ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Học tập suốt đời: nhịp tim của xã hội
Khái niệm học tập và giáo dục suốt đời do đó nổi lên như là một trong những chìa khóa của thế kỷ 21. Điều này vượt xa những phân biệt truyền thống giữa giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục. Học tập suốt đời đáp ứng những thách thức của một thế giới thay đổi nhanh chóng. Đây không phải là điều sâu sắc mới lạ, các báo cáo trước đây về giáo dục đã nhấn mạnh sự cần thiết để mọi người trở về với giáo dục và để đối phó với những tình huống mới phát sinh trong đời sống cá nhân và công việc của mình. Nhu cầu đó vẫn còn được nhận thấy và thậm chí đang trở nên mạnh hơn. Cách duy nhất làm thỏa mãn cho mỗi cá nhân là học cách học.
Nhưng có một yêu cầu xa hơn nữa: những thay đổi sâu rộng trong các hình thái truyền thống của cuộc sống đòi hỏi chúng ta một sự hiểu biết tốt hơn về người khác và về thế giới rộng lớn. Những sự thay đổi đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau, sự trao đổi hòa bình và thực vậy, sự hài hòa – những điều thiếu nhiều nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay.
Sau khi được nhận vào vị trí này, Ủy ban đã nhấn mạnh hơn vào một trong bốn trụ cột mà Ủy ban đề xuất và mô tả như là các nền tảng của giáo dục: học để sống với nhau – Learning to live together, bằng cách phát triển sự hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết lịch sử của nhau, truyền thống và các giá trị tinh thần của nhau. Việc tạo ra một tinh thần mới mà được hướng dẫn bởi sự công nhận về sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, và đưa ra một phân tích chung về những rủi ro và những thách thức của tương lai, là cơ sở để thuyết phục mọi người thực hiện các dự án chung hoặc để kiểm soát một cách thông minh và hòa bình các xung đột không thể tránh khỏi.
Một số người có thể cho rằng đó là Utopia – điều không tưởng, nhưng đây là một kế hoạch không tưởng cần thiết. Đây thực sự là một kế hoạch không tưởng đầy sức sống nếu chúng ta muốn thoát khỏi một chu kỳ nguy hiểm được duy trì bởi sự hoài nghi hoặc sự cam chịu.
Trong khi Ủy ban thực sự có một tầm nhìn về loại hình giáo dục mà sẽ tạo ra và là cơ sở cho tinh thần mới này, Ủy ban không bỏ qua ba trụ cột khác của giáo dục mà cung cấp, nền tảng cho việc học tập để sống chung.
Trụ cột đầu tiên trong 3 trụ cột còn lại là học để biết – Learning to know. Tính đến những thay đổi nhanh chóng mang lại bởi tiến bộ khoa học và các hình thức mới của hoạt động kinh tế xã hội, trọng tâm phải dựa trên việc kết hợp một nền giáo dục phổ thông đủ rộng với khả năng làm việc chuyên sâu trên một số môn học được lựa chọn. Có thể nói rằng, một bối cảnh chung như vậy cung cấp hộ chiếu cho giáo dục suốt đời, cho đến nay đó là điều mang đến cho mọi người – nhưng cũng đặt nền móng – cho học tập suốt đời.
Học để làm – Learning to do là một trụ cột khác. Ngoài việc học tập để làm một công việc, học tập nên, khái quát hơn, dẫn đến sự lĩnh hội được năng lực mà cho phép mọi người có thể đối phó với các tình huống khác nhau mà thường không lường trước được. Năng lực để làm việc theo nhóm, một tính năng mà các phương pháp giáo dục hiện tại không chú ý đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, năng lực và các kỹ năng như vậy dễ dàng thu được hơn nếu học sinh và sinh viên có cơ hội để thử và phát triển các khả năng của mình bằng cách tham gia vào các chương trình việc làm hoặc công tác xã hội trong khi họ vẫn đang được giáo dục. Từ đó tầm quan trọng của thực hành được gia tăng ở chỗ học để làm nên được gắn vào tất cả các phương pháp thay thế của học và làm.
Cuối cùng, là trụ cột thứ tư: Học để tồn tại – Learning to be. Đây là chủ đề của báo cáo Học để tồn tại: Thế giới giáo dục hôm nay và ngày mai của Edgar Faure, công bố bởi UNESCO năm 1972. Các khuyến nghị của báo cáo vẫn còn rất phù hợp, vì trong thế kỷ 21 mọi người sẽ cần phải thực hiện độc lập hơn và sự đánh giá được kết hợp với một ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm cá nhân cho việc đạt được các mục tiêu chung.
Báo cáo của chúng tôi nhấn mạnh tính cấp bách hơn nữa: không để tài năng nào ẩn dấu như kho báu bị chôn vùi, trong mỗi con người nhất định có tài năng chưa được khai thác. Những tài năng này, một số gọi là: trí nhớ, sức mạnh lý luận, trí tưởng tượng, khả năng thể chất, óc thẩm mỹ, năng khiếu giao tiếp và năng lực lãnh đạo tự nhiên, một số năng lực mà một lần nữa chứng minh sự cần thiết cho sự tự hiểu biết lớn hơn.
Ủy ban đã ám chỉ một ý tưởng không tưởng khác: một xã hội học tập được thành lập dựa trên sự thu nhận, đổi mới và sử dụng kiến thức. Đây là ba khía cạnh mà cần được nhấn mạnh trong quá trình giáo dục. Khi sự phát triển của “xã hội thông tin” đang làm tăng các cơ hội tiếp cận với dữ liệu và sự kiện, giáo dục nên cho phép mọi người thu thập thông tin và lựa chọn, sắp xếp, quản lý và sử dụng thông tin.
Trong khi giáo dục nên, do đó, liên tục thích ứng với những thay đổi trong xã hội, giáo dục không được thất bại trong chuyển đi kiến thức, nền tảng và lợi ích của kinh nghiệm nhân loại.
Đối mặt với một nhu cầu giáo dục ngày càng tăng và cùng lúc ngày càng tăng về chất lượng, làm thế nào các chính sách giáo dục có thể đạt được những mục tiêu kép về các tiêu chuẩn giáo dục cao và công bằng? Đây là những câu hỏi mà Ủy ban UNESCO giải quyết liên quan đến các khóa học về các phương pháp giáo dục và nội dung nghiên cứu, và các điều kiện tiên quyết cho sự giáo dục hiệu quả.
(còn tiếp)