Sống trong di sản – Ngô trên xứ đá
Nông Nghiệp – Thứ Hai 29/05/2023
Có một ‘di sản’ khác nằm trong lòng cao nguyên đá và ruộng bậc thang Hà Giang, đó là những con người không chịu khuất phục khó khăn, mạnh mẽ, bền bỉ hơn đá…


Conversations on Vietnam Development
Sống trong di sản – Ngô trên xứ đá
Nông Nghiệp – Thứ Hai 29/05/2023
Có một ‘di sản’ khác nằm trong lòng cao nguyên đá và ruộng bậc thang Hà Giang, đó là những con người không chịu khuất phục khó khăn, mạnh mẽ, bền bỉ hơn đá…
17/05/2023 lúc 13:30 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên
TCCT ThS. Nguyễn Đắc Văn (Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt)
Tóm tắt:
Giá đất là một chế định pháp lý quan trọng trong Luật Đất đai 2013, sau một thời gian áp dụng, những quy phạm về giá đất do cơ quan nhà nước xác định đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng pháp luật về giá đất do cơ quan nhà nước xác định tại Việt Nam hiện nay, cũng như chỉ ra một số bất cập của quy định pháp luật về vấn đề này, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giá đất.
Từ khóa: giá đất, pháp luật đất đai, bất cập và phương hướng hoàn thiện.
Giá đất là một chế định pháp lý quan trọng trong Luật Đất đai 2013, sau một thời gian áp dụng, những quy phạm về giá đất do cơ quan nhà nước xác định đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung như: giá đất quy định trong khung giá đất, bảng giá đất thường thấp hơn nhiều lần giá đất phổ biến trên thị trường; những nguyên tắc xác định giá đất chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh do sự thiếu rõ ràng của pháp luật; quy định về các phương pháp định giá đất, về Hội đồng thẩm định giá còn nhiều bất cập… Thực trạng pháp luật này đặt ra nhu cầu cần nghiên cứu để làm rõ những hạn chế trong quy định hiện hành, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giá đất. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về giá đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Tiếp tục đọc “Một số bất cập của pháp luật về giá đất do cơ quan nhà nước xác định”
Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên: [Bài 1] Dưới bóng ma ‘phát canh thu tô’ kiểu mới
NN – Thứ Ba 16/08/2022 , 10:41
Những hợp đồng khoán sản xuất thực chất vẫn theo kiểu phát canh thu tô ở tỉnh Đăk Lăk hệt như ‘bóng ma’ ám ảnh người nông dân nhận khoán suốt bao năm qua.
LTS: Doanh nghiệp ôm diện tích lớn đất đai màu mỡ nhưng hoạt động không hiệu quả, trong khi người dân liên kết nhận khoán phải chịu vô số các khoản thu. Mâu thuẫn, bất ổn đang ngày càng nhức nhối trên hàng vạn ha đất nông lâm trường ở Tây Nguyên.
Nông dân nhận khoán gánh hàng loạt các khoản thu ở Đăk Lăk. Ảnh: Minh Quý.
Tiếp tục đọc “Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài”
Biển Quảng Ninh nổi sóng – [Bài 1]: Quả phao nổi, đời người chìm
Nông nghiệp – Thứ Tư 19/04/2023
Trên mặt biển Quảng Ninh sóng chỉ lăn tăn nhưng ẩn sâu là những ‘cơn sóng lớn’ của việc chuyển đổi phao xốp sang nhựa, của sự tha thiết muốn có sổ đỏ mặt nước.
Người dân Vân Đồn đang thay phao xốp bằng phao nhựa. Ảnh: Dương Đình Tường.
TPHCM qua 20 năm xây trường, mở lớp – Bài 1: Dấu ấn tiên phong
SGGP – 10/04/2023 13:03 (GMT+7)
Nhờ “cú hích” từ Quyết định 02/2003/QĐ-UB ngày 3-1-2003 (Quyết định 02) của UBND TPHCM, mỗi đầu năm học, thành phố có thêm hàng chục ngôi trường mới đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết nhu cầu về chỗ học, đồng thời tạo thêm điểm nhấn cho bức tranh chuẩn hóa trường lớp tại TPHCM.
Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10 được xây dựng theo mô hình tiên tiến hội nhập. Ảnh: HOÀNG HÙNG
NN – Thứ Hai 27/03/2023 , 11:36 (GMT+7)
Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’: [Bài 1] Thu hồi trắng gần 100ha đầm bãi làm kênh thoát nước khu công nghiệp
Gần 100ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng bị thu hồi trắng làm kênh thoát nước thải khu công nghiệp. Nhiều hộ dân lo lắng mất kế sinh nhai.
Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi (áo xanh), một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.
LTS: Ngày 19/12/2018, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, ngày 10/7/2020, tỉnh Nam Định ban hành QĐ số 1645 về việc chấm dứt hiệu lực thi hành Quy hoạch nói trên. Người thay mặt UBND tỉnh ký ban hành cả hai Quyết định trên là ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Đằng sau hai Quyết định này là số phận của hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ đã đầu tư tiền bạc, công sức để khai phá, cải tạo vùng sình lầy, bãi triều hoang hoá… thành những đầm bãi trù phú, nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu.
Tiếp tục đọc “Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’ – 4 bài”
DV – Nhóm PV Thứ hai, ngày 20/02/2023 15:48 PM
Từng là người nổi tiếng trong vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hơn 10 năm trước, đến nay ông Đoàn Văn Vươn đang mở rộng đầu tư trang trại chăn nuôi vịt biển và trồng chuối bao tử để ổn định cuộc sống gia đình.
Những ngày đầu năm 2023, PV Báo Dân Việt về với khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Từ xa chúng tôi đã nghe tiếng vịt biển quang quác đòi ăn làm vui thêm khu đầm vắng lặng.
Đón chúng tôi bằng chiếc xe máy cà tàng, nhìn khuôn mặt tươi cười, khỏe mạnh của ông Đoàn Văn Vươn, chúng tôi biết ký ức của câu chuyện sóng gió gần 11 năm trước với ông đã trôi qua.
Tiếp tục đọc “11 năm sau vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ông Đoàn Văn Vươn giờ ra sao?”
LÊ SÁNG | 13/10/2020, 05:00:00
DDDN – Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, trong các quy định hiện hành không có quy định về khái niệm công trình tâm linh mà chỉ quy định về công trình tôn giáo, tín ngưỡng.
Hiện tượng các dự án du lịch tâm linh nở rộ tại nhiều tỉnh thành, địa phương (Ảnh: Chùa Bái Đính – Ninh Bình)
nongnghiep – Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 40km, nhưng xóm ở biệt lập trên núi, không có nước, không có đường, không có sóng điện thoại, không có ánh đèn đường.
Điện lưới cũng chỉ mới kéo lên đây được có vài năm. Do dính phải quy hoạch treo nên gần 20 năm nay người dân trong xóm không được xây dựng, cải tạo nhà cửa, một nửa đã trở về làng cũ, chỉ còn lại những ngôi nhà hoang cùng những trung niên, người già. Đêm đêm họ ra ngồi ở mỏm đá đầu xóm, phần để “hứng” sóng điện thoại, phần để ngắm thành phố Hà Nội về đêm với tòa nhà Keangnam và những cao ốc sáng lấp lánh như ánh sao sa trên trời.
Đó là cảnh ở khu kinh tế mới Ắng Bằng ở xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tôi có thể là nhà báo đầu tiên tới “bản người rừng” đó để ăn, ngủ cùng bà con một đêm. Từ xã lên chỉ thấy dốc và dốc, ngoằn nghèo như một con trăn đang trườn trên sườn núi. Cung đường này gợi cho tôi nhớ tới nhiều bản làng ở vùng cao biên giới, toàn là đất, lồi lõm, mấp mô, có một số chỗ dân đổ tạm ít xi măng như cái gờ sống trâu ở giữa, rộng chỉ hơn gang tay, vừa đủ lọt bánh xe máy.
Tiếp tục đọc “Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’ (4 bài)”
mongabay – by Le Quynh on 19 December 2022
DAK DOA, Vietnam — At the end of the rainy season, the hillsides in Dak Doa district, in central Vietnam’s Gia Lai province, turn pink as the Cỏ Hồng grass blushes in the basaltic soil of a 50-year-old pine forest.
Tiếp tục đọc “In Vietnam, a forest grown from the ashes of war falls to a resort project”
Vụ án Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba:
(CATP) TAND TPHCM quyết định đưa vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “rửa tiền” xảy ra tại Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba ra xét xử sơ thẩm vào tháng 8-2022 (dự kiến diễn ra 60 ngày, từ 12-8 đến 12-10). Nguyễn Thái Luyện (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc) với vai trò chủ mưu cùng 19 bị cáo bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 2 bị cáo bị truy tố tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền” và một bị cáo bị truy tố về tội “rửa tiền”.
Nguyễn Thái Luyện
Hơn 4.000 người “sập bẫy”
Đây là vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền” do 23 bị can cùng thực hiện. Theo đó, tùy từng vị trí, vai trò mỗi bị can được phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó Nguyễn Thái Luyện với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba). Theo quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Alibaba, Luyện cũng là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc; đồng thời là người chỉ đạo xuyên suốt, toàn bộ hoạt động của Công ty Alibaba và 22 pháp nhân trực thuộc.
NĐT – 09:06 | Thứ hai, 11/03/2019 0
LTS. Những ngôi chùa ken cứng người cúng sao giải hạn, những pho tượng Bồ tát ngập ngụa trong tiền lẻ, những dự án chùa chiền mang tham vọng kỷ lục, những địa phương sinh hoạt người dân đảo lộn bởi khách hành hương tứ xứ dồn dập đổ về… những hình ảnh ấy của Tháng giêng Kỷ Hợi 2019 hoàn toàn xa lạ với giáo lý đạo Phật, trái ngược với bản chất của chính thể. Vậy mà Cũng trong chính tháng giêng này, vắng đi một học giả nghiên cứu tôn giáo uy tín, và lại thêm một dự án tâm linh quy tụ tài nguyên đất quốc gia…
“Điều đáng sợ không phải là có quá nhiều thần thánh, điều đáng sợ là con người không còn sợ cái gì siêu việt hơn mình và từ đó mà việc gì cũng dám làm, kể cả những việc phi nhân tính nhất” – kết cuộc trò chuyện với Người Đô Thị về thực trạng tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay, nhưng đồng thời TS. Hoàng Văn Chung (*), Trưởng phòng Nghiên cứu Lý luận và Chính sách tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cũng gợi ra cần một góc nhìn khác thấu đáo hơn, qua những phân tích, nhìn nhận dưới đây.
TS. Hoàng Văn Chung.
Tiếp tục đọc “Thu gom quá nhiều đất cho các dự án tâm linh là lãng phí nghiêm trọng”
T.H – 15/08/2022 13:01
(KTSG Online) – Thời gian qua, nhiều cán bộ cấp cao, trong đó có cả những cán bộ đang là Ủy viên Trung ương Đảng đã bị kỷ luật, bị cách các chức vụ trong Đảng, chính quyền, bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì dính líu sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Từ đầu năm 2022 đến nay, hàng loạt cựu quan chức địa phương bị đưa ra truy tố và xét xử với các tội danh liên quan đến sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.
Không phải lần đầu tiên những vụ án như trên bị phanh phui nhưng dường như bài học vẫn chưa đủ sức răn đe khi những “lỗ hổng” về cơ chế chính sách vẫn tồn tại. Điều đáng nói là sau nhưng vụ án này để lại hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, an ninh xã hội cũng như niềm tin của người dân.
Nhiều quan chức đã bất chấp pháp luật, liều lĩnh, câu kết, bắt tay nhau thành những liên minh bảo kê cho các doanh nghiệp sân sau thâu tóm đất công, biến đất công thành đất tư để trục lợi, gây thất thoát tài sản của Nhà nước lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng.
Một số vụ án điển hình
Tiếp tục đọc “Hàng loạt quan chức bị khởi tố liên quan vi phạm quản lý đất đai”
Nam Minh 27/07/2022 05:26 GMT+7
TTCT – Việc một số ngân hàng lớn đang tập trung tín dụng hay trái phiếu quá lớn chỉ vào một vài tập đoàn khổng lồ là một thực trạng đáng lo ngại với nền kinh tế.
Ảnh: Water Canada
So với thập niên trước đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trở nên lành mạnh hơn với tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát và hệ số an toàn rủi ro cải thiện đáng kể.
Nhưng một rủi ro khác đang lớn dần là xu thế tập trung tín dụng tại một số ngân hàng vào số ít tập đoàn tư nhân, thậm chí là các sân sau của ngân hàng mà phần lớn dính đến thị trường bất động sản.
Tiếp tục đọc “Hệ thống ngân hàng: Rủi ro tín dụng quá tập trung”
Cần thiết có quy định người tham gia đấu giá phải chứng minh năng lực tài chính, khả năng được cấp tín dụng từ ngân hàng tối thiểu bằng với giá khởi điểm của tài sản được đưa ra.
Trần Xuân Tinh (TTXVN/Vietnam+) 13/01/2022 16:59
Liên quan đến việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc khu đất trúng đấu giá tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 13/11, trao đổi với phóng viên TTXVN, nhiều luật sư cho rằng vụ việc tác động xấu, để lại những tiền lệ không tốt đến thị trường bất động sản nếu không có các giải pháp “bịt các lổ hổng” pháp lý liên quan.
Tiếp tục đọc “Bịt lỗ hổng trong đấu giá tài sản, tránh lũng đoạn thị trường”