ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21 – Những điểm nổi bật
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Mở rộng hợp tác quốc tế trong ngôi làng toàn cầu
Ủy ban lưu ý xu hướng ngày càng tăng trong hoạt động chính trị và kinh tế đó là việc chuyển hướng đến các hành động quốc tế như là cách để tìm giải pháp thỏa đáng cho vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu. Điều này chỉ xảy ra bởi vì xu hướng ngày càng tăng của sự phụ thuộc lẫn nhau mà vốn thường được nhấn mạnh nhiều lần. Ủy ban cũng lấy làm tiếc về kết quả không đầy đủ của hợp tác quốc tế và nhấn mạnh lại nhu cầu cải cách của các tổ chức quốc tế để việc thực hiện hợp tác có hiệu quả hơn.
Điều tương tự cũng được áp dụng, với những sửa đổi chi tiết cần thiết, cho các lĩnh vực xã hội và giáo dục. Điểm nhấn mạnh chủ yếu đặt vào tầm quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Xã hội, tổ chức tại Copenhagen tháng Ba 1995. Liên quan đến trọng tâm này, giáo dục chiếm một vị trí nổi bật trong các hướng dẫn được thông qua ở Hội nghị và điều này thúc đẩy Ủy Ban đề ra kiến nghị liên quan đến những điểm sau:
• Chính sách khuyến khích mạnh mẽ cho giáo dục trẻ em gái và phụ nữ, trực tiếp đi theo các khuyến nghị của Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ tư (Bắc Kinh, tháng Chín 1995);
• Phân bổ một tỷ lệ tối thiểu về viện trợ phát triển (1/4 trong tổng số) để tài trợ cho giáo dục: việc nghiêng về phía giáo dục cũng nên áp dụng đối với các tổ chức tài trợ quốc tế, đầu tiên và quan trọng nhất là sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, vốn đã đóng vai trò quan trọng;
• Phát triển ‘trao đổi nợ cho giáo dục’ để bù đắp những tác động tiêu cực của các điều chỉnh về chính sách và các chính sách để giảm ngân sách trong nước và giảm thâm hụt ngân sách từ bên ngoài khi chi tiêu cho giáo dục bằng ngân sách công cộng;
• Giới thiệu rộng rãi về công nghệ ‘xã hội thông tin’ mới ở tất cả các nước, để ngăn chặn khoảng cách đang ngày càng rộng ra giữa các nước giàu và các nước nghèo; và
• Khai thác tiềm năng nổi bật được đề nghị bởi các tổ chức phi chính phủ, và do đó bằng những sáng kiến cơ bản, trong đó có thể cung cấp một hỗ trợ có giá trị cho hợp tác quốc tế.
Vài gợi ý này nên được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ liên doanh hợp tác chứ không phải là viện trợ. Sau quá nhiều thất bại và lãng phí, kinh nghiệm đã cho thấy ưu tiên về quan hệ hợp tác và toàn cầu hóa là không thể tránh khỏi. Có một số ví dụ đáng khích lệ, như hợp tác và trao đổi thành công trong các tổ chức khu vực, Liên minh châu Âu là một ví dụ điển hình.
Một lý do khác đó là quan hệ liên doanh hợp tác này có thể dẫn đến “đôi bên cùng có lợi”. Các nước công nghiệp phát triển có thể hỗ trợ các nước đang phát triển bằng sự đưa vào các kinh nghiệm thành công của mình, công nghệ và các nguồn lực tài chính và vật chất. Các nước phát triển có thể học hỏi từ các nước đang phát triển những cách lưu truyền di sản văn hóa của họ, cách tiếp cận sự xã hội hóa trẻ em và cơ bản hơn, các nền văn hóa và các lối sống khác nhau.
Ủy ban bày tỏ hy vọng rằng các nước thành viên sẽ cho UNESCO các nguồn lực cần thiết để kích hoạt kiến nghị để thúc đẩy cả tinh thần hợp tác và sự hợp tác trong hành động, đi cùng với các ý kiến được đề nghị bởi Ủy ban trong Kỳ họp 28 của Hội nghị toàn thể. UNESCO có thể làm điều này bằng cách công bố sự đổi mới thành công và giúp đỡ để thiết lập mạng lưới trên cơ sở của những sáng kiến cơ bản của các tổ chức phi chính phủ, cho dù nhằm mục tiêu phát triển sự giáo dục theo một tiêu chuẩn cao (các giáo sư UNESCO) hoặc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nghiên cứu.
Chúng tôi cũng tin rằng việc phát triển công nghệ thông tin mới theo cách mà công nghệ phục vụ cho lợi ích về chất lượng giáo dục có một vai trò trung tâm.
Tuy nhiên, về cơ bản, UNESCO sẽ phục vụ cho mục đích hòa bình và cho sự hiểu biết lẫn nhau bằng cách nhấn mạnh giá trị của giáo dục như một biểu hiện của tinh thần hòa hợp. Điều này xuất phát từ ý muốn sống chung với nhau, như là các thành viên tích cực của ngôi làng toàn cầu của chúng ta, tư duy và tổ chức vì lợi ích của các thế hệ tương lai. UNESCO sẽ góp phần xây dựng một nền văn hóa hòa bình theo cách này.
Về tiêu đề cho bài báo cáo này, Ủy ban đã hướng tới một trong những truyện ngụ ngôn La Fontaine,
Ông lão thợ cày và những đứa con (Ploughman and his Children):
Hãy chắc chắn (lão thợ cày nói), không bán di sản
Tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
Một kho tàng ẩn giấu bên trong.
Be sure (the ploughman said), not to sell the inheritance
Our forebears left to us:
A treasure lies concealed therein.
Phỏng theo câu chuyện ngụ ngôn ở một mức độ nhất định với những lời của La Fontaine – người đã ca ngợi đức hạnh của lao động, chỉ là thay vào đó là giáo dục là điều mà mọi thứ nhân loại đã biết về chính mình – chúng ta có thể nói:
Nhưng ông lão đã khôn ngoan
Chỉ cho những đứa con thấy trước khi ông chết
Rằng Giáo dục chính là kho tàng
But the old man was wise
To show them before he died
That learning is the treasure.
Jacques Delors
Chủ tọa Ủy ban