Các con đường đến cửa tử của rừng

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Những dự án đường cao tốc mới nổi lên sau đại dịch đang đe dọa sự sống còn các khu rừng của Việt Nam.

Chuyên gia thực vật Võ Quang Trung chỉ tay về dấu tích còn sót lại của cầu Mã Đà được xây trong chiến tranh. Cây cầu nằm giữa địa phận tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Ảnh: Thành Nguyễn.

Võ Quang Trung, 34 tuổi, chuyên gia thực vật của Khu Bảo tồn Văn hóa – Thiên nhiên Đồng Nai, say sưa kể về sự thông minh và tinh nghịch của những chú voi con ở rừng Mã Đà, thuộc khu bảo tồn.

“Ở đây có khoảng 20 con voi hoang dã, là khu vực duy nhất trong cả nước có voi Việt Nam thuần chủng, vì khu rừng không có biên giới với bất kỳ quốc gia nào”, Trung nói.

Vào tháng ba, chính quyền tỉnh Bình Phước, nơi có một phần Mã Đà, đã kiến ​​nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho phép xây dựng một tuyến đường cao tốc xuyên qua lõi rừng. Nếu dự án được thông qua, đồng nghĩa 44 ha rừng trong khu bảo tồn sẽ bị đốn hạ.

Mã Đà là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Bởi vậy, việc xây dựng đường cao tốc này được cho là bất hợp pháp. Nhưng vẫn có khả năng dự án này sẽ thành hiện thực, đẩy số phận của quần thể voi quý hiếm cũng như của Mã Đà phải đối mặt với một tương lai chấp chới. “Không có sự can thiệp của UNESCO, Việt Nam vẫn có đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, nhưng việc thực thi pháp luật thường không hiệu quả lắm”. Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển của UNESCO cho biết. “Nó [dự án] thậm chí còn không nên có trong suy nghĩ, chứ đừng nói đến việc đưa ra xem xét” ông nói thêm.

Tiếp tục đọc “Các con đường đến cửa tử của rừng”

Low coffee prices upset farmers in spite of bumper crop

SGGP

At this time, coffee farmers in Binh Phuoc, Dong Nai and Dak Nong provinces are entering harvest season. However, despite of a bumper crop, farmers are unhappy as the price of coffee is extremely low, causing them to be unable to cover investment and caring costs and the risk of a shortage of capital for next crop.

Coffee enters harvest season in Bu Dang District. (Photo: SGGP)
Coffee enters harvest season in Bu Dang District. (Photo: SGGP)
Tiếp tục đọc “Low coffee prices upset farmers in spite of bumper crop”

Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia

Cungphuot.info – Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Căm-pu-chia khởi đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia (thuộc tỉnh Kon Tum) kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Căm-pu-chia (Ratarakiri, Mônđunkiri, CôngpôngChàm, Carachê, Sveyriêng, Prâyveng, Kầnđan, Tàkeo và Kămpốt) với chiều dài khoảng 1.137km. Tổng hợp toàn bộ các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia cho các bạn quan tâm.

Các cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia kéo dài từ Kon Tum đến tận An Giang (Ảnh – Wikipedia) Tiếp tục đọc “Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia”

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

TIẾNG KÊU TUYỆT VỌNG TỪ SÔNG ĐỒNG NAI (*): Chậm giải cứu là có tội! - Ảnh 1.Những hình ảnh như thế này sẽ tiếp diễn trên dòng sông Đồng Nai nếu những người có trách nhiệm tiếp tục ngó lơ Ảnh: XUÂN HOÀNG

***

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

27/08/2018 06:00

Sông Đồng Nai có hẳn một ủy ban được lập ra để bảo vệ nhưng xem ra những tiếng kêu cứu từ dòng sông này không được giải quyết thỏa đáng

Không kể đại dự án lấn sông của Công ty Toàn Thịnh Phát, từ đầu năm đến nay, phóng viên đã phát hiện 3 vụ lấp, lấn sông Đồng Nai với quy mô không hề nhỏ. Buồn thay, ở mỗi vụ sai phạm chính quyền địa phương đều khẳng định mình không biết. Trong khi, người dân cung cấp thông tin cho phóng viên lại nói phản ánh, kêu cứu nhiều nhưng chẳng ai chịu lắng nghe. Chuyện dân cứ kêu cứu cho dòng sông, chính quyền cứ khẳng định “nghe phóng viên nói mới hay” đã khiến dòng sông Đồng Nai tự nhiên, hoang dã ngày nào đang đối mặt với rất nhiều vấn nạn nghiêm trọng. Tiếp tục đọc “Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai”

Bài học từ thất bại bảo tồn Tê giác Java tại Việt Nam

BVR&MT – Khi xác con tê giác Java cuối cùng được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2010 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, câu chuyện đã trở thành một “bi kịch” trong giới bảo tồn.

Thiếu quyết tâm chính trị trong việc ra quyết định bảo tồn, thiếu thông tin chính xác về số lượng cá thể tê giác còn lại, thiếu nỗ lực bảo tồn trọng tâm… rất nhiều nguyên nhân được xác định và đã trở thành bài học đắt giá cho các nỗ lực bảo tồn các loài động vật ăn cỏ lớn khác. Kết luận trên từ báo cáo “Bài học từ việc mất đi hoa tiêu: Tê giác Javan Rhinoceros sondaicus annamiticus tuyệt chủng tại Việt Nam” được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học từ nhiều quốc gia, được đăng tải trên tạp chí Biological Conservation, hy vọng sẽ trở thành bài học cho những nỗ lực bảo tồn hiện tại và trong tương lai, đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á.

Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. (Ảnh: WWF)

Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. (Ảnh: WWF) Tiếp tục đọc “Bài học từ thất bại bảo tồn Tê giác Java tại Việt Nam”

Nghịch lý ngành xi măng (3 bài)

Nghịch lý ngành xi măng - ảnh 1
Xi măng trong nước ế ẩm, xuất khẩu giá rẻ. Ảnh: ngọc châu

***

Giá xuất khẩu chỉ hơn nửa giá trong nước:

Nghịch lý ngành xi măng

TP – Giá xi măng xuất khẩu chỉ bằng hơn nửa giá bán trong nước, chỉ giải quyết tình trạng tồn kho; ngân sách không thu được gì, thậm chí mất tài nguyên, gây ô nhiễm.

Tiếp tục đọc “Nghịch lý ngành xi măng (3 bài)”

Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài

teo top rung tay nguyen - bai 2: mat rung, mat luon can bo hinh anh 1

Rừng của Công ty Lâm nghiệp Thuận Tân giao cho huyện Đăk Song quản lý đã biến thành vườn tiêu, nhà ở. Ảnh: T.K

***

Teo tóp rừng Tây Nguyên – bài 1: Phá rừng như… trẩy hội

authorĐặng Trung Kiên Thứ Ba, ngày 01/08/2017 06:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Diện tích rừng ở Tây Nguyên đang teo tóp với tốc độ chóng mặt do sự bất lực, thậm chí là “buông tay” của nhiều đơn vị quản lý rừng. Nhiều điểm nóng tranh chấp phát sinh, việc thu hồi đất rừng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng vô cùng nan giải. Tiếp tục đọc “Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài”

Nóng bỏng chuyện đấu giá gỗ cao su

Trong khi giá mủ cao su đang lên dần, thì giá gỗ cao su cũng không ngừng tăng sau khi Thủ tướng ra lệnh đóng hoàn toàn việc khai thác gỗ rừng tự nhiên. Tình trạng khan hiếm nguồn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu khiến việc lùng mua và các chiêu trò can thiệp vào những phiên đấu giá gỗ cao su trở nên phức tạp, nhộn nhạo chưa từng có.

Khai thác gỗ cao su ở huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông

Tiếp tục đọc “Nóng bỏng chuyện đấu giá gỗ cao su”

Cần sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trong việc “xóa” điểm trường lẻ

08:01 AM – 15/04/2017

BPHiện nay, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện chủ trương sáp nhập các điểm trường lẻ về điểm chính để học sinh có điều kiện học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Các điểm lẻ có đường đi đến điểm trường chính gần, thuận tiện sẽ được xem xét sáp nhập trước. Huyện Đồng Phú là một trong những đơn vị thực hiện chủ trương xóa điểm lẻ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số phụ huynh không đồng tình ủng hộ chủ trương này vì cho rằng phải đưa đón con xa, trong khi điều kiện không cho phép…

Điểm trường Đội 5, Trường tiểu học Thuận Phú 1 tại ấp Thuận HảiĐiểm trường Đội 5, Trường tiểu học Thuận Phú 1 tại ấp Thuận Hải

Tiếp tục đọc “Cần sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trong việc “xóa” điểm trường lẻ”

Đường sắt và giấc mơ kết nối Á-Âu

Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2011 – 0h0′

(Cadn.com.vn) – Những vụ tai nạn đường sắt liên tiếp gần đây không ngăn cản được giấc mơ về một hệ thống đường sắt nối giữa Châu Á và Châu Âu.

 
Dự án Đường sắt xuyên Á (TAR) dài 117.000 km. Ảnh: Chinadaily

Những tham vọng

Tại những tuyến đường sắt bỏ hoang ở Campuchia, người dân địa phương đã tự sáng chế ra “xe lửa tre” chạy bằng hơi nước để di chuyển. Đó là hoàn cảnh của Campuchia hiện nay.

Hệ thống đường sắt Campuchia là một phần không thể thiếu cho dự án đường sắt nối Singapore đến Côn Minh (Trung Quốc), vượt ra ngoài khu vực Trung Á, và cuối cùng là nối với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Âu. Tiếp tục đọc “Đường sắt và giấc mơ kết nối Á-Âu”

Thúc đẩy dự án kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh

BGT – 27/07/2016 – 20:48 (GMT+7)

Dự án kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh cần được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Hoi-nghi-nhom-cong-tac-duong-sat-xuyen-A
Hội nghị thống nhất cần thúc đẩy tiến độ dự án tuyến đường sắt xuyên Á kết nối Singapore – Côn Minh vì lợi ích của các bên

Hôm nay (27/7), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Nhóm công tác đặc biệt lần thứ 18 về kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh (Trung Quốc) – gọi tắt là SWG-SLRL 18. Tiếp tục đọc “Thúc đẩy dự án kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh”

Điểm trường “3 trong 1”

d08:37 AM – 07/04/2017

BPĐiểm trường Tà Thiết, xã Lộc Thịnh (Lộc Ninh) được xây dựng năm 2002 với 6 phòng phục vụ học tập cho con em đồng bào Khơme, S’tiêng bậc tiểu học trên địa bàn ấp Tà Thiết.

Lớp 6A3 Trường cấp 1-2 Lộc Thịnh trong giờ học Văn tại điểm trường Tà Thiết

Ông Lâm Vi, Trưởng ấp Tà Thiết, kiêm bảo vệ điểm trường cho biết: Ấp có 156 hộ/558 người, trong đó người Khơme 123 hộ, người S’tiêng 3 hộ, số còn lại người Kinh. Những năm qua, được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở nên đời sống của người dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm, hộ khá, giàu tăng. Hiện ấp chỉ còn 26 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo (theo tiêu chí mới). Tiếp tục đọc “Điểm trường “3 trong 1””

Thế giới ngầm và sự sống còn của ngành điều Bình Phước – 3 bài


Nông dân, đại lý, doanh nghiệp, ai cũng cho rằng làm cho thương hiệu hạt điều Bình Phước giảm uy tín là do tất cả mọi người, “ngoại trừ mình tôi”.

Trong ảnh là phơi hạt điều của một đại lý ở xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú

 —

Thế giới ngầm và sự sống còn của ngành điều Bình Phước (Bài 1)

BP – Trong các vai khác nhau, chúng tôi tiếp cận với nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long và 2 huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng. Những bí mật trong nghề, những chiêu trò của doanh nghiệp, cơ sở thu mua đã hé mở… Và cả những cơn sóng ngầm có thể làm sụp đổ ngành điều không phải là vấn đề xa lạ với chính người trong cuộc. Tiếp tục đọc “Thế giới ngầm và sự sống còn của ngành điều Bình Phước – 3 bài”

Hệ lụy từ dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

06:35 AM – 16/02/2015

BP – Là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh được coi là đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đông Nam bộ nói chung, Bình Phước nói riêng. Tuy nhiên, việc dự án quy hoạch quá lâu đã làm đời sống người dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.


Toàn bộ tuyến đường chạy dọc khu phố Phú Trọng nằm trên tuyến đường sắt năm xưa

Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sẽ được khôi phục và xây dựng lại. Đây cũng là một phần trong dự án đường sắt xuyên Á mà Chính phủ đã cam kết trong thỏa thuận chung ASEAN. Ông Hồ Văn Hữu, Giám đốc Sở Giao thông – vận tải cho biết: Nếu dự án hoàn thành, hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn. Bởi ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, dự án còn kết nối vận chuyển hành khách, hàng hóa đến các nước thuộc khối và châu Á. Tiếp tục đọc “Hệ lụy từ dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh”

Dầu Tiếng Reservoir sand mining suspended

vietnamnews

Update: May, 19/2017 – 09:00

Sand mining activities at Dầu Tiếng Reservoir in Tây Ninh Province have been suspended since April 20. — Photo tuoitre.vn
HCM CITYThe Ministry of Agriculture and Rural Development has asked the provinces of Tây Ninh, Bình Dương and Bình Phước to suspend sand mining operations at Dầu Tiếng Reservoir, following an order from the Government.The ministry told officials to adjust planning for construction sites and dumps in the reservoir to ensure safety and protect the environment and management of natural resources at the reservoir. Tiếp tục đọc “Dầu Tiếng Reservoir sand mining suspended”