In Vietnam, a forest grown from the ashes of war falls to a resort project

mongabay – by Le Quynh on 19 December 2022

  • Planted in the 1970s as part of Vietnam’s post-war reforestation program, the Dak Doa forest has become both a burgeoning tourist attraction and a lifeline for ethnic minority farmers living in the district.
  • The forest is under threat due to a planned tourism, housing and golf complex slated to cover 517 of the forest’s 601 hectares (1,278 of 1,485 acres).
  • Work on the project is currently suspended due to the death of more than 4,500 trees in a botched relocation operation, as well as sanctions imposed on local leaders by central party leadership, which found local officials to have committed a series of violations related to land management.
  • While currently suspended, the project could still be revitalized if a new investor takes over.

DAK DOA, Vietnam — At the end of the rainy season, the hillsides in Dak Doa district, in central Vietnam’s Gia Lai province, turn pink as the Cỏ Hồng grass blushes in the basaltic soil of a 50-year-old pine forest.

Tiếp tục đọc “In Vietnam, a forest grown from the ashes of war falls to a resort project”

Cần sớm sửa đổi Luật Đất đai để chặn đứng các sai phạm do quản lý

Trước tình trạng đất nông lâm trường đang quản lý, sử dụng kém hiệu quả, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Đất đai…

Hùng Võ-Minh Thu (Vietnam+) 25/07/2021 14:49 GMT+7 

Theo báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội mới đây về thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh giảm nghèo bền vững đến năm 2020, cả nước vẫn còn 58.000 hộ dân thiếu đất ở và 303.578 hộ thiếu đất sản xuất. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)Theo báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội mới đây về thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh giảm nghèo bền vững đến năm 2020, cả nước vẫn còn 58.000 hộ dân thiếu đất ở và 303.578 hộ thiếu đất sản xuất. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn tới việc sau gần 30 năm “sắp xếp, đổi mới” rừng vẫn mất, đất đai bị lấn chiếm tranh chấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở mức cào; từ đó đưa ra giải pháp phù hợp ngay trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai tới đây.

Tiếp tục đọc “Cần sớm sửa đổi Luật Đất đai để chặn đứng các sai phạm do quản lý”

Ai rót tiền vào các dự án điện gió tỷ đô của Tài Tâm?

NN – Thứ Tư 29/09/2021 , 12:21

Việc các dự án điện gió nghìn tỷ của doanh nghiệp Tài Tâm phải đi vay ngân hàng đến 80% có phải là áp lực buộc triển khai dự án bằng mọi giá?

Dự án điện gió của doanh nghiệp Tài Tâm. Ảnh: Công Điền. 
Dự án điện gió của doanh nghiệp Tài Tâm. Ảnh: Công Điền. 

Cần phải xác minh những khoản vay hàng chục nghìn tỷ của Tài Tâm

Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty TNHH Tài Tâm đã trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư vào nhiều dự án năng lượng tái tạo tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như tỉnh Quảng Trị, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau. Có một điểm chung ở các dự án điện gió liên quan đến doanh nghiệp Tài Tâm là các công ty được thành lập với vốn điều lệ khá thấp, nguồn vốn thực hiện dự án điện gió chủ yếu là đi vay, vốn góp chỉ chiếm khoảng 20%, mức thấp nhất bắt buộc chủ đầu tư phải huy động được theo quy định.

Tiếp tục đọc “Ai rót tiền vào các dự án điện gió tỷ đô của Tài Tâm?”

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)

Không ít nơi, chính quyền địa phương thu hồi đất của lâm trường nhưng lại không giao cho người dân tại chỗ mà giao cho các công ty tư nhân. Các lâm trường có nhiều đất cũng giao lại cho những người giàu có. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

***

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn

Lời giới thiệu

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của nông/lâm nghiệp và là trụ đỡ quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tiếp tục đọc “‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)”

Đất công

Trong thời kỳ kháng chiến và thống nhất đất nước, Nhà nước đã tiến hành quốc hữu hoá đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trên quy mô toàn quốc. Mặc dù từ giữa thập kỷ 1980 khi thực hiện đổi mới, chế độ sở hữu tập thể đối với đất nông nghiệp đã được xóa bỏ, song phần lớn rừng và đất lâm nghiệp vẫn do các lâm trường quốc doanh quản lý1. Các lâm trường này được giao những diện tích đất lâm nghiệp lớn và có nhiệm vụ quản lý rừng, khai thác gỗ và sản xuất lương thực2. Năm 1986, cả nước có 413 lâm trường quốc doanh, quản lý 6,3 triệu ha. Số lượng các lâm trường giảm xuống còn 368 vào năm 2003 và 164 vào năm 20143 (lúc này đã chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp). Tính đến cuối năm 2012, diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý là hơn 2,8 triệu ha 4.Đối với hầu hết các lâm trường, quản lý nhà nước đã chuyển đổi sang hình thức quản lý hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, sự thay đổi này bị phê phán là “bình mới rượu cũ”, còn nặng tính hình thức5.

Cảnh rừng Việt Nam. Ảnh: Terry Sunderland/CIFOR   đăng tại Flickr. Gấy phép CC-BY-NC-ND.

Tiếp tục đọc “Đất công”

Thực trạng xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số ở nước ta

lyluanchinhtri.vn – Trong những năm qua, do chính sách, pháp luật về đất đai của Nhà nước còn nhiều bất cập so với thực tiễn; công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn lỏng lẻo… đã dẫn đến các vụ việc xung đột đất đai nói chung, xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số nói riêng, gây ra những điểm nóng chính trị – xã hội phức tạp. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng xung đột đất đai ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay thông qua phân tích 5 hình thức xung đột đất đai chủ yếu, những nguyên nhân, yếu kém trong quản lý đất đai.

Ảnh minh họa

Tiếp tục đọc “Thực trạng xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số ở nước ta”

Cải cách lâm trường quốc doanh và bảo đảm quyền sử dụng đất của người DTTS

Lofara – Báo cáo nghiên cứu được trình bày trong hội nghị của Ngân hàng Thế giới về Đất đai năm 2016. Sau khi thống nhất, chính phủ Việt Nam đã quốc hữu hóa đất nông nghiệp và đất rừng trên cả nước. Trong khi đất nông nghiệp bị phi tập thể hóa trong công cuộc Đổi mới từ giữa những năm 1980, phần lớn rừng và đất rừng vẫn tiếp tục do các doanh nghiệp nhà nước quản lý. Đối với các thành viên của 53 nhóm dân tộc thiểu số được công nhận ở Việt Nam, việc hình thành các lâm trường quốc doanh (lâm trường quốc doanh) đồng nghĩa với việc chấm dứt các chế độ sở hữu theo tập quán, dẫn đến việc loại bỏ các vùng đất truyền thống được sử dụng cho nông nghiệp, săn bắn và thu hái lâm sản ngoài gỗ . Mặc dù trong những thập kỷ gần đây, sự đồng thuận đã được xây dựng dựa trên sự cần thiết phải thay đổi hệ thống lâm trường quốc doanh, tuy nhiên, trên thực tế còn lâu mới đạt được kết quả mong muốn. Xung đột về đất rừng giữa các lâm trường và người dân địa phương vẫn còn diễn ra phổ biến ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Cải cách lâm trường quốc doanh và bảo đảm quyền sử dụng đất của người DTTS”

Nghị sĩ EU gắn Đồng Tâm với thông qua EVFTA, trong lúc có thêm kiến nghị qua mạng – Nghị sĩ EU chỉ trích VN về nhân quyền, Đồng Tâm trước thềm bỏ phiếu khuyến nghị EVFTA

Đọc bài quan trọng Phân tích pháp lý về đất đai trong vu Đồng Tâm
Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự
trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020?

Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

Nghị sĩ EU gắn Đồng Tâm với thông qua EVFTA, trong lúc có thêm kiến nghị qua mạng

20 tháng 1 2020 BBC
Ông Lê Đình KìnhBản quyền hình ảnh OTHERS
Ông Lê Đình Kình

Bà Saskia Bricmont, nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, nêu vấn đề Đồng Tâm và gắn nó với việc thông qua Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA).

“Làm sao vào tháng Hai tới, Nghị viện châu Âu có thể phê chuẩn một thỏa thuận thương mại tự do với một quốc gia khủng bố và đàn áp người dân kiểu như vậy,” nữ nghị sĩ Saskia Bricmont viết trên twitter hôm 18/1/2020. Tiếp tục đọc “Nghị sĩ EU gắn Đồng Tâm với thông qua EVFTA, trong lúc có thêm kiến nghị qua mạng – Nghị sĩ EU chỉ trích VN về nhân quyền, Đồng Tâm trước thềm bỏ phiếu khuyến nghị EVFTA”

Đồng Tâm: EU và dân biểu Úc nêu quan ngại ‘vi phạm nhân quyền’ ở VN

Đọc bài quan trọng Phân tích pháp lý về đất đai trong vu Đồng Tâm
Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự
trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020?

Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

17 tháng 1 2020 BBC

Vụ đụng độ ở Đồng Tâm khiến 4 người thiệt mạng đang thu hút sự chú ý của công luận, không chỉ tại Việt NamBản quyền hình ảnh LA VIET DUNG
Vụ đụng độ ở Đồng Tâm khiến 4 người thiệt mạng đang thu hút sự chú ý của công luận, không chỉ tại Việt Nam

Dân biểu liên bang Úc Chris Hayes, thuộc đảng Lao động, hôm 16/1/2020 đã lên tiếng về vụ Đồng Tâm và cái chết của ông Lê Đình Kính.

Trong một tuyên bố, ông Hayes, dân biểu liên bang đại diện khu vực bầu cử Fowler, tiểu bang New South Wales, đã điểm lại thông tin về vụ đụng độ giữa những người dân làng giữ đất và cảnh sát xảy ra tại Đồng Tâm dẫn đến cái chết của ông Lê Đình Kình và ba cảnh sát.

Đảng Lao động Úc, hạt Fowler, New South Wales, phát biểu hôm 16/01

“Tôi được tin ông Lê Đình Kình bị giết trong cuộc tấn công có chọn lọc nhắm vào tư gia của ông. Đã 84 tuổi, ông Kình là nhà hoạt động tích cực, đại diện cho dân làng trong cuộc ̣đối đầu với vụ tịch thu đất mà chính quyền thực hiện. Tôi được biết ông Kình bị tử vọng trong cái chết bạo lực, và con ông, cháu ông bị bắt giữ ở những nơi không rõ,” thư của ông Hayes viết.

“Vấn đề tịch thu đất cho mục đích kinh tế tại xã Đồng Tâm đã và đang diễn ra lâu nay, bất công trong đền bù đất là một vấn nạn lớn tại đất nước Việt Nam.”

Bàn Tròn BBC: Khủng hoảng Đồng Tâm và mô hình, hướng giải quyết

‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’?

Đồng Tâm: Tang lễ ba cảnh sát vụ thôn Hoành

Ân xá Quốc tế: ‘VN đàn áp người bàn về vụ Đồng Tâm trên Facebook’

Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’

Ông Hayes, người cũng giữ chức trưởng ban kỷ luật (chief whip) của đảng Lao động Úc, viết:

“Vấn đề tịch thu đất cho mục đích kinh tế tại xã Đồng Tâm đã và đang diễn ra lâu nay, bất công trong đền bù đất là một vấn nạn lớn tại đất nước Việt Nam.”

Theo ông Hayes, trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng “trở nên tồi tệ hơn” với sự đàn áp của nhà chức trách thì chính phủ Úc phải lên tiếng.

“Chúng ta đã chứng kiến việc những người dám lên tiếng phản đối chính quyền Việt Nam bị áp những bản án nặng nề về tội xâm phạm an ninh quốc gia qua những phiên tòa bất công, mà trong nhiều trường hợp, không được tiếp cận với luật sư. Nghiêm trọng hơn nữa, những người này bị chính quyền cho vào tù với điều kiện giam giữ và bị đối xử rất tồi tệ.”

Chris HayesBản quyền hình ảnhCHRISHAYESMP
Image captionThư của ông Chris Hayes

“Nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy, họ không tôn trọng pháp luật mà tìm cách đàn áp, bỏ tù và trục xuất những người vốn chỉ lên tiếng ủng hộ cho những quyền con người căn bản, gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo và quyền bình đẳng trước pháp luật”.

Thư của ông Hayes cũng kêu gọi chính phủ Úc, với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc điều tra về vụ việc này. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cùng dồn áp lực lên chính quyền Việt Nam, buộc họ phải xét xử để đưa những thủ phạm gây ra biến cố trên ra chịu trách nhiệm.

Đảng Lao động Úc thuộc phe tả, trong thập niên 1970 đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành phản chiến, đòi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam.

Liên minh Châu Âu yêu cầu gặp Bộ Công an

Bà Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU) về Quan hệ đối ngoại và Chính sách An ninh, khẳng định với BBC News Tiếng Việt qua email rằng, phái đoàn EU tại Việt Nam đang rất quan ngại và theo sát các cuộc đụng độ dữ dội về quyền đất đai xảy ra tại Đồng Tâm.

Đồng Tâm: Mảnh đất tranh chấp gây ra bốn cái chết

Đồng Tâm: Vì sao cần lực lượng đông đảo vào cuộc?

Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết

Bà Battu-Henriksson cho biết: “Vào ngày 9/1, Đại sứ EU tại Việt Nam Aliberti đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ của Việt Nam, bày tỏ quan ngại và dè dặt trước việc xử lý tình huống của lực lượng an ninh”.

Bà Battu-Henriksson cũng nói rằng:”Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của nạn nhân”.

Bà Battu-Henriksson cho biết là vụ việc này sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới.

“Liên minh châu Âu kỳ vọng nhà chức trách Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào.”

“Phái đoàn EU tiếp tục theo dõi tình hình và đã yêu cầu có một cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Công an của Việt Nam”, bà Battu-Henriksson khẳng định với BBC News Tiếng Việt qua email.

Dư luận quan tâm về Đồng Tâm

Trong một diễn biến liên quan, trong một bài viết đăng trên website chính thức của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Right Watch) hôm 15/1, Claudio Francavilla, thành viên tổ chức này tại châu Âu đã kêu gọi các thành viên Nghị viện châu Âu “không bỏ lỡ cơ hội để thay đổi Việt Nam”.

Kêu gọi này được đưa ra giữa khi Nghị viện Châu Âu chuẩn bị bỏ phiếu đưa ra quyết định thông qua, trì hoãn hoặc bãi bỏ Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) trong những tuần tới.

Các hiệp định này từng được ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, kỳ vọng là “tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam và từ đây người dân hai bên dễ dàng hợp tác, giao lưu, các doanh nghiệp hai bên có thể tiếp cận thuận lợi thị trường của nhau”.

Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU diễn ra hồi tháng 6/2019Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU đã diễn ra hồi tháng 6/2019

Bài báo nói trên của Francavilla viết: “Nếu chỉ bỏ phiếu đồng ý mà không có bất cứ thay đổi gì từ chính phủ Việt Nam là lãng phí một cơ hội chưa từng có cho sự thay đổi tích cực ở trong nước”.

Trong khi đó, trang facebook ‘Tin mừng cho người nghèo’ cho biết, sáng 16/1, phái đoàn của EU cùng các đại diện các cơ quan ngoại giao các nước Hoa Kỳ, Canada, Đức, Italia, Úc, Anh, và Tây Ban Nha đã có buổi làm việc với Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa, quận Bình Thạnh, ở Sài Gòn.

Tại buổi gặp, Hòa Thượng Thích Không Tánh, đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam, cũng đã trình bày về vi phạm nhân quyền của Việt Nam qua biến cố Đồng Tâm xảy ra gần đây.

Festive air muted as violence-hit village limps back to normalcy

By Hoang Phuong, Gia Chinh, Vo Hai   January 21, 2020 | 11:08 am GMT+7

The gloomy aftermath of a fatal clash between police and civilians in a Hanoi village is casting a pall over locals’ Tet preparations.

Ten days after resentment over a land dispute erupted into a deadly clash that left three policemen and a civilian dead in Dong Tam Commune, My Duc District, villagers are wearily and warily returning to life as usual.

Offices in Vietnam are closed on weekends, but the committee’s office as well as the commune’s police station were open Sunday.

On Friday, barriers that had cordoned off and restricted entry to the commune were taken down, but the pall of gloom over locals is evident.

The deadly clash between protesters and law enforcement officers took place a week after some units of the Ministry of National Defense, in collaboration with local authorities, began building a fence for the Mieu Mon Military Airport at Hoanh Village in Dong Tam.

The encounter was the first time in decades that violence over a land dispute had claimed the lives of both law enforcers and civilians.

The incident disrupted normal life and preparations for the Lunar New Year, Tet, as they have begun much later than usual.

The country will enjoy a seven-day holiday for the Tet festival this year, staring January 23.

Work on the fence for the Mieu Mon Military Airport has been completed. The steel wire fence carries no trespassing signs in Vietnamese and English.

As life returns to normal, strangers to the commune are still eyed with some suspicion by the locals.

Tiếp tục đọc “Festive air muted as violence-hit village limps back to normalcy”

Vụ Đồng Tâm: Nguy cơ Hiệp định Thương mại Tự do VN – EU sẽ biến thành khói

Đọc bài quan trọng Phân tích pháp lý về đất đai trong vu Đồng Tâm
Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự
trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020?

Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam, sau rất nhiều năm thảo luận và thương lượng cực nhọc, đã được ký kết hồi tháng 6/2019, chỉ đang đợi Quốc hội EU chấp thuận và thông qua. Đây là hiệp định cực kì quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam, vì nó sẽ từ từ xóa hết thuế quan cho 99% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào mọi quốc gia ở Châu Âu. Đồng thời nó được EU xem là bước thử nghiệm đầu tiên để EU có thể có nhiều hiệp định sau đó với cả khối ASEAN (và VN đang là chủ tịch ASEAN lúc này). Tiếp tục đọc “Vụ Đồng Tâm: Nguy cơ Hiệp định Thương mại Tự do VN – EU sẽ biến thành khói”

Khi dân Đồng Tâm sẵn sàng đối đầu chính quyền giữ đất Tổ Tiên

Đọc bài quan trọng Phân tích pháp lý về đất đai trong vu Đồng Tâm
Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự
trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020?

Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

 

SBS Australia

Buổi diễn tập chống bạo động tại Hà Nội 29/12/2019
Buổi diễn tập chống bạo động tại Hà Nội 29/12/2019

Sáng 31/12, lần đầu tiên các đại diện Đồng Tâm phải kêu gọi đến quốc tế đề nghị bảo vệ nhân quyền và quyền lợi hợp pháp của nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Sự việc này theo sau sự kiện chiều tối 29/12, người dân Đồng Tâm báo động toàn xã và trên mạng xã hội khẳng định “quyết tâm đổ máu” để bảo vệ đất khi xe công lực có trang bị vũ trang kéo về địa bàn xã. Màn dàn quân của chính quyền cuối cùng được biết là một cuộc diễn tập mà không báo trước với người dân trong khu vực, tuy nhiên khẳng định bảo vệ đất bằng mọi giá của người dân Đồng Tâm thì hoàn toàn nghiêm túc và không diễn tập.

Tiếp tục đọc “Khi dân Đồng Tâm sẵn sàng đối đầu chính quyền giữ đất Tổ Tiên”

19-01 Đồng Tâm , Phong Tỏa Tiền Phúng Điếu Ông Lê Đình Kình

Đọc bài quan trọng Phân tích pháp lý về đất đai trong vu Đồng Tâm
Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự
trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020?

Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

TĐH: clip này dù có nhiều từ có cảm tính nhiều, mình không thích, nhưng lý luận thì đúng 100%. Ngân hàng VN không làm đúng chức năng ngân hàng. Và Bộ Công An lạm đụng quyền hành phi pháp. Ít nhất phải là xin phép TÒA ÁN (có thể là một cách kín đáo) trước khi có thể đòi phong tỏa một tài khoản ngân hàng của người dân.

Xin Bộ Công An cho mọi người cho biết Bộ có phép ai cho. Hay là Bộ sẽ nói “Tôi cho phép tôi. Tôi là Luật, Luật là Tôi.”?