LÊ ĐĂNG DOANH 12/11/2021 18:00 GMT+7
TTCT – Việt Nam đã bắt đầu thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ năm 1990, năm 1992 chính thức được thực hiện, năm 2010 có kế hoạch cổ phần hóa dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Cho đến nay đã trải qua 31 năm nhưng quá trình cổ phần hóa vẫn chưa kết thúc và chưa hề có luật về cổ phần hóa. Nhiều đại biểu Quốc hội khóa XV trong đợt 1 kỳ họp thứ hai vừa kết thúc ngày 30-10-2021 cũng đã nhấn mạnh yêu cầu cổ phần hóa DNNN trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế đến năm 2025.
Quá trình cổ phần hóa phức tạp liên quan đến đất đai, sở hữu trí tuệ, biến động thị trường…, nhưng đến nay chỉ được điều chỉnh bằng các nghị định của Chính phủ.
Vai trò giám sát của Quốc hội và các cơ quan dân cử chưa được chế định và chưa phát huy đầy đủ, các tổ chức xã hội chưa được tham gia đóng góp ý kiến hay hỗ trợ, giám sát.
Lỗ hổng pháp luật này đã dẫn đến những vụ như cổ phần hóa khách sạn Phú Gia bên cạnh hồ Hoàn Kiếm hay Bánh tôm hồ Tây với giá rất thấp mà cho đến nay vẫn không biết cổ đông là ai, hay chuyển nhượng tài sản của Sabeco ở TP.HCM và AVG ở Bộ Thông tin và truyền thông gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, khiến nhiều cán bộ cao cấp phải vào tù – những thiệt hại quá lớn cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc.

Một nghịch lý là trong khi quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường sau đổi mới, các biện pháp gian nan như bỏ trợ cấp giá, điều chỉnh tỉ giá, chấp nhận kinh tế tư nhân… đều được thực hiện quyết đoán, không có tư vấn quốc tế, thì quá trình cải cách, tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN lại diễn ra chậm, rất khó khăn, dù phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam vay vốn hay hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.
Tiếp tục đọc “Mỗi ngày phải hoàn thành cổ phần hóa 7 doanh nghiệp nhà nước”