TPO – Ngày 12/4, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết đã đưa ra cảnh báo với các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến việc Ủy ban châu Âu (EC) đang lập hồ sơ theo dõi dư lượng 2-chloroethanol (dư lượng thuốc trừ sâu) có trong sản phẩm bún, phở, bánh đa nhập khẩu từ Việt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không quản lý tốt dư lượng này thì có khả năng EC sẽ đưa các sản phẩm vào diện kiểm tra an toàn thực phẩm như đang áp dụng với mỳ ăn liền.
Phở, bún, bánh đa Việt Nam lại vào danh sách bị EC theo dõi hàm lượng thuốc trừ sâu.
VTV.vn – Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đối với các mặt hàng chế biến từ rong rất lớn nhưng nguồn nguyên liệu đủ chất lượng, phù hợp với yêu cầu của DN lại đang thiếu.
Nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt. Số lượng tàu thuyền ven bờ quá lớn cần phải giảm xuống, để đáp ứng yêu cầu của Ủy ban châu Âu EC về thẻ vàng thủy sản. Việc phát triển nuôi biển đang trở thành xu hướng tất yếu. Trong đó, việc khai thác và nuôi trồng rong biển được đánh giá có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế việc phát triển ngành rong biển ở các địa phương miền Trung còn khá nhiều bất cập.
Ở khu vực Trung Bộ được đánh giá có dư địa với tiềm năng phát triển rong biển khá lớn, kéo dài từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện khu vực này chưa phát triển xứng với tiềm năng như ở Phú Yên hiện diện tích trồng rong biển mới có 3,7ha, trong đó chủ yếu là rong nho.
Nếu trước đây việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc khá dễ dàng thì gần đây thị trường này đã có nhiều thay đổi về tiêu chuẩn nhập khẩu.
Trước những yêu cầu mới từ thị trường này, nông dân Tây Nguyên đang thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các phương thức canh tác mới… Trong đó phải kể đến Dự án Cà phê cảnh quan bền vững. Dự án này đã có những tác động tích cực, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê.
Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng”
Kỳ 1: Thiết bị giám sát hành trình của VNPT trục trặc như cơm bữa
Trong khi 700 tàu cá ở Bình Định thiệt hại do thiết bị trục trặc thì ngư dân Quảng Ngãi còn bị bỏ rơi sau khi lắp thiết bị giám sát hành trình của VNPT.
Mỗi thiết bị giám sát hành trình tàu cá có giá lắp đặt lến tới 23 – 25 triệu đồng, nhưng nhà mạng lại thiếu trách nhiệm trong sửa chữa, bảo hành gây khó khăn cho ngư dân. Ảnh: Trung Chánh.
Thiết bị giám sát hành trình tàu cá là giải pháp tối quan trọng để chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, khắc phục thẻ vàng IUU.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các địa phương, ngư dân đã tích cực hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để quản lý quy củ, chặt chẽ, chống đánh bắt bất hợp pháp.
Nhưng, qua điều tra của Báo Nông nghiệp Việt Nam tại một số địa phương ven biển cho thấy, ngư dân, chủ tàu cá, cơ quan quản lý tại địa phương đang phải chịu đựng những bất cập mà thiết bị giám sát hành trình gây ra, điều đó vô hình chung ngăn cản tiến trình và quyết tâm khắc phục thẻ vàng IUU của Việt Nam.
Những hợp đồng khoán sản xuất thực chất vẫn theo kiểu phát canh thu tô ở tỉnh Đăk Lăk hệt như ‘bóng ma’ ám ảnh người nông dân nhận khoán suốt bao năm qua.
LTS: Doanh nghiệp ôm diện tích lớn đất đai màu mỡ nhưng hoạt động không hiệu quả, trong khi người dân liên kết nhận khoán phải chịu vô số các khoản thu. Mâu thuẫn, bất ổn đang ngày càng nhức nhối trên hàng vạn ha đất nông lâm trường ở Tây Nguyên.
Trên mặt biển Quảng Ninh sóng chỉ lăn tăn nhưng ẩn sâu là những ‘cơn sóng lớn’ của việc chuyển đổi phao xốp sang nhựa, của sự tha thiết muốn có sổ đỏ mặt nước.
Người dân Vân Đồn đang thay phao xốp bằng phao nhựa. Ảnh: Dương Đình Tường.
Bao giờ gạo Việt sánh ngang với gạo Campuchia, Thái Lan?
Trần Mạnh – 28/12/2017 13:56 GMT+7
TTO – Xét về lượng, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu gạo, nhưng về chất và giá bán lại không thể sánh với Campuchia, Thái Lan.
“Việt Nam cần sớm thay đổi cách trồng lúa để tăng lượng gạo chất lượng lên để cạnh tranh với gạo Thái, gạo Campuchia”, câu nói của ông Bruce J. Tolentino, Phó tổng giám đốc Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), làm tôi nhớ mãi trong chuyến thăm IRRI tại Philippines vừa qua.
Xóa nạn đánh bắt cá trái phép – Bài 1: ‘Trộm cắp’ trên biển và những hiểm họa khôn lường
13/07/2022 | 06:30 – ĐỖ THIỆN
(PLO)- Hoạt động đánh bắt cá trái phép trên biển không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ chủ quyền và phá hoại môi trường biển.
Con tàu và một số ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng Thái Lan bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép hồi tháng 4-2022. Ảnh: THE NATION
LTS: Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến khoảng cuối tháng 6-2022, đã có tất cả 32 vụ với 52 tàu và 453 ngư dân Việt Nam bị các nước bắt giữ, xử lý vì đánh bắt cá trái phép. Các cơ quan chức năng vẫn đau đầu với tình trạng đánh bắt cá trái phép âm ỉ, kéo dài, gây thiệt hại cho nền kinh tế, đồng thời tạo ra nhiều hệ lụy đối với đời sống-xã hội.
Báo Pháp Luật TP.HCM xin mổ xẻ nguyên nhân đằng sau thực trạng đáng buồn và báo động này, đồng thời chỉ ra những giải pháp quan trọng để giải bài toán “tàu ra khơi bị bắt”.
Theo nghiên cứu của IUU Fishing Index 2021, Việt Nam (VN) có chỉ số đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không kiểm soát (viết tắt là IUU) là 2,48, cao hơn so với mức bình quân của thế giới là 2,24 và hiện đứng thứ sáu trên thế giới về vấn nạn khai thác IUU. Hoạt động trên thực tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động kinh tế của VN, gây ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân.
Cao su, cà phê, ca cao, gỗ… nếu trồng trên đất phá rừng sau năm 2020 sẽ không được nhập khẩu vào EU theo một thỏa thuận mới đây.
Cà phê trồng trên đất phá rừng sau năm 2020 sẽ không được nhập khẩu vào EU.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, EU đã đạt được thỏa thuận chính trị về luật chống phá rừng và suy thoái rừng toàn cầu được thúc đẩy bởi sản xuất và tiêu dùng của EU.
Thỏa thuận quan trọng này được đưa ra ngay trước khi bắt đầu Hội nghị quan trọng về đa dạng sinh học (COP15) nhằm xác định các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên trong nhiều thập kỷ tới.
Thiếu nước đang đe dọa cây cà phê ở Tây Nguyên, nhưng ở chiều ngược lại, cây cà phê cũng đẩy vùng đất này đối mặt với những cơn khát do các hoạt động canh tác thiếu bền vững.
Cây cà phê héo rũ vì khát nước ở Đắk Lắk. Ảnh: Thành Nguyễn
Vài tháng trong năm, khi cây cà phê chưa vào vụ, bà Hoa(*) sẽ rời quê nhà Đắk Lắk, Tây Nguyên xuống các thành phố phía Nam tìm các công việc thời vụ. Đây là cách một người phụ nữ 50 tuổi kiếm thêm thu nhập khi rẫy cà phê của gia đình bà mấy năm liền năng suất kém do thiếu nước.
“Trong thôn nhiều người cũng đi. Phải đi, vì mình đâu có tin tưởng được là đến mùa sẽ có trái thu hoạch”, nông dân người Thái này nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 11 năm ngoái, khi đang làm bảo vệ cho một tòa nhà ở TP.HCM, cách quê bà hơn 300km.
Hạn hán vào mùa khô năm 2020 làm 4 hecta cà phê của bà bị rụng bông, héo cành, không đậu trái. Nhưng đó chưa phải là thứ tệ nhất mà bà Hoa chứng kiến, toàn bộ miếng rẫy đã chết khát trong trận hạn hán lịch sử bốn năm trước đó.
Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’: [Bài 1] Thu hồi trắng gần 100ha đầm bãi làm kênh thoát nước khu công nghiệp
Gần 100ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng bị thu hồi trắng làm kênh thoát nước thải khu công nghiệp. Nhiều hộ dân lo lắng mất kế sinh nhai.
Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi (áo xanh), một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.
LTS: Ngày 19/12/2018, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, ngày 10/7/2020, tỉnh Nam Định ban hành QĐ số 1645 về việc chấm dứt hiệu lực thi hành Quy hoạch nói trên. Người thay mặt UBND tỉnh ký ban hành cả hai Quyết định trên là ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Đằng sau hai Quyết định này là số phận của hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ đã đầu tư tiền bạc, công sức để khai phá, cải tạo vùng sình lầy, bãi triều hoang hoá… thành những đầm bãi trù phú, nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu.
(KTSG Online) – Mỹ được xác định là thị trường cao cấp trong tiêu thụ nhiều loại trái cây của Việt Nam. Thế nhưng, việc đưa trái cây Việt Nam sang tiêu thụ ở thị trường này không như kỳ vọng, thậm chí có loại đã ngưng bán sau một vài đơn hàng đầu tiên.
Lô xoài của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ảnh: Trung Chánh
Tính đến thời điểm hiện tại, có 7 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, bao gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa, xoài và bưởi. Tuy nhiên, theo đánh giá của những người trong cuộc, thì việc khai thác thị trường cao cấp này không như kỳ vọng…
TPO – Sau vài năm cơn ‘bão giá’ thức ăn chăn nuôi ập đến, từ khoảng 4 triệu người tham gia chăn nuôi trên cả nước đến nay chỉ còn hơn 2 triệu người. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp khẩn cấp hạ giá thức ăn chăn nuôi, nguy cơ nhiều làng nghề nuôi lợn tiếp tục bị xóa sổ.
Giá cám tăng hơn 40% và duy trì trong thời gian dài đang khiến người chăn nuôi lỗ nặng
Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai – cho biết, sau mười mấy lần tăng giá liên tục, hiện giá cám cao hơn 40% so với năm 2020. Các dịch vụ chăn nuôi cũng tăng 10-15%… Điều này khiến người chăn nuôi ở “thủ phủ” Đồng Nai đang lỗ nặng, không khác gì so với lúc xảy ra khủng hoảng giá lợn hơi vào 6 năm trước.
Theo ông Đoán, hiện mỗi con lợn xuất chuồng, người dân lỗ 1 triệu đồng diễn ra khá phổ biến. Trước cơn bão giá thức ăn chăn nuôi, hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Đồng Nai không trụ được phải bỏ nghề.
Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai