Kinh tế Sài Gòn Online – Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược và mâu thuẫn địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, tăng cường an ninh kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước và doanh nghiệp…
Đội thương thuyền của Việt Nam chỉ chiếm thị phần 7%, còn phần lớn phụ thuộc vào các công ty hàng hải nước ngoài. Ảnh: H.P
TTCT – Sau hơn 40 năm đổi mới và bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất chế tạo hàng hóa xuất khẩu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, từng là đầu tàu đưa cả nước tiến lên về mặt kinh tế, đang đứng trước nhiều thách thức.
Một góc Khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Ảnh: TIẾN THẮNG
Lịch sử phát triển các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ sau ngày thống nhất đất nước ghi danh Khu chế xuất Tân Thuận là cái tên đầu tiên vào năm 1991.
Nhưng cái tên đáng nhớ nhất thời điểm đấy – như sự khai sinh một ngành công nghiệp chế tạo lắp ráp đúng nghĩa, phải là VMEP với thương hiệu xe máy duy nhất lắp ráp hoàn chỉnh ở Việt Nam vào năm 1992: SYM với các dòng xe Angel, Magic và Bonus.
Người Đô Thị đã trao đổi với PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TP.HCM – về câu chuyện quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, đặc biệt là câu hỏi: địa phương nào thật sự có nhu cầu về sân bay?
PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống nói: “Cần phải có bảng tính toán về nhu cầu, tiềm năng hành khách của từng sân bay. Từ kết quả tính toán trị số nhu cầu bằng phương pháp của tôi, tôi thấy cần đưa vào quy hoạch các sân bay theo thứ tự ưu tiên lần lượt là Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Phan Thiết, Bình Phước, Lạng Sơn, Yên Bái, Đắk Nông. Song song đó, nên đưa sân bay Quảng Trị ra khỏi quy hoạch”.
Phương pháp xây dựng quy hoạch thiếu khoa học, xa rời thực tế
Bản quy hoạch đã được điều chỉnh, cập nhật nhiều lần, ông nhận xét thế nào về cơ sở khoa học, điều kiện thực tế từng vùng và địa phương để làm căn cứ xây dựng đề án?
PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay toàn quốc của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đặt nền tảng trên một phương pháp tiếp cận sai lầm là xem xét từng tỉnh, thành riêng lẻ với giả định mỗi địa phương có một sân bay đáp ứng sản lượng phát sinh của địa phương đó, cộng với sản lượng thu hút từ các địa phương chung quanh.
Những dự án đường cao tốc mới nổi lên sau đại dịch đang đe dọa sự sống còn các khu rừng của Việt Nam.
Chuyên gia thực vật Võ Quang Trung chỉ tay về dấu tích còn sót lại của cầu Mã Đà được xây trong chiến tranh. Cây cầu nằm giữa địa phận tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Ảnh: Thành Nguyễn.
Võ Quang Trung, 34 tuổi, chuyên gia thực vật của Khu Bảo tồn Văn hóa – Thiên nhiên Đồng Nai, say sưa kể về sự thông minh và tinh nghịch của những chú voi con ở rừng Mã Đà, thuộc khu bảo tồn.
“Ở đây có khoảng 20 con voi hoang dã, là khu vực duy nhất trong cả nước có voi Việt Nam thuần chủng, vì khu rừng không có biên giới với bất kỳ quốc gia nào”, Trung nói.
Vào tháng ba, chính quyền tỉnh Bình Phước, nơi có một phần Mã Đà, đã kiến nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho phép xây dựng một tuyến đường cao tốc xuyên qua lõi rừng. Nếu dự án được thông qua, đồng nghĩa 44 ha rừng trong khu bảo tồn sẽ bị đốn hạ.
Mã Đà là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Bởi vậy, việc xây dựng đường cao tốc này được cho là bất hợp pháp. Nhưng vẫn có khả năng dự án này sẽ thành hiện thực, đẩy số phận của quần thể voi quý hiếm cũng như của Mã Đà phải đối mặt với một tương lai chấp chới. “Không có sự can thiệp của UNESCO, Việt Nam vẫn có đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, nhưng việc thực thi pháp luật thường không hiệu quả lắm”. Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển của UNESCO cho biết. “Nó [dự án] thậm chí còn không nên có trong suy nghĩ, chứ đừng nói đến việc đưa ra xem xét” ông nói thêm.
Thành phố Hồ Chí Minh trên đà phát triển, ảnh chụp bởi Tuấn Nguyễn, đăng trên Unsplash
Đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây. 53% tổng vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) nhận được trong giai đoạn 2010-2017 được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng.1 Việt Nam đã chú trọng đầu tư phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là hệ thống đường bộ, sân bay và cảng biển. Đầu tư từ khu vực công và tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc (6,8% GDP). Việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng một mặt đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư; mặt khác, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam cũng là động lực mạnh mẽ để phát triển giao thông và tiện ích. Ước tính với 50% dân số hiện đang sinh sống ở các thành phố lớn, sự gia tăng dân số đã vượt quá khả năng cung ứng của các hệ thống kết nối và tiện ích hiện có.
TTO – Sau khi tỉnh Bình Phước có ý kiến làm cầu Mã Đà nối vào tuyến quốc lộ 13C đã quy hoạch, tỉnh Đồng Nai đã họp bàn và yêu cầu có giải pháp để bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai vì đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai nhìn từ trên cao – Ảnh: NGỌC KHẢI
Thời tôi còn công tác, tỉnh Bình Phước muốn làm cầu Mã Đà qua Đồng Nai. Hai tỉnh họp bàn, lo ngại kết nối tuyến đường với 2 tỉnh sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng ở khu bảo tồn nên dừng lại không làm. Tỉnh Bình Phước cũng đình chỉ bến đò tự phát ngang sông Mã Đà. Nay lại có kiến nghị muốn làm cầu Mã Đà để kết nối với tuyến quốc lộ 13C đi xuyên qua khu bảo tồn. Làm đường có nhiều vị trí và phương án khác không đụng đến rừng sao không lựa chọn, lại muốn làm đường xuyên rừng thì liệu có động cơ khác không? Đồng Nai đã đổ bao mồ hôi, nước mắt để bảo vệ rừng mấy chục năm nay, không thể chỉ vì tuyến đường được rút ngắn hơn mà để rừng tự nhiên biến mất vĩnh viễn. Dứt khoát không đụng đến rừng và không nên làm đường qua khu bảo tồn. Nếu cho làm tức là chấp nhận phá bỏ khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bởi đường đi vào rừng sẽ chia cắt đa dạng sinh học, làm thú nhát, không sinh sản được, mất dần, tuyệt chủng và chúng ta sẽ trả giá rất đắt.. Ông Trần Văn Mùi, nguyên giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai
Thái Lan đã lên kế hoạch để tận dụng tuyến đường sắt Lào – Trung mới được khánh thành.
Thái Lan hưởng lợi từ đường sắt Lào – Trung
Theo China Daily, các chuyên gia cho biết Thái Lan sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại quốc tế và kích thích nền kinh tế trong nước bằng cách tăng tốc kết nối với tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào.
(KTSG Online) – GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ – cho rằng việc giao chỉ tiêu GDP từ chính quyền cấp trên xuống cấp dưới với đơn vị là tấn lúa khiến nhiều nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải trồng lúa mà không được làm những việc khác, từ đó dần mắc trong “vòng kim cô” mang tên cây lúa.
Quan điểm này được GS Võ Tòng Xuân nêu tại tọa đàm “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch” sáng 16-12.
Nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh
TPHCM – Hệ thống xe đạp công cộng vừa được vận hành thử nghiệm tại trạm trên vỉa hè đường Lê Lợi (quận 1). Nhiều trạm đậu xe đạp khác đang được gấp rút thi công sơn kẻ ô đỗ, lắp đặt biển báo… để khai trương mô hình này từ ngày 10.12.
Hàng chục chiếc xe đạp vừa được nhà đầu tư đưa đến trạm trên đường Lê Lợi (quận 1) để vận hành thử nghiệm. Có tổng cộng 43 vị trí đặt xe đạp trên vỉa hè các tuyến đường ở quận 1, gần nhà chờ xe buýt, công viên, điểm du lịch… Mỗi trạm xe đạp có diện tích 10-15m2, cho 10-20 xe đậu theo từng ô, phía trước lắp đặt bảng thông tin hướng dẫn. Hồi cuối tháng 10, chủ đầu từ đã nhập 500 xe đạp về nước, trong đó 400 xe đưa ra chạy và 100 xe dự phòng.
Như một lời khẳng định “Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam và là một bộ phận nguồn lực của dân tộc Việt”, từ nhiều năm qua, “Nhóm VK” tại TP Hồ Chí Minh, những kiều bào yêu nước đã và đang nỗ lực thực hiện chương trình thiện nguyện xóa cầu khỉ, cầu tre, cầu ván, cầu tạm khắp các vùng miền trong cả nước, góp phần tạo thêm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao chất lượng sống cho người dân địa phương.
Cầu hữu nghị VK 267 ở Châu Thành, Hậu Giang trong ngày khánh thành.
(KTSG) – Logistics được kỳ vọng sẽ là ngành kinh tế không những có đóng góp rất lớn vào tỷ trọng GDP mà còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn đứt gãy chuỗi cung ứng, giúp các ngành kinh tế khác phục hồi và phát triển sau đại dịch. Tuy nhiên, qua đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 có thể thấy rằng ngành logistics Việt Nam vẫn còn èo uột, cần rất nhiều chính sách vĩ mô để logistics trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế.
Chính phủ nên ưu tiên cải thiện cơ sở hạ tầng ngành đường sắt một trong những phương thức vận tải lạc hậu nhất của logistics để chia lửa, giảm tải cho hệ thống đường bộ. Ảnh: N.K
ND – Một năm rưỡi qua, trong khi các tuyến vận tải hàng không, đường bộ bị tê liệt vì Covid-19 thì vận tải biển ở Việt Nam lại khởi sắc, giúp vận chuyển tới hơn 90% lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, đưa nền kinh tế nước ta trở thành một trong số ít quốc gia tăng trưởng dương. Đóng cửa cảng biển để dịch không xâm nhập thì quá dễ, nhưng mở cửa cảng để đón những con tàu nhằm thông thương hàng hóa, kết nối giữa Việt Nam với toàn cầu trong đại dịch lại là chuyện không hề đơn giản… Và sáu tháng qua, hơn 27 nghìn lượt tàu xuất, nhập cảnh đã an toàn cập cảng làm hàng ở 40 cảng biển Việt Nam.
(Chinhphu.vn) – Chuyến tàu chuyên container đầu tiên từ Việt Nam sang Bỉ xuất phát từ Ga Yên Viên kết nối với TP. Liege (Bỉ) sau đó chuyển đường bộ đi đến điểm đích là TP. Rotterdam (Hà Lan) chính thức lăn bánh sáng nay (20/7).
Chuyến tàu chuyên container đầu tiên từ Việt Nam sang Bỉ xuất phát từ Ga Yên Viên sáng nay 20/7. Ảnh: VGP/PT
Theo thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đoàn tàu container chở hàng gồm 23 container 40 feet vận chuyển các loại hàng hóa như: Dệt may, da giày, điện tử. Tàu chạy hành trình xuất phát từ Ga liên vận quốc tế Yên Viên, vận chuyển đến Trịnh Châu (Trung Quốc) sau đó được kết nối vào đoàn tàu Á – Âu để đến điểm đích.
Cầu Tân Tây là cây cầu đầu tiên thuộc dự án LRAMP được khởi công trên địa bàn cả nước.
Nằm trong Chương trình xây dựng cầu dân sinh bảo đảm an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) được gọi là những công trình dành cho người nghèo.
Hợp phần cầu dân sinh là một trong ba hợp phần chính thuộc dự án LRAMP do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Hiện dự án đang triển khai nhanh một năm so kế hoạch, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân những vùng khó khăn dễ dàng tiếp cận với văn hóa, y tế, giáo dục…