TS. Võ Trí Thành: Hội nhập tránh “vết xe đổ” WTO

BizLIVE – “Bài học sau 8 năm gia nhập WTO của Việt Nam cho thấy, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu ứng xử chính sách vĩ mô thích hợp và những cải cách bên trong cần thiết”, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn nhận.

Cơ hội thành thách thức

Trong bài tham luận thách thức đối với cả cách và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng được trình bày tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Bình diễn ra vào cuối tuần qua, ông Thành cho biết, nội dung cốt lõi các FTAs Việt Nam đã ký kết, thực thi về tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư.

Song ông Thành nhấn mạnh, nếu chỉ hiểu như vậy là không đầy đủ và cho biết, đó còn là những cam kết hợp tác như với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các nước ASEAN + FTAs hay những đòi hỏi gắn bó sâu sắc mở cửa đối với cải cách trong nước như trường hợp TPP.

Ông Thành dẫn chứng việc tham gia TPP theo kịch bản xuất khẩu và GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tương ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP.

Nguyên nhân được chỉ ra do TPP bao gồm nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia… vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhiều mặt hàng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý.

Cuối cùng, việc thực thi cam kết cùng cải cách sẽ tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh, qua đó không chỉ hấp dẫn đầu tư, mà còn tạo nền tảng phân bổ các nguồn đầu tư hiệu quả, dù đó là vốn trong nước hay vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, TS. Thành cũng đặc biệt lưu ý, bài học sau 8 năm gia nhập WTO của Việt Nam cho thấy, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu ứng xử chính sách vĩ mô thích hợp và thiếu những cải cách bên trong cần thiết.

Cụ thể, theo ông Thành, Việt Nam mở cửa mạnh hơn do đó, cạnh tranh gay gắt hơn với những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.

Phó viện trưởng CIEM cũng cho biết, đối với doanh nghiệp, ngành hàng được xem là có lợi khi hội nhập cũng có thể vấp phải không ít rào cản như dệt may phải đảm bảo nguyên tắc xuất xứ để áp thuế suất 0% theo TPP, thuỷ sản vốn thuế suất không còn là rào cản chính nhưng các biện pháp kiểm dịch SPS có thể trở nên ngặt nghèo hơn.

6 bài học cho doanh nghiệp

Ngoài ra, ông Thành cũng cho biết, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những đặc trưng khác của nền kinh tế nhưng cuộc cách mạng công nghệ thông tin, sự bùng phát của khu vực tài chính…Do đó, theo ông Thành Chính phủ và doanh nghiệp cần có những biện pháp để “đối phó”.

Trong đó, đối với Chính phủ, ông Thành cho rằng cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, giảm thiếu phí tổn điều chỉnh, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tăng cường trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội.

Về phía doanh nghiệp, TS. Thành cho rằng, doanh nghiệp cần xem kinh doanh là “nghiệp”, gắn sứ mệnh đó với học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới, tìm kiếm cơ hội kinh daonh dựa trên lợi thế so sánh và cam kết hội nhập.

Thứ 2 là học kết nối chấp nhận cạnh tranh, chuyển dần cạnh tranh “bằng giá” sang cạnh tranh “phi giá”.

Thứ 3 là học cách huy động vốn với cách thức đa dạng hơn không chỉ vay tín dụng, phát hành trái phiếu và cổ phiếu mà còn là sự giao thoa giữa những phương thức trên.

Thứ 4, học quản trị sự bất định thông qua việc hiểu và sử dụng hiệu quả các công cụ phòng chống rủi ro, “biến cái bất định thành cái xác định” như công cụ phái sinh, bảo hiểm.

Thứ 5, học đồng hành cùng Chính phủ, hiểu thông tin cam kết hội nhập, nắm bắt chính sách và cuối cùng là học “đối thoại pháp lý”.

Cuối cùng, ông Thành kết luận, hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức song rủi ro lớn nhất của không hội nhập là không có sự phát triển và hội nhập mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải đủ cho phát triển.

Nguồn: Biz Live

Các bài khác

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s