Điểm trường “3 trong 1”

d08:37 AM – 07/04/2017

BPĐiểm trường Tà Thiết, xã Lộc Thịnh (Lộc Ninh) được xây dựng năm 2002 với 6 phòng phục vụ học tập cho con em đồng bào Khơme, S’tiêng bậc tiểu học trên địa bàn ấp Tà Thiết.

Lớp 6A3 Trường cấp 1-2 Lộc Thịnh trong giờ học Văn tại điểm trường Tà Thiết

Ông Lâm Vi, Trưởng ấp Tà Thiết, kiêm bảo vệ điểm trường cho biết: Ấp có 156 hộ/558 người, trong đó người Khơme 123 hộ, người S’tiêng 3 hộ, số còn lại người Kinh. Những năm qua, được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở nên đời sống của người dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm, hộ khá, giàu tăng. Hiện ấp chỉ còn 26 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo (theo tiêu chí mới). Tiếp tục đọc “Điểm trường “3 trong 1””

Xóm đồng bào S’tiêng đói điện, khát nước sạch mấy chục năm nay

NN – 28/10/2016, 14:30 (GMT+7)

Từ mấy chục năm nay, người dân thôn Phú Tiến, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, Bình Phước, vẫn sống dưới ngọn đèn dầu và nước… trời cho. Cuộc sống gần như tách biệt với xã hội văn minh, người lớn “đói” thông tin, bệnh tật bủa vây, trẻ em học dưới ánh đèn dầu. Điều đáng nói là, thôn này nằm các trung tâm…

15-46-24_nh-6

Điều đáng nói là, thôn này nằm các trung tâm xã chỉ vài cây số. Tiếp tục đọc “Xóm đồng bào S’tiêng đói điện, khát nước sạch mấy chục năm nay”

Vụ nổ súng chết người tại Đắk Nông: Nguyên cớ nóng bỏng chuyện tranh chấp đất đai

Chuỗi bài gồm có:

  • Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
  • Bình Phước: Gỡ rối do cưỡng chế quá đà – 2 kỳ
  • Bình Phước: Máu đổ khi công an cưỡng chế đất bị dân đâm
  • Bình Phước: Cưỡng chế quá đà, dân nghèo thêm khổ
  • Tranh chấp đất rừng 3 người bị bắn chết, mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

***

TP – Ngày 24 tháng 10 năm 2016

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông

Tối 23/10, ông Đoàn Hồng Quân – Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho biết, hiện trường vụ nổ súng thuộc địa bàn xã Quảng Trực chứ không phải xã Đắk Ngo như thông tin ban đầu.

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu.

Tiếp tục đọc “Vụ nổ súng chết người tại Đắk Nông: Nguyên cớ nóng bỏng chuyện tranh chấp đất đai”

Mưu sinh ở vùng đệm Vườn quốc gia Bù Gia Mập – 2 bài

  • Cuộc sống nơi cửa rừng
  • Giải pháp bền vững nào cho vùng đệm?


Dân di cư tự do đã xâm canh và làm nhà cạnh vùng lõi Vườn quốc gia Bù Gia Mập (ảnh lớn). Vợ chồng anh Điểu Hùng sau khi thế chấp đất cho thương lái chỉ còn biết sống dựa vào những sản vật từ rừng (ảnh nhỏ)

***

13:34 08/08/2014

BP – Khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nâng cấp thành Vườn quốc gia Bù Gia Mập trực thuộc tỉnh Bình Phước kể từ ngày 27-11-2002, với tổng diện tích 26.032 ha. Tiếp tục đọc “Mưu sinh ở vùng đệm Vườn quốc gia Bù Gia Mập – 2 bài”

Bò tót – tiếng kêu bên bờ vực – 6 kỳ

  • Kỳ 1: Chiếc kèn motova cuối cùng
  • Kỳ 2: Sống trong sợ hãi
  • Kỳ 3: Phá nát ngôi nhà bò tót
  • Kỳ 4: Tranh nhau đất sống
  • Kỳ 5: Hậu duệ F1 của bò tót Phước Bình
  • Kỳ 6: Đưa bò tót trở về mái nhà xưa

***

Kỳ 1: Chiếc kèn motova cuối cùng

28/10/2014 12:30 GMT+7

TT – Chiếc kèn motova, một trong những nhạc cụ truyền thống của người Raglai ở Ninh Thuận, liệu có liên quan gì đến sự tồn vong của bò tót?

Gian nan dạy – học tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số – 2 bài

  • Bài 1 – Rào cản trong dạy và học tiếng Việt
  • Bài 2 – Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS

***

Gian nan dạy – học tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số

11:17 – 28/01/2016

BPBình Phước là tỉnh trung du miền núi, với 41 thành phần dân tộc, trong đó có khoảng 20% là đồng bào dân tộc thiểu số. Dân cư không tập trung, nhất là ở vùng sâu, xa, biên giới, ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học tiếng Việt. Vì trò phải học tiếng Việt, thầy phải học tiếng dân tộc thiểu số từ các em để lên lớp… Từ đó, có biết bao câu chuyện “cười ra nước mắt” và đặt ra những vấn đề rất căn bản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục.

Các cháu tại điểm lẻ thôn 2, Trường mầm non Hoa Lan trong lớp học

Tiếp tục đọc “Gian nan dạy – học tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số – 2 bài”

Đăng Hà và bài toán khó trong phát triển kinh tế – xã hội – 2 bài

  • Bài 1 – Sống tại Bình Phước, đi chợ ở Lâm Đồng
  • Bài 2 – Hộ khẩu Bình Phước, canh tác ở Đồng Nai

***

7:01 26/08/2016

SỐNG TẠI BÌNH PHƯỚC, ĐI CHỢ Ở LÂM ĐỒNG

BP – Đăng Hà là xã vùng sâu, xa, có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, nằm tách biệt với các xã khác của huyện Bù Đăng bởi dốc 5 cây hiểm trở. Xã có 82% số dân là người dân tộc thiểu số, kinh tế phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Điều kiện như vậy, cộng với cơ sở hạ tầng của xã chưa được quan tâm đầu tư đúng mức khiến đời sống người dân vốn đã khó lại càng khó khăn thêm.

Thu nhập chính của người dân xã Đăng Hà là cây lúa nhưng hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập (ảnh lớn). Người dân ở thôn 1 hoang mang, lo lắng vì không biết tương lai sẽ như thế nào (ảnh nhỏ)
Thu nhập chính của người dân xã Đăng Hà là cây lúa nhưng hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập (ảnh lớn). Người dân ở thôn 1 hoang mang, lo lắng vì không biết tương lai sẽ như thế nào (ảnh nhỏ)

Tiếp tục đọc “Đăng Hà và bài toán khó trong phát triển kinh tế – xã hội – 2 bài”

Người S’tiêng mang họ gì?

21:23 02/05/2016

BPOĐồng bào dân tộc S’tiêng ở tỉnh Bình Phước là một bộ phận cư dân bản địa cư trú lâu đời và có nhiều nét văn hóa đặc trưng riêng. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp cho bà con ngày có cuộc sống ổn định và phát triển. Tuy vậy, do trình độ dân trí chưa cao nên trong cuộc sống hằng ngày, nhất là khi quan hệ với chính quyền để làm các loại giấy tờ thì bà con rất ngại. Một trong những e ngại ấy xuất phát từ cái họ của đồng bào. Chúng tôi đã gặp một số trường hợp khá hy hữu.

Đồng bào S’tiêng trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Ảnh minh họa
Đồng bào S’tiêng trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Ảnh minh họa
Tiếp tục đọc “Người S’tiêng mang họ gì?”