Ngân hàng Thế giới: Khu vực tư nhân nên tham gia mạnh hơn vào ngành vận tải và kho vận – World Bank: Let Private Sector Help Vietnam’s Transport and Logistics

8 Tháng 1 Năm 2016

20150610081027-sieu-tau-jpg8_cpcr_SMAZ.jpg (660×306)

WB – Cần thu hút sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân nhằm duy trì tăng trưởng mạnh trong quá trình chuyển đổi kinh tế

HÀ NỘI, ngày 08/01/2016 – Nền kinh tế Việt Nam cần những chiến lược mới để duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh, và theo như một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới thì chính phủ nên cộng tác chặt hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải tư nhân để cải tiến dịch vụ kho vận.

Báo cáo Huy động tư nhân tham gia vào các giải pháp hoạch định, xây dựng chính sách giao thông vận tải, hậu cần của Việt Nam: Một số lựa chọn cho Việt Nam cho rằng nếu các cơ quan chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và hoạch định chính sách thu hút sự tham gia của các bên trong ngành vận tải hàng hoá một cách có hệ thống sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các bên liên quan trong khu vực kinh tế tư nhân – đối tượng sử dụng cuối cùng hạ tầng giao thông vận tải và đồng thời là đối tượng hưởng lợi chính của các chính sách công hướng tới thuận lợi hoá thương mại và giảm chi phí kho vận – sẽ cung cấp thông tin phản hồi tốt về quan hệ cung cầu, và qua đó giúp cải thiện công tác hoạch định chính sách công trong ngành vận tải và kho vận, báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, mức độ sử dụng các doanh nghiệp tư nhân nhằm hiểu rõ hơn thị trường trong quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch hoá dịch vụ vận tải và kho vận còn hạn chế.

“Nếu các cơ quan trung ương và địa phương như Bộ Giao thông Vận tải và các Sở Giao thông Vận tải hợp tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nội địa và chuỗi xuất-nhập khẩu một cách cụ thể hơn, minh bạch hơn và dễ lường hơn thì Việt nam sẽ xây dựng được một hệ thống kho vận tốt hơn trong quá trình chuyển tiếp sang một giai đoạn tăng cường năng lực cạnh tranh kho vận mới của một nước thu nhập trung bình,” ông Luis C. Blancas, Chuyên gia cao cấp về Giao thông của Ngân hàng Thế giới đồng thời là tác giả báo cáo nói.

Malaysia, Thái lan, Mỹ và Anh — những nước hàng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số thành tích kho vận của Ngân hàng Thế giới — có rất nhiều kinh nghiệm về thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình lập kế hoạch và chính sách của các cơ quan nhà nước nhằm hỗ trợ tăng cường dịch vụ kho vận. Đó là những bài học kinh nghiệm quí báu về những cách làm hay và những sai lầm cần tránh mà Việt nam có thể học hỏi.

Trước đây, các doanh nghiệp vận tải tư nhân Việt Nam đã từng cộng tác với các cơ quan chính phủ nhằm thuận lợi hoá thương mại nhưng chưa bao giờ hợp tác trong các vấn đề lâu dài như lập kế hoạch phát triển hạ tầng, hoạch định chính sách ngành như cải thiện cung cấp dịch vụ, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và cắt giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm tác động biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng tăng cường hợp tác công-tư sẽ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh kho vận trong các lĩnh vực nêu trên và đề xuất xây dựng một cơ chế pháp lí về cộng tác công-tư và công-công và cung cấp đủ nguồn lực để các cơ chế đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, cần thực hiện một số bước quan trọng khác như quản lí kì vọng của các doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng đều có đại diện tham gia, và tuân thủ các thông lệ về họp hành như đi họp đúng giờ, nhanh chóng ra biên bản cuộc họp và trong đó phải ghi rõ phân công trách nhiệm và xác định các bước cần làm tiếp theo.

Ngoài ra, báo cáo cũng kêu gọi lôi kéo sự tham gia của khu vực tư nhân trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch và chính sách thay vì chỉ trong một vài công đoạn nào đó và đây sẽ là biện pháp giúp duy trì sự tham gia lâu dài.

Báo cáo được soạn dựa trên một cuộc khảo sát các doanh nghiệp vận tải tư nhân tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy cần lôi kéo khu vực tư nhân tham gia hơn nữa và quá trình kế hoạch hoá và hoạch định chính sách kho vận nhưng hiện nay đòi hỏi này vẫn chưa được thoả mãn. Những người được phỏng vấn rất mong muốn tạo ra một cơ chế đối thoại và hợp tác theo thông lệ quốc tế.

***

World Bank: Let Private Sector Help Vietnam’s Transport and Logistics

January 8, 2016

More Engagement Urged to Maintain Strong Growth in Shifting Economy

WB – HANOI, January, 2016 – Vietnam’s evolving economy needs new strategies to maintain strong growth, and a World Bank report calls for the government to work with private sector importers, exporters and transport companies to improve freight logistics.

Titled Engaging the Private Sector in Transport and Logistics Planning and Policy Making: Options for Vietnam, the report says systematic engagement with freight stakeholders by government agencies responsible for planning and policy making can boost trade competitiveness.

International experience has shown that private sector stakeholders — the end-users of transport infrastructure and key intended beneficiaries of public policies aimed at facilitating trade and reducing logistics costs — are well-positioned to inform public sector decisionmaking on matching supply and demand in transport and logistics, according to the report.

In Vietnam, however, private sector stakeholders remain relatively untapped as a source of insight into transport and logistics policy making and planning, the report says.

“By more explicitly, transparently, and predictably engaging with private sector stakeholders all across the import-export and domestic supply chain, national agencies like the Ministry of Transport and subnational ones like Provincial Departments of Transport can better equip Vietnam with the logistics system it needs as it enters its next phase of logistics competitiveness as a middle-income country,” said Luis C. Blancas, a World Bank Senior Transport Specialist and author of the report.

Malaysia, Thailand, the United States and the United Kingdom — among the world’s top-performing countries in transport and logistics according to the World Bank’s Logistics Performance Index benchmark — have considerable experience in engaging private sector stakeholders in planning and policy making to help public sector agencies support strong logistics outcomes. Such experience elsewhere provides lessons learned and pitfalls to avoid for Vietnam.

In the past, private sector freight stakeholders in Vietnam have worked with government agencies on efforts to facilitate trade, rather than longer-term aspects like infrastructure planning and crafting policies to promote desirable sector-wide outcomes such as better service delivery, healthier market competition and cutting greenhouse gas emissions that cause climate change.

The World Bank report contends increased public-private engagement can greatly enhance logistics competitiveness in those areas going forward. It suggests establishing legally backed platforms for public-private and public-public collaboration, and furnishing such partnerships with sufficient resources to carry out their mandate. Other important steps include managing private sector expectations, ensuring comprehensive representation of stakeholders across the supply chain, and observing common-sense “business meeting” norms regarding timeliness and the prompt issuance of minutes with clearly assigned responsibilities and well-defined next steps.

In addition, the report calls for pursuing private sector engagement opportunities throughout the planning and policy making cycle — as opposed to only within selected portions of it — as a contributing factor to ensuring sustained engagement.

A survey of Vietnam-based private sector freight stakeholders conducted for the report confirmed an unmet need for greater engagement between the government and private sector on planning and policy making in logistics. Respondents strongly supported platforms for dialogue and collaboration consistent with the approaches suggested by the international experience.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s