proposal for two international compacts
It is my heartfelt hope this spirit will guide the process that in the course of 2018 will lead the United Nations to draft and approve two Global Compacts, one for safe, orderly and regular migration and the other for refugees. As shared agreements at a global level, these compacts will provide a framework for policy proposals and practical measures. For this reason, they need to be inspired by compassion, foresight and courage, so as to take advantage of every opportunity to advance the peace-building process. Only in this way can the realism required of international politics avoid surrendering to cynicism and to the globalization of indifference.
Dialogue and coordination are a necessity and a specific duty for the international community. Beyond national borders, higher numbers of refugees may be welcomed – or better welcomed – also by less wealthy countries, if international cooperation guarantees them the necessary funding.
The Migrants and Refugees Section of the Dicastery for Promoting Integral Human Development has published a set of twenty action points that provide concrete leads for implementing these four verbs in public policy and in the attitudes and activities of Christian communities.[17] The aim of this and other contributions is to express the interest of the Catholic Church in the process leading to the adoption of the two U.N. Global Compacts. This interest is the sign of a more general pastoral concern that goes back to the very origins of the Church and has continued in her many works up to the present time.
6. For our common home
Let us draw inspiration from the words of Saint John Paul II: “If the ‘dream’ of a peaceful world is shared by all, if the refugees’ and migrants’ contribution is properly evaluated, then humanity can become more and more a universal family and our earth a true ‘common home’.”[18] Throughout history, many have believed in this “dream”, and their achievements are a testament to the fact that it is no mere utopia.
Among these, we remember Saint Frances Xavier Cabrini in this year that marks the hundredth anniversary of her death. On this thirteenth day of November, many ecclesial communities celebrate her memory. This remarkable woman, who devoted her life to the service of migrants and became their patron saint, taught us to welcome, protect, promote and integrate our brothers and sisters. Through her intercession, may the Lord enable all of us to experience that “a harvest of righteousness is sown in peace by those who make peace.”[19]
From the Vatican, 13 November 2017
Memorial of Saint Frances Xavier Cabrini, Patroness of Migrants
FRANCIS
[1 Luke 2:14.
[2] Angelus, 15 January 2012.
[3] JOHN XXIII, Encyclical Letter Pacem in Terris, 106.
[4] Luke 14:28-30.
[5] Message for the 2000 World Day of Peace, 3..
[6] BENEDICT XVI, Message for the 2013 World Day of Migrants and Refugees.
[7] No. 25.
[8] Cf. Address to the National Directors of Pastoral Care for Migrants of the Catholic Bishops’ Conferences of Europe, 22 September 2017.
[9] BENEDICT XVI, Message for the 2011 World Day of Migrants and Refugees.
[10] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 71.
[11] JOHN XXIII, Encyclical Letter Pacem in Terris, 106.
[12] Message for the 2018 World Day of Migrants and Refugees.
[13] Hebrews 13:2.
[14] Psalm 146:9.
[15] Deuteronomy 10:18-19.
[16] Ephesians 2:19.
[17] “20 Pastoral Action Points” and “20 Action Points for the Global Compacts”, Migrants and Refugees Section, Rome, 2017. See also Document UN A/72/528.
[18] Message for the World Day of Migrants and Refugees 2004,, 6.
[19] James 3:18.